Da khô là gì? Biểu hiện của da bị khô
Da bình thường có kết cấu mềm mại, dẻo dai vì chứa một lượng nước vừa đủ. Để làn da cảm thấy mềm mại, dẻo dai và “bình thường”, lớp trên cùng của nó phải chứa tối thiểu 10% nước. Tỉ lệ lý tưởng là từ 20% đến 35%. Để giúp bảo vệ lớp ngoài của da khỏi bị mất nước, các tuyến bã nhờn của da sản xuất một chất nhờn gọi là bã nhờn. Bã nhờn là một hỗn hợp phức tạp của axit béo, đường và các hóa chất tự nhiên khác tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại sự bốc hơi nước. Nếu da không có đủ bã nhờn, da sẽ mất nước và cảm thấy khô.
Biểu hiện của da khô:
Da khô có thể chỉ là tạm thời nhưng nó cũng có thể là tình trạng trường kỳ. Các biểu hiện của da khô như:
- Cảm giác căng da, đặc biệt là sau khi tắm, hoặc đi bơi.
- Da có cảm giác thô ráp.
- Ngứa, rát, nóng.
- Da đóng vảy hoặc bong tróc từ nhẹ đến nặng.
- Trên da xuất hiện các đường nhăn hoặc vết nứt.
- Da dễ bị ửng đỏ, viêm da.
- Vết nứt sâu có thể gây chảy máu, đau rát.
- Da khô có thể nứt nẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân da bị khô
Nguyên nhân chủ yếu của da khô thường là từ môi trường, cơ địa hoặc da khô thiếu chất gì đó. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn và phổ biến gây nên tình trạng da khô:
- Thời tiết: Da có xu hướng khô nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh. Khi thời tiết hanh khô cũng khiến da dễ bị khô.
- Tắm nước nóng hoặc bơi lội thường xuyên: Việc bơi lội thường xuyên, đặc biệt là trong các hồ bơi có nhiều clo dễ khiến da bị khô nhanh chóng.
- Sử dụng chất tẩy rửa: Nhiều loại xà phòng, chất tẩy rửa dễ lấy đi độ ẩm trên da khi tiếp xúc thường xuyên.
- Các tình trạng da khác. Những người mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng hoặc bệnh vẩy nến dễ bị khô da.
- Độ tuổi: Khi bạn già đi, lỗ chân lông của bạn tự nhiên tiết ra ít dầu hơn, làm tăng nguy cơ khô da.
Những ai hay bị khô da
Bất cứ ai cũng có thể phát triển da khô. Nhưng bạn có thể có nhiều khả năng phát triển tình trạng này hơn nếu:
- Ở độ tuổi trung niên: thường từ 40 trở lên, nguy cơ gia tăng theo độ tuổi – hơn 50% người lớn tuổi bị khô da.
- Sinh sống ở môi trường ẩm thấp, khí hậu khô hanh.
- Công việc trong môi trường hóa chất, khô hanh.
- Bơi tại các hồ bơi khử trùng bằng clo với tần suất thường xuyên.
- Người bị các bệnh về da, bị thiếu chất.
Da khô thiếu chất gì?
Da cần độ ẩm để bảo vệ khỏi các điều kiện khắc nghiệt. Khi lớp biểu bì hoặc lớp bề mặt của da bị mất nước sẽ xảy ra hiện tượng nứt nẻ, ngứa và khô da. Lớp biểu bì cũng chứa protein và chất béo làm việc cùng nhau để giữa nước (hydrat hóa). Vì vậy không chỉ thiếu nước mà thiếu chất béo và protein cũng gây ra tình trạng khô da. Da cần các chất dinh dưỡng để giữ cho da khỏe mạnh như các vitamin D, vitamin A, niacin, kẽm hoặc sắt,…
Cách khắc phục tình trạng da khô
Sau khi hiểu về tình trạng da khô thường thiếu chất gì, bạn đọc có thể áp dụng những cách sau đây:
Các biện pháp chăm sóc da
- Dưỡng ẩm: kem dưỡng ẩm giúp giữ nước.
- Bảo vệ da khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết.
- Uống nhiều nước.
- Sử dụng các máy phun ẩm.
- Vỗ nhẹ thay vì chà xát, làm khô da ướt bằng khăn cotton mềm.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt pH trung tính, cấp ẩm.
- Tẩy da chết: giúp da loại bỏ các lớp da bong tróc, da thừa để giúp da hấp thụ các chất dưỡng ẩm tốt hơn.
Bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt
Ngoài các biện pháp chăm sóc thì việc da khô thiếu chất gì, cần bổ sung chất gì cũng đóng vai trò quan trọng để cải thiện làn da khô. Dưới đây là một số các chất nên bổ sung khi da khô:
Vitamin C cho làn da mềm mượt
Vitamin C giúp tạo ra collagen, loại protein chính được tìm thấy trong da. Chất chống oxy hóa của vitamin C kích thích sửa chữa tế bào và phục hồi tổn thương do tia cực tím.
Dưỡng ẩm bằng vitamin E
Vitamin E là một biện pháp khắc phục hoàn hảo cho các lipid trong da, ngăn ngừa viêm da. Thậm chí, vitamin E còn giúp làm kín các vết nứt do khô da giúp phục hồi da hiệu quả.
Vitamin D
Vitamin D là loại vitamin chính có trong lớp biểu bì. Khi da hấp thụ ánh sáng mặt trời, phản ứng với da tạo ra vitamin D đi vào cơ thể cho các hoạt động hàng ngày. Vitamin D cũng ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm da do khô da.
Chữa lành da khô với Vitamin B
Vitamin B1 có đầy đủ chất chống oxy hóa để tăng tuần hoàn và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Thiếu B2 gây khô da và môi. B3 tạo ra chất béo mà da cần để duy trì sự khỏe mạnh. B5, B6 và B9 góp phần mang lại làn da khỏe mạnh theo những cách khác nhau. Cuối cùng, B12 tạo ra protein giúp “sửa chữa” da khô và duy trì độ ẩm.
Qua chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc chăm sóc da và bổ sung các dưỡng chất từ viên uống, thì việc bổ sung dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Khi biết được da khô thiếu chất gì, chúng ta nên bổ sung thêm từ nguồn dinh dưỡng chúng ta sử dụng hàng ngày:
- Các loại trái cây họ Cam, quýt, bưởi,…: giàu vitamin C.
- Phơi nắng từ sáng sớm: bổ sung vitamin D.
- Thực phẩm giàu vitamin B: các loại đậu, cá hồi, trứng, sữa, thịt bò,…