Chăm sóc da mặt cần những gì? Cần thấu hiểu làn da

Điều quan trọng đầu tiên để chăm sóc và sở hữu một làn da đẹp khỏe đó chính là cần thấu hiểu và nhận biệt được làn da của bạn thuộc loại da nào? Bởi khi xác định được loại da mà các bạn đang sở hữu, sẽ giúp các bạn chọn được sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp, áp dụng quy trình chăm sóc da chuẩn, đúng cách. Từ đó, mang đến hiệu quả chăm sóc da tối ưu nhất mà không gây tác dụng phụ đến da và sức khỏe. Vậy làm sao để xác định được mình thuộc loại da nào? Các bạn hãy cùng tham khảo ngay những gợi ý chi tiết dưới đây nhé!

Xác định loại da qua việc làm sạch: Các bạn làm sạch da mặt với sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt, thấm khô da và để da mọc, sau vài phút hãy quan sát và cảm nhận.

  • Nếu da căng, khô có nghĩa là da khô.
  • Nếu làn da nhanh chóng trở lại tình trạng bóng dầu như thường lệ, chứng tỏ đa dầu.
  • Nếu vùng chữ T nhờn những vùng má khô tức thuộc da hỗn hợp…

Xác định loại da bằng giấy thấm dầu: Sau khi làm sạch da như cách 1, các bạn hãy sử dụng tầm 6 – 8 miếng giấy thấm dầu cho các vùng như gò má, trán, cằm và 2 cánh mũi. Đợi khoảng 5 phút, lấy ra kiểm tra.

  • Da thường: Giấy không xuất hiện vệt dầu hoặc rất ít, làn da mịn, lỗ chân lông khá nhỏ và hầu như không thấy rõ.
  • Da dầu: Bề mặt giấy bóng dầu thấy rõ, lỗ chân lông to nhìn rõ bằng mắt thường.
  • Da khô: Giấy không có dầu, da trắng hơi sần sùi, có vảy.
  • Da hỗn hợp: Miếng giấy ở vùng trán và mũi có dầu nhờn, còn 2 bên má thì không.

Xác định loại da thông qua đặc điểm da: Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm và dấu hiệu nhận biết riêng, dựa vào đây các bạn có thể dễ dàng biết được mình thuộc loại da nào:

  • Da thường: Lỗ chân lông siêu nhỏ nên da rất mịn, căng bóng. Có ít dầu và ít bị mụn cũng như các vấn đề về da khác.
  • Da dầu: Da luôn trong tình trạng bóng dầu, lỗ chân lông to, đặc biệt là vùng mũi và cánh mũi thường có các loại mụn như mụn trứng cámụn đầu đen, thậm chí là cả mụn bọc, mụn viêm.
  • Da khô: Lỗ chân lông bình thường, da hay bong tróc, ngứa và thiếu độ ẩm. Khi sờ sẽ cảm nhận da thô ráp, kém mịn màng.
  • Da hỗn hợp: Loại da này lại được chia thành 2 loại khác nhau, một là hỗn hợp thiên khô (vùng da bị khô chiếm diện tích nhiều và chỉ có vùng da chữ T tiết dầu), hỗn hợp thiên dầu (cùng da dầu chiếm diện tích nhiều, chỉ một vài vị trí da khô).

Chăm sóc da mặt cần những gì? Cần nắm rõ quy trình chăm sóc da cơ bản

Để việc chăm sóc da mặt đạt được kết quả tối ưu nhất, hoàn hảo nhất, việc nắm rõ quy trình chăm sóc da mặt cơ bản là điều kiện cần và quan trọng không thể bỏ quả. Quy trình được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1: Tẩy trang

  • Mục đích: Lấy đi lớp trang điểm, kem chống nắng, bụi bẩn, bã nhờn…
  • Lưu ý: Dù không trang điểm các bạn vẫn phải thực hiện bước tẩy trang ngày 2 lần vào sáng tối, trước khi thực hiện mọi bước trang điểm hãy dưỡng da.

tay-trang

Bước 2: Sữa rửa mặt

  • Mục đích: Làm sạch từ sâu bên trong, se khít lỗ chân lông.
  • Lưu ý: Nên tạo bọt trước khi apply lên da. Không nên rửa mặt quá lâu và rửa mặt với nước nóng. Cũng không nên rửa mặt nhiều lần trong ngày.

sua-rua-mat

Bước 3: Tẩy da chết

  • Sản phẩm gợi ý: Tẩy da chết thảo mộc BioCos
  • Mục đích: Loại bỏ lớp da lão hóa, già cỗi, tái tạo một làn da mới chắc khỏe hơn.
  • Lưu ý: Chỉ nên sử dụng 2-3 lần/1 tuần.

Bước 4: Cân bằng da

  • Sản phẩm gợi ý: Nước cân bằng da BioCos
  • Mục đích: Giúp cân bằng độ pH, độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời giúp cấu trúc của da không bị thay đổi. Từ đó hạn chế tình trạng da bị nổi mụn hoặc dễ bị khô.
  • Lưu ý: Luôn luôn thực hiện cân bằng ẩm cho da sau bước làm sạch với quy tắc 3 giây, tức là sau 3 giấy làm sạch và thâm khô da hãy cân bằng ẩm cho da ngay.

Bước 5: Serum/sản phẩm đặc trị

  • Sản phẩm gợi ý: Tinh chất sáng da; Tinh chất chấm mụn; Tinh chất nám;…
  • Mục đích: Nuôi dưỡng, khắc phục các vấn đề da một cách chuyên sâu, hiệu quả nhanh chóng.
  • Lưu ý: Tùy vào tình trạng của da các bạn có thể lựa chọn các loại serum đặc trị phù hợp như: trị mụn, trị nám, trị lão hóa,…

Bước 6: Kem dưỡng ẩm

  • Sản phẩm gợi ý: Kem dưỡng B5
  • Mục đích: Đây sẽ là bước dưỡng ẩm, đồng thời giúp khóa ẩm trên da, tạo thành một lớp màng bảo vệ các dưỡng chất từ các bước dưỡng da trước đó được khóa lại dưới da và không bị bốc hơi khỏi da.
  • Lưu ý: Bất kể loại da nào cũng cần được thực hiện dưỡng ẩm hàng ngày.