Nghệ đen và nghệ vàng khác nhau thế nào?
Nghệ là một trong những loại dược liệu quý đã được sử dụng với nhiều mục đích làm đẹp và sức khỏe. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết bên cạnh nghệ vàng còn có nghệ đen. Vậy làm sao để phân biệt 2 loại nghệ này?
Phân biệt nghệ đen và nghệ vàng
Nghệ vàng và nghệ đen được liệt vào cùng một chi thực vật. Tuy nhiên, chúng không chỉ khác nhau về bề ngoài mà công dụng cũng khác. Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn loại nghệ hay phương pháp điều chế, sử dụng. Trước khi tìm hiểu cách làm đẹp từ nghệ, chúng ta trước tiên nên phân biệt rõ ràng 2 loại.
Nghệ đen
Nghệ đen thuộc họ gừng. Có các tên gọi khác trong dân gian như: nga truật, tam nại, nghệ tím, nghệ đăm, thanh khương, phá quan phủ,…
Đặc điểm
Về đặc điểm, đây là loài cây thân thảo mọc thẳng, chiều cao có thể đạt cỡ 1,5m. Rễ nghệ đen có hình nón. Các khía chạy dọc thân rễ và có nhiều nhánh phụ non. Mỗi nhánh phụ non lại mang theo nhiều củ. Lá của nghệ đen màu xanh nhợt. Mỗi bẹ lá mọc từ dưới chân cây dài từ 30 đến 60 cm và có rộng từ 7 đến 8 cm. Gân chính màu đỏ và cuống lá rất ngắn. Nghệ đen thường ra hoa trước khi c1o lá. Hoa học thành cụm xuất phát từ rễ và có màu vàng. Quả nghệ đen hình trứng. nhẵn nhụi và có 3 cạnh. Bên trong quả là hạt quả hình thuôn màu trắng.
Cây nghệ đen được lấy củ để sử dụng là chính. Củ nghệ đen hình con thoi hoặc hình trứng. Chiều dài của củ khảong từ 2 đến 4 cm. Có lớp vỏ màu vàng nâu và bề mặt trơn bóng nhẵn nhụi. Phía trong thịt củ có màu tím nhạt hoặc xanh thẫm.
Tính độc
Cây nghệ đen không có độc. Tuy nhiên đối với một số người quá mẫn cảm với thành phần của nó có thể có một số tác dụng phụ. Vì vậy nếu có bất kì biểu hiện khó chịu nào nên ngưng sử dụng.
Nghệ vàng
Nghệ vàng cũng thuộc họ gừng. Có tên gọi khác là khương hoàng hay uất kim hương.
Nghệ vàng là cây thân cỏ cao tối đa 1m. Cây có thân hình trụ, nhánh cao và rễ phát triển thành củ. Lá nghệ mọc thành 2 hàng đối xứng và xen kẽ nhau. Mỗi phiến lá đơn dài từ 70 đến 100cm, rộng khoảng 40cm tạo thành hình elip thuôn nhọn. Giữa các lá có hoa hình nón thưa.
Củ nghệ vàng được sản sinh tại rễ. Củ có hình trụ tròn và chia ra nhiều nhánh. Vỏ nghệ có màu nâu xám, nhiều vân ngang. Sau khi gọt bỏ lớp vỏ để lộ ra phần thịt củ màu vàng tươi. Tỏa mùi thơm, mùi hơi nồng và vị cay.
Nghệ đen tốt hay nghệ vàng tốt
Vậy trong 2 loại này, nghệ nào thì tốt hơn? Làm đẹp từ nghệ thì nên chọn loại nào?
Nghệ vàng
Nghệ vàng thường được tán nhỏ thành bột mịn hoặc cắt lát. Dùng trong nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Trong y học, nghệ vàng được coi là có nhiều công dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Bởi trong loại củ này có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là Curcumin. Đây là chất kháng viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Vì vậy được sử dụng để điều trị những bệnh như đau dạ dày, ung thư, đường ruột, xương khớp,…Đặc biệt là bệnh dạ dày chỉ có thể dùng nghệ vàng để chữa chứ không thể dùng nghệ đen bởi các hoạt chất trong nghệ đen không có nồng độ phù hợp. Và nghệ vàng cũng có thể giúp cơ thể bạn trẻ lâu hơn, kéo dài quá trình lão hóa da dẻ cũng như cơ thể.
Ngoài ra, hoạt chất này cũng được áp dụng vào làm đẹp. Giúp cải thiện làn da, mái tóc và chống lại sự tác dụng của các gốc tự do. Đây cũng là một thành phần hay được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể làm đẹp từ nghệ như kem dưỡng, sữa rửa mặt,…
Nghệ vàng cũng có tính kháng viêm rất mạnh. Nếu sử dụng đều đặn thì có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Tránh khỏi các viêm nhiễm và có khả năng giảm đau một cách tự nhiên.
