Dấu hiệu giãn tĩnh mạch trên mặt là như thế nào?

Giãn tĩnh mạch được biến đến với nhiều tên gọi khác như nổi gân máu, nổi mạch máu trên da, nổi mao mạch trên da, giãn tĩnh mạch ở mặt, giãn mạch máu ở da mặt… Đây là hiện tượng da liễu có liên quan đến thẩm mỹ được chị em phụ nữ chú ý nhiều nhất trong thời gian qua.

Giãn tĩnh mạch trên mặt là đó là hiện tượng giãn hoặc phình các mạch máu trên da mặt (bao gồm các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên). Khi này trên bề mặt da sẽ xuất hiện những vệt đỏ ly ty là các mạch máu nhỏ.

Không khó để chúng ta có thể phát hiện được dấu hiệu da mặt bị giãn tĩnh mạch bởi nó có thể quan sát chỉ bằng mắt thường. Vùng bị giãn tĩnh mạch ở mặt sẽ có dạng hình mạng nhện và thường có màu đỏ hoặc tím.

Tình trạng giãn tĩnh mạch da mặt thường dễ dàng quan sát thấy tại các vùng da mỏng và có sự đàn hồi kém. Vị trí vùng má, đầu mũi, trước xương quai hàm, hai bên thái dương… sẽ liên quan nhiều đến thẩm mỹ. Trong khi đó giãn mạch máu ở mặt ở chân, sau cẳng chân, vùng đùi… lại có thể ảnh hưởng đến các sức khỏe của bạn.

Ban đầu tình trạng giãn tĩnh mạch trên mặt không được thể hiện rõ ràng. Những mao mạch dưới da xuất hiện nhưng phải quan sát thật kỹ mới thấy. Nhưng càng để lâu thì tình trạng giãn mao mạch dưới da sẽ nặng hơn. Nền da khi này sẽ xuất hiện rất nhiều mạch máu và điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự tự tin của con người.

Giãn tĩnh mạch trên mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch da mặt là gì?

Tính di truyền trong gia đình

Giãn mạch máu ở da mặt có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới với bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, khoảng từ 30 tuổi trở đi là thời điểm lão hóa da mạnh hơn và khi này dấu hiệu giãn mạch máu ở mặt dưới da cũng được xem là phức tạp hơn. Bệnh có thể liên quan đến di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa là nếu bạn có bố hoặc mẹ bị giãn tĩnh mạch ở da mặt thì nguy cơ bạn bị cũng là rất cao.

Tuổi tác và sự lão hóa gây giãn tĩnh mạch trên mặt

Lão hóa tự nhiên cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch da mặt. Càng có tuổi da của chúng ta sẽ có xu hướng mỏng đi và mất đi sự đàn hồi tự nhiên. Khi này, da không những bị nhăn nheo, chảy xệ mà các mạch máu dưới da còn bị lộ ra rất rõ ràng.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Có một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch chính là rối loạn nội tiết. Phụ nữ khi bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai sẽ phải chịu sự thay đổi lớn của hormone dẫn đến sự thay đổi của mạch máu. Đặc biệt là nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu giãn mạch máu ở mặt nhiều hơn.

Chăm sóc và bảo vệ da

Tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh chính là dấu hiệu giãn mạch máu ở da mặt có thể hình thành, phát triển bởi chính thói quen chăm sóc da của bạn. Trong đó, những nhóm người sau sẽ có yếu tố nguy cơ bị giãn tĩnh mạch trên mặt nhiều hơn:

  • Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ da nào hoặc chống nắng chưa “đủ đô”.
  • Người đã từng sử dụng các sản phẩm điều trị cấp tốc như điều trị mụn, trị nám da bằng thuốc rượu hoặc kem trộn.
  • Sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid trong thời gian dài khiến cho da mỏng dần, yếu đi và mất hàng rào bảo vệ tự nhiên.
  • Người từng sử dụng các phương pháp thẩm mỹ lột da cũng sẽ dễ bị giãn tĩnh mạch ở da mặt hơn…

Ngoài ra, các dấu hiệu giãn mạch máu da mặt cũng có thể xuất phát từ các phản ứng bất ngờ của cơ thể. Ví dụ như việc bạn bị sặc nước, nôn mửa có thể khiến các mạch máu dưới da giãn ra hoặc vỡ do bị tăng áp suất đột ngột… Tuy nhiên đây không được xem là bệnh lý, không cần điều trị mà vẫn có thể tự biến mất.

Làm sao để kiểm soát các dấu hiệu giãn tĩnh mạch trên mặt

Hầu hết dấu hiệu giãn mạch máu ở da mặt sẽ không thể tự biến mất. Chúng sẽ phát triển theo thời gian và chính điều này khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy thiếu tự tin. Tuy nhiên, có một tin vui dành cho bạn chính là giãn tĩnh mạch trên mặt không gây nguy hiểm hay bất kỳ một rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Điều trị chỉ là để duy trì thẩm mỹ da liễu.

Một số biện pháp giúp chúng ta tự ngăn ngừa và cải thiện tình trạng giãn mạch mạch dưới da gồm:

  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu quá mức.
  • Sử dụng nước ấm khi rửa mặt thay vì nước nóng hoặc lạnh.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng.
  • Luôn bảo vệ làn da của bạn với kem chống nắng SPF cao.
  • Hạn chế tẩy tế bào chết và bổ sung vitamin C thường xuyên cho cơ thể…

Trong trường hợp bạn đã quan sát thấy các mao mạch dưới da cần thăm khám và điều trị ngay lập tức. Mặc dù thế, bạn cũng cần xem xét về cách sử dụng sản phẩm bôi bởi nó khó có thể giúp loại bỏ tình trạng giãn mao mạch. Laser được xem là giải pháp điều trị tốt các dấu hiệu giãn tĩnh mạch da mặt.