Skip to Content

Category Archives: Sức khỏe & làm đẹp

Phenoxyethanol là gì? Ứng dụng phenoxyethanol trong mỹ phẩm

Phenoxyethanol là một trong những thành phần được ứng dụng phổ biến trong các dòng sản phẩm chăm sóc da cao cấp hiện nay. Vậy phenoxyethanol có thật sự an toàn? Nó đóng vai trò gì khi được ứng dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da? Hãy cùng BIO COSMETICS tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ về thành phần mỹ phẩm dưới đây nhé!

phenoxyethanol-la-gi-ung-dung-phenoxyethanol-trong-my-pham

Phenoxyethanol là chất gì?

Phenoxyethanol là một loại chất lỏng, không màu, có mùi dễ chịu và tồn tại ở dạng dầu. Phenoxyethanol được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống như trong công nghiệp mỹ phẩm với mực đích chính là bảo quản sản phẩm trong thời gian dài, phòng tránh vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập.

Công thức hóa học: C6H5OC2H4OH.

Tên gọi khác: Ethylene glycol monophenyl ete, 2-Phenoxyethanol, phenoxetol, phenoxyethyl alcohol, rose ete, beta-hydroxyethyl phenyl ete,…

phenoxyethanol-la-chat-gi

Phenoxyethanol có độc hại hay không?

Có nhiều khẳng định về tính an toàn của phenoxyethanol như:

  • Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép các NSX sử dụng phenoxyethanol trong mỹ phẩm với vai trò tương tự chất phụ gia gián tiếp trong thực phẩm.
  • Ban chuyên gia CIR thẩm định nhiều lần về độ an toàn cho sức khỏe và làn da đối với người trưởng thành khi sử dụng bôi tại chỗ với nồng độ rất thấp.
  • Ủy ban Châu Âu về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm cũng khẳng định tính an toàn của phenoxyethanol khi sử dụng với nồng độ không vượt quá giới hạn 1%.

Tuy nhiên, thực tế phenoxyethanol có thể gây dị lên dị ứng và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh. Do đó, nên sử dụng phenoxyethanol ở nồng độ cho phép từ 0,4 đến dưới 1%. Nếu dùng phenoxyethanol với nồng vượt mức được phép sẽ gây ra những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nặng hơn là ức chế thần kinh. Sử dụng phenoxyethanol ở nồng trên 2,2 % thì sẽ gây ra hiện tượng xốn mắt, ngứa, nghiêm trọng hơn là khiến cho bệnh ung thư vú ở phụ nữ.

Đặc biệt phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh tiếp xúc với phenoxyethanol và cân nhắc về việc sử dụng sản phẩm có chứa phenoxyethanol cho trẻ dưới 3 tuổi.

Ứng dụng phenoxyethanol trong mỹ phẩm

Làm chất bảo quản: Phenoxyethanol là chất bảo quản mỹ phẩm thông dụng, chống lại sự xâm nhập, sự phát triển của nấm, vi khuẩn. Từ đó, giữ nguyên công dụng của sản phẩm như ban đầu, tránh nấm mốc, tăng cường độ an toàn và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Phenoxyethanol nằm trong danh sách những chất ít gây kích ứng nhất trong các công thức mỹ phẩm, bởi nó không phóng thích formaldehyde, và được chấp thuận trên toàn thế giới (bao gồm cả Nhật Bản và EU).

phenoxyethanol-lam-chat-bao-quan

Làm chất cố định: Phenoxyethanol được sử dụng chủ yếu như là chất cố đinh các hương liệu trong nước hoa và xà phòng. Do phenoxyethanol còn là một ete glycol và chất bactericide, phenoxyethanol có khả năng ổn cố định hương liệu và giúp hương lưu lại lâu hơn khi sử dụng.

Sản xuất mỹ phẩm: Sử ra đời của Phenoxyethanol đã thay thế cho paraben – hợp chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Chính vì vậy, bạn dễ dàng thấy phenoxyethanol là trong bảng thành phẩn của kem dưỡng ẩm, dầu gội, dầu xả tóc, sơn móng tay, nước rửa tay, kem chống nắng, …

phenoxyethanol-san-xuat-my-pham

Là chất xúc tác: Tuy không đóng vai trò quá lớn tác động đến làn da nhưng phenoxyethanol là chất xúc tác giúp các hợp chất có lợi phát huy hết tác dụng và hiệu quả hơn như allantion, protein, glycerin,….

