1.1. Ngăn ngừa tác hại của tia UV 

Kem chống nắng được ví như “hàng rào vững chắc” để bảo vệ làn da an toàn trước các tác động gây hại của tia UVA và UVB.

Kem chống nắng cản phá các tác hại của tia cực tím với làn da

1.2. Ngăn ngừa da lão hóa sớm

Trong một số nghiên cứu mới đây cho thấy, những người dưới 55 tuổi sử dụng kem chống nắng mỗi ngày thì nguy cơ phát triển các dấu hiệu lão hóa ít hơn 24% so với người không chống nắng.

Vì vậy, việc bôi kem chống nắng còn là 1 trong những bí quyết để bảo vệ làn da ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn; tàn nhang, thâm sạm…

Rõ ràng với phái đẹp chẳng ai mong muốn làn da nhanh lão hóa. Vì thế, hãy bắt đầu kem chống nắng cho da ngay từ hôm nay nhé.

Ngăn ngừa lão hóa da sớm khi có thói quen bôi kem chống nắng hằng ngày

1.3. Giảm khả năng ung thư da

Không chỉ dừng lại ở khả năng bảo vệ da chống tác hại tia cực tím, việc bôi kem chống nắng thường xuyên còn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Cụ thế là ngăn ngừa các chứng ung thư về da – căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người. Ngoài ra, một số dòng chống nắng còn giúp cải thiện các sắc tố da; cho làn da có tông màu sáng trẻ trung đầy cá tính.

1.4. Ngăn cản da cháy nắng

Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ, làn da rất dễ bị cháy nắng, đau rát, ửng đỏ…Nhưng khi bạn có thói quen bôi 1 lớp kem chống nắng, làn da sẽ được bảo vệ và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng da cháy nắng, bong tróc…do tác động của tia UV.

Giảm tình trạng da cháy nắng, ửng đỏ khi bôi kem chống nắng

1.5. Giảm bớt vết ửng đỏ trên mặt

Một phần công dụng khác của “Sunscreen” là bảo vệ da, giảm bớt vết ửng đỏ trên mặt; ngăn ngừa sự xuất hiện mụn trứng cá, vỡ các mạch máu nhỏ dưới da hiệu quả.

2. Ai nên bôi kem chống nắng?

Câu trả lời ngắn gọn là TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

Nam giới, phụ nữ, trẻ em trên 6 tháng tuổi, những người thường xuyên hoạt động ngoài trời, vận động viên…nên có thói quen sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Bởi sự tàn phá của tia cực tím sẽ không chừa bất cứ ai; và làn da rất dễ bị thương tổn khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có bất kì biện pháp nào bảo vệ.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là trường hợp ngoại lệ duy nhất hạn chế dùng kem chống nắng vì làn da trẻ rất nhạy cảm. Tránh nắng, mặc quần áo chống nắng là những cách tốt nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh.

3. Nên bôi kem chống nắng khi nào là tốt nhất?

Bôi kem chống nắng khi nào là một trong số những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm khi họ bắt đầu thói quen sử dụng kem chống nắng.

Trước khi giải đáp thắc mắc bôi kem chống nắng khi nào là tốt nhất thì điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua cũng như nhu cầu sử dụng của bạn thân để chọn dòng sản phẩm chống nắng phù hợp nhất.

Với các dòng kem chống nắng vật lý có tác dụng bảo vệ da ngay sau khi bạn apply trên da; khi sử dụng bạn chỉ cần bôi trước khi ra ngoài khoảng 5 – 10 phút là được. Còn với kem chống nắng hóa học đòi hỏi thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng. Vì thế khi dùng kem chống nắng hóa học nên bôi trước khi ra nắng từ 15 – 20 phút.

Thông thường, thời gian bảo vệ của kem chống nắng sẽ phụ thuộc nhiều vào chỉ số SPF (chỉ số thể hiện khả năng chống nắng); và điều kiện thực tế môi trường mà bạn tiếp xúc hằng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì thời gian lý tưởng nhất để bôi kem chống nắng là trước khi ra ngoài 15 – 20 phút; và bôi lại sau khoảng 2 giờ. Sau 2 giờ, khả năng chống nắng của kem chống nắng cũng bị giảm bớt; vì thế bạn cần bôi lại lớp kem chống nắng để bảo vệ tối ưu làn da.

3.1. Bôi kem chống nắng vào lúc nào khi trang điểm?

Có nhiều thông tin cho rằng: “Nên thoa kem chống nắng trước lớp kem dưỡng da đối với kem chống nắng vật lý. Và thoa kem chống nắng sau kem dưỡng da với chất kem chống nắng hóa học”. Điều này được các chuyên gia nhận định không chính xác.

Quy luật “bất biến” trong thứ các bước dưỡng da vào buổi sáng là thoa kem chống nắng nằm ở bước cuối cùng. Kem chống nắng nằm ở cuối quy trình skincare nhưng sẽ đứng trước bước trang điểm đối với kem chống nắng dạng kem, dạng gel, sáp.

Và duy nhất dòng kem chống nắng dạng bột là loại có thể thoa ở bước cuối cùng để hoàn thành lớp trang điểm.