Một chức năng khác của nghệ vàng là thải độc gan. Giúp cải thiện chức năng gan, cân bằng cơ thể. Với những người bị mụn do khả năng đào thải độc của gan kém thì sử dụng nghệ cũng có thể hạn chế tình trạng này.
Nghệ đen
Nghệ đen được bác sĩ xem là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tốt. Các bệnh nhân có thể dùng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ đen hòa cùng nước uống mỗi ngày sẽ giúp ăn ngủ tốt hơn. Trái với nghệ vàng, người bệnh dạ dày không nên dùng nghệ đen nếu không muốn khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn.
Với phụ nữ, nghệ đen có thể điều hòa khí huyết. Cải thiện các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai, có kinh nguyệt nhiều, rong kinh và có vết thương hở thì không nên dùng vì nó khiến xuất huyết nhiều hơn.
Nghệ có tác dụng gì?
Vậy cụ thể hơn, mỗi loại nghệ có công dụng gì? Làm đẹp từ nghệ như thế nào? Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để hiểu rõ về tác dụng và cách sử dụng của chúng.
Công dụng của nghệ vàng
Nghệ vàng là loại nghệ dễ dàng tìm thấy và thường xuyên được sử dụng như một loại gia vị nấu ăn. Cùng điểm qua những công dụng làm đẹp không thể phủ nhận của nghệ vàng.
Nghệ tươi trị thâm
Tinh bột nghệ được chế biến bằng cách đem củ nghệ ngâm nước rồi lọc qua nhiều lần để loại bỏ các chất xơ. Chỉ giữ lại những gì tinh túy nhất trong củ nghệ. Ngoài ra, tinh bột nghệ cũng thích hợp để bảo quản và sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm nhanh và đơn giản với nghệ tươi thì vẫn có hiệu quả dù không bằng. Cùng tìm hiểu cả 2 cách làm đẹp từ nghệ nhé.
Mặt nạ nghệ tươi
Rất đơn giản. Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ của củ nghệ tươi. Đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Chắt lấy nước cùng xác nghệ nhuyễn đắp lên mặt. Mỗi tuần nên đắp từ 2-3 lần để có làn da trắng mịn hồng hào. Lưu ý nên tránh bôi nghệ vào vết thương hở.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mặt nạ có nhiều tác dụng hơn, có thể pha chế với một vài thành phần khác. Mặt nạ nghệ tươi mật ong là một gợi ý hay ho. Khả năng làm trắng của nghệ kết hợp với tính sát khuẩn của mật ong. Nếu bạn quan tâm đến việc dưỡng ẩm có thể thêm sữa chua không đường. Cụ thể cách làm như sau
Làm đẹp từ nghệ tươi mật ong sữa chua
Trộn đều 1 củ nghệ tươi đã giã nát, 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 2 thìa sữa chua không đường. Rửa sạch mặt rồi thấm bớt nước. Dùng tay hoặc cọ thoa hỗn hợp lên mặt với độ dày vừa đủ trong khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm và kết thúc bằng nước mát.
Làm đẹp từ nghệ tươi và chanh
Đem nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn. Sau đó trộn với 1 thìa cà phê nước cốt chanh trong 1 cái bát. Dùng cọ hoặc bông thấm nước hỗn hợp và thoa đều trên da. Sau 20 phút thì nên rửa ngay với nước ấm. Lưu ý chanh là thành phần có khả năng gây kích ứng không phù hợp với làn da. Nếu bạn có cảm giác ngứa rát hay châm chích khi sử dụng chanh thì hãy rửa ngay và ngưng dùng loại mặt nạ này.
Làm đẹp từ nghệ tươi và lòng đỏ trứng gà
Rửa sạch và gọt bỏ vỏ củ nghệ, cho vào máy xay nhuyễn lấy nước. Trộn nước cốt nghệ và trứng gà trong một cái bát sạch. Thoa đều hỗn hợp này lên da và massage theo động tác xoay tròn từ trong ra ngoài. Rửa mặt với nước ấm sau 30 phút.
Làm đẹp từ nghệ tươi và nước vo gạo
Gọt vỏ, xay nhuyễn củ nghệ tươi để lấy nước cốt. Trộn đều nước cốt này với nước vo gạo. Lưu ý nên sử dụng gạo đồng sạch, còn cám gạo và chỉ lấy nước gạo vo lần đầu. Thấm đều hỗn hợp lên mặt để dưỡng chất thấm sâu vào da. Sau 20 phút thì rửa sạch lại với nước mát.
Phương pháp làm đẹp từ nghệ tươi ngâm mật ong
Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên lại tốn công sức và thời gian để làm, bảo quản và tương đối lích kích mỗi lần sử dụng. Nếu bạn thật sự muốn áp dụng phương pháp này thì cùng theo dõi cách làm sau đây.