1.  Dị ứng da mặt là gì? 

Dị ứng da mặt mẩn đỏ là tình trạng da liễu phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải và không lây nhiễm. Đặc biệt với những vùng da nhạy cảm và mong manh như khuôn mặt thì tình trạng lại càng dễ dàng phát triển. Khi da mặt tiếp xúc với các dị nguyên sẽ làm xuất hiện các triệu chứng tổn thương da như dị ứng, mẩn đỏ hay phát ban. Tình trạng này có thể bắt đầu từ mặt và lan dần ra các vùng da khác nếu không xử lý nhanh chóng.

Dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt là tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban trên da

Có thể chia viêm da dị ứng thành 2 loại là cấp tính và mãn tính:

  • Viêm da cấp tính: Viêm da cấp tính thường xuất hiện các triệu chứng như: phù nề, nóng rát, ửng đỏ, có mụn nước… và thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tháng.
  • Viêm da mãn tính: Là trạng thái viêm da dị ứng tái đi tái lại nhiều lần, gây tổn thương da nặng nề. Vì vậy việc điều trị loại viêm da này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

2. Nguyên nhân dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng, song mỗi một nguyên nhân lại có những biểu hiện bệnh khác nhau. Vì vậy việc nhận biết tình trạng dị ứng da mặt sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ và chăm sóc da hiệu quả. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát ban, mẩn đỏ là:

  • Thời tiết thay đổi: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng dị ứng da mặt ở nhiều người. Tình trạng này thường xuất hiện khi nhiệt độ thời tiết đột ngột thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Lý giải nguyên nhân này, các bác sĩ gia liễu cho rằng da mặt là vùng da nhạy cảm nên rất khó thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Dẫn đến việc xảy ra các phản ứng tiêu cực như: nổi đỏ, ngứa ngáy khó chịu…
  • Yếu tố cơ địa: Một số cơ địa có tính chất nhạy cảm hơn so với các cơ địa bình thường. Thông thường, hệ miễn dịch của những người này rất yếu và khả năng chống lại các tác nhân gây hại không cao. Vì vậy để hạn chế tình trạng này, bạn nên cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cơ thể.
  • Làn da thuộc da nhạy cảm: Làn da nhạy cảm vốn đã khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Đặc biệt khi phải tiếp xúc với quá nhiều các tác nhân gây hại từ bên ngoài khiến da mặt nổi mẩn đỏ.

Dị ứng da mặt

  • Ô nhiễm môi trường sống: Trong môi trường sống tồn tại rất nhiều các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời… sẽ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Lúc này da không thải được độc tố nên rất dễ bị dị ứng.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da và tình trạng da hiện tại, hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể làm tổn hại đến hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, khiến da dễ bị kích ứng và tổn thương.
  • Dị ứng thực phẩm: Theo một số thống kê cho thấy có đến 25% ca số ca dị ứng da mặt bắt nguồn từ thực phẩm. Phần lớn các thức này có chứa chất gây hại cho hệ thống miễn dịch từ đó phát sinh ra các triệu chứng: phù da, ngứa, mẩn đỏ…

3. Các dấu hiệu dị ứng da mặt thường gặp

Khi bị dị ứng da mặt, bạn có thể xuất hiện một số các dấu hiệu dưới đây. Hãy nhận biết sớm để có cách xử lý kịp thời tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Da mẫn đỏ: Dấu hiệu dễ dàng nhận biết da đang dị ứng đó chính là da mặt nổi mẩn đỏ. Tại vùng da này, da sẽ bị tăng tiết bã nhờn, lỗ chân lông bít tắc. Lúc này vi khuẩn có cơ hội hình thành và phát triển trên da gây nên dị ứng. Thường dị ứng sẽ ngứa theo từng đợt, da nổi mẩn đỏ, sưng tấy thậm chí nổi mề đay như các vết muỗi đốt.