Kem chống nắng nằm ở cuối quy trình skincare nhưng sẽ đứng trước bước trang điểm

3.2. Nên bôi kem chống nắng ngày mấy lần?

Nhiều chị em đã mắc phải sai lầm không đáng có về việc bôi kem chống nắng. Mọi người nghĩ chỉ cần bôi 1 lớp kem chống nắng trước khi ra ngoài là đủ để bảo vệ làn da. Tuy nhiên, hiệu quả kem chống nắng chỉ duy trì trong 1 thời gian nhất định; và giảm đi tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong nhiều giờ.

Vì thế, sau 1 khoảng thời gian nhất định, bạn cần bôi lại kem chống nắng để bảo vệ làn da tối ưu nhất. Cụ thể:

+ Bôi lại sau mỗi 2 giờ khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

+ Nếu tham gia các hoạt động ngoài trời, đi bơi, đi biển; hoặc người dễ đổ mồ hôi thì nên ưu tiên dùng kem chống nắng kháng nước (kem chống nắng có gi dòng chữ water resistant hoặc waterproof); và thoa lại kem chống nắng sau 80 phút.

+ Ở trong nhà/văn phòng nhưng ngồi gần cửa sổ có ánh sáng chiếu vào thì vẫn cần thoa kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng. Và điều này phụ thuộc vào chỉ số chống nắng SPF của sản phẩm chống nắng.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để bạn sử dụng kem chống nắng phù hợp nhất

3.3. Ở trong nhà cả ngày có cần bôi kem chống nắng không?

Vẫn cần bôi kem chống nắng khi ở trong nhà. Bởi tia UVA của ánh sáng ban ngày hiện diện quanh năm; và có thể xuyên qua cửa kính tại văn phòng, cửa sổ, của ô tô…

Ngoài ra, các ánh sáng trong nhà như ánh đèn máy tính, điện thoại, đèn huỳnh quang…vẫn có thể phát ra các bức xạ từ các tia UV gây ảnh hưởng đến da.

Từ đây chúng ta đã có thể rút ra kết luận, dù là trời râm mát hay ở trong nhà cả ngày thì vẫn cần bôi kem chống nắng cho da nhé.

Ở trong nhà vẫn cần bôi kem chống nắng cho da

3.4. Có nên bôi kem chống nắng vào ban đêm không?

Tia UV hoạt động mạnh nhất vào lúc giữa trưa, yếu dần vào sáng sớm và chiều tối. Ngoài ra, sự tiếp cận của tia UV đến từng vùng khí hậu là khác nhau; ở vùng nhiệt đới sẽ mạnh mẽ hơn vùng ôn đới. Do vậy, ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, việc bôi kem chống nắng ban đêm là có cơ sở.

Tuy nhiên, sử dụng kem chống nắng chỉ tốt khi da thật sự cần; và phải phù hợp với những loại da nhất định. Đồng thời, sở hữu một loại kem chống nắng đủ tốt sẽ quyết định tính hiệu quả khi dùng kem chống nắng ban đêm.

4. Liều lượng bôi kem chống nắng bao nhiêu là đủ cho mặt và cơ thể?

Theo hướng dẫn phổ biến được đề xuất là ½ muỗng cà phê cho khuôn mặt và 1 ly thủy tinh đầy cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn phù hợp vì không phải ai cũng có kích thước cơ thể và khuôn mặt giống nhau. Hơn nữa, không phải ai cũng có lượng da tiếp xúc với ánh sáng ban ngày như nhau.

Cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn đã bôi kem chống nắng đủ lượng là:

+ Lấy 1 lượng kem vừa đủ tán đều lên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

+ Massage lớp kem để thẩm thấu đều và sâu vào da.

+ Nếu bạn có kế hoạch cho một ngày dài bên ngoài, hãy thoa một lớp mỏng hơn một chút.

Liều lượng bôi kem chống nắng thích hợp

5. Loại kem chống nắng nào phù hợp với làn da của bạn?

Với rất nhiều sự lựa chọn, làm thế nào để chọn được loại kem chống nắng phù hợp với mình?

Tổ chức Ung thư Da tin rằng, kem chống nắng tốt nhất là dòng sẽ phù hợp với loại da của bạn, có phổ rộng với SPF 15 hoặc cao hơn; và cung cấp sự bảo vệ và an toàn tốt nhất cho làn da.

Kem chống nắng phổ biến trên thị trường có 2 loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Với kem chống nắng chứa thành phần chống nắng vật lý (bao gồm khoáng chất titanium dioxide và oxit kẽm) sẽ hoạt động bằng cách ngăn chặn và phân tán các tia trước khi chúng xâm nhập vào da.

Còn sản phẩm chống nắng hóa học (như avobenzone và octisalate) sẽ hấp thụ tia UV trước khi chúng có thể gây hại cho da của bạn.

Dù kem chống nắng vật lý có thể ít gây kích ứng hơn kem chống nắng hóa học; nhưng cả hai loại đều đã được kiểm nghiệm là an toàn và hiệu quả. Trên thực tế nhiều sản phẩm chống nắng hiện nay kết hợp cả hai loại thành phần vật lý và hóa học.

Vì thế, tùy thuộc vào tình trạng da, sở thích; nhu cầu sử dụng mà bạn chọn loại kem chống nắng phù hợp nhất cho mình.