Lăn kim là gì?

Lăn kim là phương pháp sử dụng các thiết bị chuyên dụng có mũi kim nhỏ và rất bén, có nhiều kích cỡ (0.3mm- 3mm) tùy theo tình trạng da. Khi lăn, các mũi kim sẽ đâm vào da gây ra những tổn thương rất nhỏ.

Lăn kim là gì?

Những tổn thương này có tác dụng thúc đẩy hoạt động của mô và tết bào, nhằm kích thích sản sinh collagen và elastin, kích thích quá trình tự làm lành vết thương của da. Quá trình này thường kéo dài khoảng 8 tuần.

Tác dụng của lăn kim đối với làn da

— Phương pháp lăn kim kết hợp với các sản phẩm có khả năng tái tạo, phục hồi, đẩy lùi các vết nhăn, vết thâm, sẹo rỗ, lỗ chân lông to và trẻ hóa làn da.

— Lăn kim trị mụn: Llăn kim là hình thức kích thích nhân mụn dưới da trồi lên trên, các mụn ẩn, mụn cám, mụn đầu đen, mụn bọc,…nhân mụn được làm sạch, tránh tái phát. Đối với những loại mụn như mụn mủ, mụn viên thì cần được xử lý trước khi tiến hành lăn kim điều trị mụn.

Lăn kim trị sẹo

— Lăn kim trị nám, tàn nhang: Nguyên nhân dẫn đến nám, tàn nhang thường xuất phát từ bên trong lớp trung bì của làn da. Hình thức lăn kim tác động sâu vào tận gốc nám, tàn nhang để phá vỡ các hắc sắc tố melanin và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp kích thích cơ chế tăng sinh collagen, tái tạo vùng da điều trị đều màu, loại bỏ nám, tàn nhang.

— Lăn kim trị sẹo rỗ: Phương pháp lăn kim có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị sẹo rỗ, đồng thời bạn không cần tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Sẹo hình thành là do sự thiếu hụt collagen và elastin vì thế cơ chế tăng sinh collagen, elastin từ phương pháp này sẽ nhanh chóng tái tạo tế bào mới, làm đầy sẹo, cho làn da mịn màng,

— Lăn kim trị thâm, lão hóa : Lớp collagen và elastin mới được hình thành sau lăn kim sẽ giúp da khỏe hơn, tăng độ đàn hồi, se khít lỗ chân lông, tăng cường độ ẩm cho da, lắp đầy các vùng da nhăn nheo.

Có phải làn da nào cũng có thể lăn kim?

Những da nên lăn kim

  • Nếu da bạn bị sẹo rỗ, sẹo lõm lâu năm, cần thiết phải lăn kim càng sớm càng tốt để dễ điều trị triệt để.
  • Những làn có sẹo rỗ mức độ nhẹ nếu bạn muốn cũng có thể lăn kim.
  • Mụn đầu đen, da thâm nám hay lão hóa xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi , vết chân chim cũng nên thực hiện lăn kim.

Có phải ai cũng có thể lăn kim?

Những loại da cần tuyệt đối cẩn thận nếu lăn kim

  • Da bị sẹo lồi hay có những nốt ruồi nổi, mụn cóc,…
  • Người bị tiểu đường.
  • Eczema, mụn đang sung hay các tình trạng da mãn tính khác.
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hay cho con bú.

Những trường hợp không nên lăn kim

  • Người mắc các bệnh về máu không đông, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
  • Mắc các bệnh về tim mạch, các bệnh mạch máu collagen.
  • Xơ cứng bì.
  • Những trường hợp  suy giảm hệ miễn dịch.
  • Nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, các loại nấm.
  • Da bị sẹo dưới 6 tháng.

Những rủi ro có thể mắc phải khi lăn kim

Rủi ro có thể mắc phải khi lăn kim

Phương pháp làm đẹp từ lăn kim có tác động trực tiếp  đến da nên cần phải được tư vẫn từ người có chuyên môn. Lăn kim còn có nguy cơ nhiễm trùng lớn khi da bị tổn thường nghiêm trọng. Không phải cơ sở làm đẹp nào cũng đảm bảo về vấn đề vệ sinh, đầy đủ dụng cụ y tế để phục vụ. Trước đây từng có trường hợp khách hàng nhiễm HIV vì dụng cụ lăn kim không đủ tiêu chuẩn.

Để thực hiện cả liệu trình lăn kim, khách hàng phải mất một khoản chi phí khá cao ít nhất từ 6 đến 10 triệu đồng.

Ngoài ra, vấn đề của lăn kim còn nằm ở chất lượng của tiểu cầu và các yếu tố tăng trưởng. Nhiều nơi sử dụng chính máu của người điều trị bôi lên mặt. Tuy nhiên, đây không phải việc làm đúng vì chúng ta phải tách các yếu tố tăng trưởng ra và đưa vào da, mới giúp da tái sinh trong khi máu tươi hoàn toàn không có tác dụng gì hết.