Dị ứng da mặt

  • Nổi mề đay: Da mặt sẽ xuất hiện các nốt sần trên da. Những vết sần này thường có hình dạng như vết muỗi đốt đi kèm là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da khô, bong tróc: Nếu da bạn bong tróc từng mảng và khô rát thì rất có thể bạn cũng đang bị dị ứng da rồi đó. Tình trạng này thường gặp vào mùa đông khi độ ẩm không khí thấp da dễ bị khô, bong tróc.
  • Sạm da: Làn da của bạn sẽ sạm màu đi so với bình thường và có nguy cơ bị tăng sắc tố da.
  • Viêm da dị ứng: Dấu hiệu điển hình nhất là trên da nổi những mảng da hồng như phát ban, một số trường hợp còn nổi mụn. Trong trường hợp xấu da xuất hiện mụn nước bạn cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện da liễu để được thăm khám cẩn thận.
  • Viêm da tiếp xúc (Chàm tiếp xúc): Khi gặp phải tình trạng này da bạn sẽ xuất hiện những mảng hồng phát ban trên da kèm theo ngứa dai dẳng và có thể có mụn nước.
  • Lão hóa da: Da lão hóa có thể đến từ việc lạm dùng các loại mỹ phẩm khiến da khô, dễ nhăn nheo, bắt nắng từ đó gây sạm da, da xỉn màu và tăng sừng.

Dị ứng da mặt

4. Cách xử lý dị ứng da mặt tự nhiên tại nhà hiệu quả

Tình trạng mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy có thể khiến bạn khó chịu. Vì vậy bạn có thể tham khảo ngay 5+ cách khắc phục dị ứng đơn giản tại nhà sau đây.

4.1. Chườm đá lạnh

Học viện da liễu Hoa Kỳ đã gợi ý một cách có thể làm giảm triệu chứng ngứa và kích ứng da là đắp một miếng vải ẩm lạnh hoặc túi đá lên vùng da dị ứng trong khoảng 5 – 10 phút. Việc làm này sẽ giúp giảm viêm, giảm ngứa và sưng đỏ trên da.

Dị ứng da mặt

4.2. Nha đam

Nếu bạn bị dị ứng da do da bị bong tróc thì có thể tham khảo cách thoa gel lô hội. Các dưỡng chất trong lô hội sẽ làm mát, làm dịu da, giảm mẩn đỏ và sưng tấy, thúc đẩy quá trình dưỡng ẩm cho da. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy ruột nha đam xay nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 15 – 20 phút
  • Dùng nước ấm rửa sạch lại và lau khô bằng khăn bông mềm.

Dị ứng da mặt

4.3. Yến mạch

Bột yến mạch chứa các thành phần chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt. Các thành phần này sẽ giúp làm dịu cơn ngứa khó chịu. Bạn có thể điều trị bằng cách đắp bột yến mạch lên vùng da dị ứng. Cách thực hiện như sau:

  • Pha hỗn ¼ cốc yến mạch với một thìa nước khuấy đều cho đến khi có hỗn hợp sánh mịn.
  • Bôi hỗn hợp lên vùng da mặt dị ứng, để yên trong khoảng 30 phút.
  • Cuối cùng rửa mặt nhẹ nhàng lại bằng nước ẩm. Đừng quên dưỡng ẩm cho da sau khi đắp yến mạch nhé!

Dị ứng da mặt

4.4. Khổ qua

Mướp đắng chứa nhiều vitamin A, vitamin C và polyphenol có công dụng chống oxy hóa và giảm viêm tốt. Để giảm ngứa bằng khổ qua bạn thực hiện như sau:

  • Thái khổ qua thành từng lát mỏng sau đó đắp lên da trong khoảng 20 phút.
  • Lưu ý trước khi đắp bạn cần vệ sinh da mặt thật sạch sẽ.
  • Cuối cùng rửa mặt sạch lại bằng nước mát.

Dị ứng da mặt

4.5. Giấm táo

Trong giấm táo có chứa acid acetic – một chất khử trùng vết thương tự nhiên được con người sử dụng hàng ngàn năm nay. Ngoài ra giấm táo còn có khả năng cân bằng độ pH trên da ở mức tự nhiên. Tuy nhiên, giấm táo có thể gây bỏng rát trên các vết thương hở. Vì vậy khi sử dụng bạn cần pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 và tránh các vết thương hở.