Bà bầu bị rạn da bụng và ngứa do đâu?

Một trong những vấn đề mà các mẹ bầu hay gặp phải chính là tình trạng rạn da. Vùng rạn da chủ yếu là ở bụng, mông và đùi. Mức độ rạn da có thể ít hoặc nhiều tùy theo từng trường hợp. Rạn da lành tính, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho chị em phải khó chịu bởi sự mất thẩm mỹ.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị rạn da bụng và ngứa. Phần chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các vùng da mỏng và yếu như vừa nêu trên. Rạn da thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ và có thể trầm trọng hơn vào các tháng gần sinh hoặc sau khi chị em hoàn thành việc sinh nở.

Nguyên nhân rạn da bụng bị ngứa ở các mẹ bầu gồm:

  • Cơ thể phát triển nhanh khiến cho các phần trên cơ thể như ngực, bụng tăng nhanh về kích thước khiến da căng bóng, các sợi Collagen và Elastin bị kéo quá mức nên đứt gãy và rạn da hình thành.
  • Ăn uống không hợp lý với việc bồi bổ tích cực khiến cho mẹ bầu bị tăng cân không kiểm soát. Khi cân năng tăng đến 12kg thì tình trạng rạn da ngứa ở bụng, đùi, mông, bắp chân, ngực, thắt lưng… sẽ dễ dàng xảy ra.
  • Một số nữ  giới bị rạn da do ảnh hưởng của thuốc hay Corticoid mà họ đã sử dụng trong thời gian dài trước khi mang thai…
Rạn da có ngứa không, bí kíp kiểm soát rạn da ngứa bụng

Rạn da khi mang thai có thể kiểm soát bằng việc sử dụng sản phẩm bôi ngoài da

Dấu hiệu rạn da ngứa khi mang thai?

Không khó để chúng ta có thể nhận biết mình hay một ai đó bị rạn da. Bạn chỉ cần quan sát các vùng da mỏng dễ bị rạn sẽ thấy những vết sọc dài, nhỏ xuất hiện. Số lượng vết nứt da càng nhiều, kích thước càng lớn thì mức độ rạn da sẽ càng nghiêm trọng. Ngược lại có một số chị em không gặp phải tình trạng rạn da ngứa khi mang thai một phần do cơ địa và một phần do họ tăng cân ít trong thai kỳ.

Các vết rạn da ở bụng thường rõ nét nhất. Rạn da bụng có nhiều màu sắc khác nhau. Đó có thể là màu đồng nhất với màu da. Cũng có thể là màu đậm hơn màu ra và cũng có thể là màu đỏ tím… Theo thời gian, các vết rạn da này sẽ dần dần mờ đi và chuyển sang màu đục, vẫn dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Ngoài ra, người bị rạn da còn có thể có dấu hiệu rạn da bụng bị ngứa tạo cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, câu hỏi rạn da có ngứa không cũng cần được xem xét kỹ lưỡng bởi không phải ai cũng gặp phải tình trạng này. Và nếu có thì mức độ ngứa ngáy cũng sẽ khác nhau. Có người bị ngứa thoáng qua và cũng có người bị ngứa nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Rạn da bụng bị ngứa có tự khỏi không? Điều trị thế nào?

Tình trạng rạn da là biểu hiện da liễu lành tính. Nó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, không làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, các vết rạn chằng chịt trong thai kỳ và sau sinh lại luôn là nỗi khiếp sợ với chị em phụ nữ. Lý do là rạn da khiến cho họ trở nên xấu xí và mất đi sự tự tin vào chính mình.

Câu hỏi đặt ra là rạn da bụng bị ngứa có tự khỏi được hay không? Các bác sĩ cho biết, các vết rạn da khó có thể biến mất mà chỉ có thể mờ đi đôi chút do thời gian. Vết rạn da lâu năm sẽ không thể loại bỏ bằng việc sử dụng sản phẩm bôi thông thường. Ngay cả khi bạn lựa chọn các phương pháp điều trị hiện đại thì hiệu quả cũng không thể đạt 100%, phụ thuộc vào từng tình trạng rạn mà bạn gặp phải.

Do đó, thay vì tự mình điều trị chứng rạn da bị ngứa bụng bạn có thể lựa chọn sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa để có thể loại bỏ rạn da một cách dễ dàng nhất. Chú ý việc điều trị rạn da ngứa khi mang thai cần được tiến hành cần thận để không ảnh hưởng đến thai kỳ.

Một vài phương pháp giúp bà bầu bị rạn da bụng và ngứa điều trị gồm:

Không để cơ thể tăng cân quá mức

Trong 9 tháng mang thai bạn nên tự kiểm soát cân nặng của mình. Không nên để tăng cân quá mức bởi điều này sẽ gây ra tình trạng rạn da, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm. Cần cân đối lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tránh ăn uống “thả phanh”. Nên đảm bảo tăng cân trong khoảng từ 10-12kg sẽ giúp bạn tránh được tình trạng rạn da bụng bị ngứa.

Sử dụng các sản phẩm chống rạn da từ sớm

Ngay từ tháng thứ 4 của thai kỳ bạn có thể đến gặp bác sĩ để được chỉ định sản phẩm chống rạn da phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý về các thành phần của sản phẩm điều trị rạn da mà mình được kê. Thuốc Retinoid có thể giúp bổ sung Collagen, kích thích da tái tạo tế bào mới để lấp đầy phần bị kéo giãn, nứt nẻ, hồi phục nhanh chóng vùng da bị rạn nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi bạn nhé.

Lựa chọn dành cho bà bầu bị rạn da bụng và ngứa chính là các dòng dược mỹ phẩm dành riêng cho mẹ bầu. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thường xuyên dầu dừa để thoa lên trên vùng da có nguy cơ rạn da. Nếu làm thường xuyên thì nguy cơ rạn da bụng bị ngứa sẽ bị giảm đi đáng kể đấy nhé.

Rạn da có ngứa không, bí kíp kiểm soát rạn da ngứa bụng

Hình ảnh vết rạn da sau khi sinh nở

Các phương pháp điều trị rạn da sau sinh

Rạn da ngứa khi mang thai thường chỉ có thể kiểm soát mà không thể điều trị với những lý do an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, ngay sau khi bạn sinh nở bạn có thể đến gặp bác sĩ để bắt đầu việc điều trị tình trạng rạn da bụng bị ngứa mà mình gặp phải. Khi này, các bác sĩ có thể cân nhắc điều trị theo các hướng sau:

  • Sử dụng thuốc bôi chứa thành phần Retinol để thoa chỉ bên ngoài da.
  • Sử dụng phương pháp thay da sinh học mục đích loại bỏ phần da bị rạn nứt.
  • Sử dụng liệu trình laser rạn da kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu.
  • Phương pháp mesotherapy kích thích tái tạo da và xóa mờ vết rạn.