Dị ứng với ánh sáng mặt trời là gì, dấu hiệu nhận biết

Dị ứng ánh sáng mặt trời là một thuật ngữ y khoa được sử dụng phổ biến trong ngành da liễu. Chứng dị ứng, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời có liên quan đến việc da bị ngộ độc ánh sáng từ đó gây ra các biểu hiện bất thường trên da. Tiêu biểu là tình trạng da bị phát ban đỏ và ngứa ngáy sau khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng từ mặt trời.

Dị ứng ánh sáng mặt trời là loại một dị ứng hiếm gặp. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã liên tục xuất hiện các ca bệnh có liên quan là độ tuổi trung bình là khoảng 35 tuổi. Các bác sĩ cho biết, nguy cơ bị dị ứng, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng mức độ thể hiện sẽ là khác nhau.

Thông thường, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như sau:

– Đỏ và rát tại vùng da hở

– Ngứa hoặc đau có thể xảy ra

– Va chạm nhẹ và da có thể tạo thành các mảng sẩn

– Tạo vảy, đóng vảy cứng hoặc chảy máu

– Vết phồng rộp như phỏng nước hoặc phát ban

Chú ý, các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên thường chỉ xảy ra trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời sau một vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Bệnh có thể tự khỏi nhưng có khả năng tái phát rất nhanh. Chính vì thế, giải pháp chống tình trạng dị ứng đặc biệt này chính là cần chống nắng và bảo vệ da thật tốt.

Nguyên nhân da bị nhạy cảm, dị ứng với ánh sáng

Hiện nay vẫn chưa rõ những lý do khiến cho làn da của chúng ta bị nhạy cảm với nguồn sáng của mặt trời. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng vấn đề này có liên quan đến các yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng thuốc, hóa chất và các tình trạng bệnh lý có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Các bác sĩ cảnh báo các yếu tố nguy cơ sau:

– Người có da màu trắng thường dễ bị nhạy cảm với ánh nắng hơn người có da tối màu.

– Người có thói quen sử dụng nước hoa, chất khử trùng và thậm chí một số hóa chất được sử dụng trong kem chống nắng cũng có da nhạy cảm hơn.

– Người có tiền sử sử dụng thuốc tetracyclin, các thuốc chứa sulfa và thuốc giảm đau như ketoprofen cũng dễ bị dị ứng ánh sáng.

– Người bị mắc một bệnh về da như viêm da cũng làm tăng nguy cơ bị dị ứng ánh nắng mặt trời.

– Người có người thân bị dị ứng với ánh mặt trời đặc biệt là cha mẹ thì nguy cơ bị bệnh cũng cao hơn…

Cuối cùng chính là nhóm người không có thói quen bảo vệ và chăm sóc da thật tốt trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Không dùng kem chống nắng, không dùng các dụng cụ bảo vệ da như mũ nón, quần áo, khẩu trang… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến da nhiều hơn. Khi này, các triệu chứng dị ứng, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời của da cũng sẽ xuất hiện nhanh chóng với mức độ trầm trọng hơn.

dau-hieu-da-bi-di-ung-nhay-cam-voi-anh-sang-mat-troi-1

Cần làm gì khi da bị nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

Nếu bạn có làn da bị nhạy cảm với ánh sáng, đừng chủ quan. Bạn hãy dành thời gian thăm khám da liễu ngay để được các bác sĩ tư vấn giải pháp chăm sóc da, bảo vệ da cũng như điều trị nhanh chóng các triệu chứng dị ứng trên da. Hãy nhớ rằng mặc dù các phát ban dị ứng này không để lại sẹo nhưng có khả năng gây tổn thương cho da và làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nhằm giúp mọi người phòng trị bệnh hiệu quả, các bác sĩ xin đưa ra một vài phương án hỗ trợ điều trị dự phòng chứng dị ứng ánh sáng của da như sau:

– Tránh tiếp xúc với ánh mặt trời nhất là khi trời nắng gắt vào khung giờ từ 10-15h mỗi ngày. Khi này, các triệu chứng bệnh có thể sẽ tự biến mất nhé.

– Ngừng sử dụng các chất làm cho bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Về điều này chắc chắn bạn cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

– Bôi kem dưỡng ẩm da để làm dịu da đồng thời sản phẩm có thể giúp giảm kích thích do khô da, da bị bong tróc và tái tạo da tốt hơn.

– Sử dụng biện pháp làm dịu da như nước mát hoặc dung dịch calamine và lô hội có thể giúp bạn kiểm soát các dấu hiệu bỏng rát trên da.

– Chú ý nếu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu sau khi đi ngoài nắng về bạn không được gãy hay cố gắng tác động mạnh trên da để giảm ngứa để tránh gây tổn thương da…