Kích ứng da là gì?

Kích ứng da hay còn được gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng, là kết quả của việc da phản ứng lại sau khi lần đầu tiếp xúc với một loại hóa chất nào đó hoặc da có thể bị kích thích từ từ khi tiếp xúc đều đặn và thường xuyên với tác nhân gây kích ứng đó.
Các hóa chất được cho là dễ gây kích ứng như Sodium Lauryl Sulfate hay Phthalates – thường được tìm thấy trong sữa tắm, dầu gội đầu hoặc chất tạo màu, chất bảo quản, hương liệu,…có trong hóa mỹ phẩm, nước hoa,…Sự kích ứng cũng có thể xảy ra nếu da bạn ma sát quá nhiều với các loại quần áo có chất liệu thô ráp khiến da không thoải mái như jeans, ren, nylon hoặc plastic,…

Kích ứng da khiến da mẩn đỏ, ngứa, nóng rát và phồng rộp.

Biểu hiện thường thấy của kích ứng da là cảm giác châm chích, mẩn đỏ, ngứa, nóng rát da thậm chí phồng rộp (một biểu hiện thường thấy của dị ứng da). Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ bộc phát ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với các nguyên nhân gây kích ứng và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Kích ứng da có thể tự khỏi trong một vài ngày hoặc sau khi bạn ngừng sử dụng sản phẩm có chứa tác nhân gây kích ứng.

Dị ứng da là gì?

Dị ứng da hay còn gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng da phản hồi lại khi phải tiếp xúc với tác nhân không phù hợp. Bản chất của dị ứng là phản ứng bất thường, gây ra bởi hệ thống miễn dịch của một cá nhân đối với chất gây dị ứng. Mặc dù hiện tường này không phổ biến như kích ứng da nhưng nó lại không nhẹ nhàng và dễ khỏi như kích ứng da.

Dị ứng da khiến da nổi nhiều mụn, sưng phù, nổi mề đay.

Những triệu chứng khởi phát của dị ứng da cũng là các vết mẩn đỏ, châm chích nhưng sau đó phát ban mụn trứng cá, da nổi mụn nhiều hơn, hoặc sưng phù, nổi mề đay,… Đặc biệt, dị ứng da không chỉ thể hiện mỗi vùng da mà bạn tiếp xúc, đôi lúc chúng xảy ra ở cả những vùng da không hề tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây ra. Trong một số trường hợp cá biệt, người bị dị ứng sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt hay khó thở,…
Có những tình trạng dị ứng nhưng bạn không thể cảm nhận nó ngay lập tức mà phải sau một thời gian mới âm thầm khởi phát. Thường thì tình trạng này hậu quả sẽ khủng khiếp hơn như da bị sạm, nám, bị bào mòn, giãn mao mạch,…Bạn có thể chứng kiến tình trạng điển hình nhất của trường hợp dị ứng nặng nề này chính là da nhiễm Corticoid.

Hướng dẫn chăm sóc khi da bị dị ứng và da bị kích ứng

Khi da gặp phải các hiện tượng như nêu trên nhưng bạn vẫn chưa xác định được là mình bị dị ứng hay kích ứng thì tốt nhất bạn nên xử lý theo các bước sau đây:

  • Nếu da nóng rát bạn phải rửa sạch ngay lớp mỹ phẩm còn bám trên da, tốt nhất là rửa mặt bằng nước lạnh.
  • Dùng khăn vải quấn một vài viên đá lạnh và lăn đều nhẹ nhàng trên da, cách này sẽ giúp da dịu đi, giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt mà thay bằng sữa tươi không đường, nước muối sinh lý.
  • Cách tẩy tết bào chết theo quy trình của Bác sĩ da liễu.

Đây là các bước xử lý tạm thời. Khi da bị kích ứng thì bạn chỉ cần ngưng sử dụng loại mỹ phẩm đó 2-3 ngày da sẽ khỏi. Trường hợp nặng hơn bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và xác định đúng tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ da liễu tại phòng khám O2 SKIN:

  • Không nên trang điểm khi da đang gặp phải tình trạng.
  • Luôn giữ da sạch sẽ là bước cơ bản nhất giúp da phòng tránh dị ứng hoặc kích ứng.
  • Kích ứng da có thể không xảy ra nữa nếu da bạn đã quen với sản phẩm đó. Còn dị ứng da thì không, nên bạn cần tìm hiểu kỹ về các loại mỹ phẩm trước khi sử dụng, lưu ý thành phần nào khiến da bạn bị dị ứng.
  • Nên đến phòng khám da liễu để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và soi da cho bạn. Từ đó, bác sĩ da liễu sẽ cho bạn lời khuyên chính xác như da bạn thuộc loại da nào, dị ứng với thành phần nào, nên lựa chọn sản phẩm nào phù hợp để tránh mụn phát ban và đảm bảo chăm sóc da mặt tại nhà đúng cách.