Mụn Viêm Là Gì?

Mụn viêm hay còn gọi là sang thương của mụn trứng cá, là mụn hình thành có sự tham gia của vi khuẩn P.Acnes. Mụn viêm xuất hiện do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.Acnes phát triển gây ra phản ứng viêm.

Cách Nhận Biết Mụn Viêm

Dựa vào sự phát triển nhân mụn và mức độ viêm, mụn viêm được chia ra thành 3 dạng mụn: Mụn mủ, Mụn bọc, Mụn nang.

Cách Nhận Biết Mụn Viêm

Mụn Mủ

Mụn có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, bên trong chứa mủ, xung quanh là viền viêm đỏ. Mụn mủ và mụn đầu trắng hay bị nhầm lẫn vì có màu trắng như nhau nhưng mụn mủ sẽ có thêm đặc điểm “đau nhức”.

Mụn Bọc/ Mụn U

Mụn bọc có mức độ viêm nặng hơn so với mụn mủ, đặc trưng bởi nốt mụn lớn, viêm đỏ, sưng đau và ứ mủ trắng ở bên trong. So với các loại mụn thông thường, mụn bọc gây tổn thương cấu trúc da và có nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ (lõm) nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách.

Mụn Nang

Là loại mụn nặng và nguy cơ gây sẹo lõm rất cao. Mụn nang gây đau nhức, khó chịu với những tổn thương lớn, nhô lên khỏi bề mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu dưới da. Mật độ tổ chức mụn có thể cứng, chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong là dịch, chất bã hay mủ. Khi bị mụn nang cần được hướng dẫn điều trị sớm để hạn chế sẹo rỗ sau mụn.

Nguyên Nhân Hình Thành Mụn Viêm

  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, bã nhờn dư thừa nhiều bít lỗ chân lông tạo thành mụn.
  • Vệ sinh, chăm sóc da sai cách, bụi bẩn còn lại và tích tụ trên da gây viêm nhiễm.
  • Tế bào chết tích tụ lâu ngày.
  • Ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, dầu mỡ khiến da yếu hơn, dễ bị viêm nhiễm.
  • Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng.
  • Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, hóa chất.
  • Thường xuyên dùng mỹ phẩm Corticoid, trang điểm đậm khi da có mụn trứng cá.