Giảm mụn trứng cá: Phenoxyethanol kết hợp với một số hóa chất khác có tác dụng làm giảm tình trạng mụn trứng cá hiệu quả và lành tính.

0 0 Continue Reading →

Paraben trong mỹ phẩm: Tác hại đến da cần biết

Paraben là gì?

Paraben, tên gọi chung của nhóm các dẫn xuất gồm các chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi nhất trong trong mỹ phẩm. Paraben trong mỹ phẩm có vai trò hạn chế tăng sinh vi khuẩn, hạn chế sự phân hủy của các hóa chất, đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng.

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, paraben trong mỹ phẩm gây ảnh hưởng xấu đến làn da và sức khỏe, khuyến cáo mọi người nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa paraben.

paraben-la-gi

Tác hại của paraben trong mỹ phẩm?

Gây dị ứng và gây ung thư da

Năm 1988, trong nghiên cứu của Nagel JE và các đồng sự đã chỉ ra rằng: Paraben trong mỹ phẩm ở nồng độ nhiều có thể gây kích ứng cho người tiêu dùng thuộc da nhạy cảm, dễ bị dị ứng.

Mặt khác, một loại thuộc dẫn xuất của Paraben là Methylparaben trong mỹ phẩm khi thoa lên da tác dụng với tia UVB, khiến da dễ bị cháy nắng, sạm màu da và tăng khả năng lão hoá da, tổn thương đến phần tử DNA. Đây là nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng đề kháng của da và có nguy cơ dẫn đến ung thư da.

Tuy nhiên, đây là những tác hại không mong muốn xảy ra khi sử dụng Paraben nồng độ có Paraben quá mức hoặc kích ứng với một số làn da nhạy cảm.

Gây ung thư vú

Paraben trong mỹ phẩm gây ra ung thu vú ở phụ nữ hay không vẫn để lại rất nhiều ý kiến trái nhiều

Một số nhà nghiên cứu khác như Philip W. Harvey và David J. Everett, hay Dr. Richard Sullivan ở Viện nghiên cứu ung thư UK yêu cầu cần phải thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu tác động của Paraben. Các lập luận hiện tại chưa đủ cơ sở để khẳng định đây có phải là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú.

Mặc dù mối tương quan giữa paraben và ung thư vú vẫn còn là một vấn đề chưa được làm rõ, nhưng Paraben có thể ảnh hưởng đến hormone estrogen của nữ giới đã được xác nhận trong một số nghiên cứu. Việc sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần paraben trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng sinh sản, vậy nên phái đẹp cần chú ý nhé!

Giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới

Trong cuộc nghiên cứu của S. Oishi thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Tokyo mang tên “Effects of propylparaben on the male reproductive system” đã chỉ ra rằng: Một dẫn xuất khác của Paraben là chất Propylparaben trong mỹ phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

tac-hai-cua-paraben-trong-my-pham

Cách nhận biết paraben trong mỹ phẩm

Paraben có rất nhiều loại dẫn xuất, nổi bật như:

Các loại bị cấm

  • Isopropylparaben.
  • Isobutylparaben.
  • Pentylparaben.
  • Phenylparaben.
  • Benzylparaben.

Các loại chưa bị cấm

  • Methylparaben: Ký hiệu là E218, được sử dụng trong các dòng sản phẩm chăm sóc tóc, kem dưỡng ẩm,…
  • Ethylparaben.
  • Propylparaben: Ký hiệu là E216, được sử dụng làm chất bảo quản trong phấn mắt dạng kem, mascara, kem nền với nồng độ cho phép từ 0.01% đến 0.3%.
  • Butylparaben:

Để đảm bảo an toàn tốt nhất cho da và sức khỏe tốt nhất bạn nên lựa chọn các dòng mỹ phẩm chăm sóc da không chứa paraben (Paraben Free).

Mỹ phẩm paraben free là những dòng mỹ phẩm không chứa paraben, thường gặp nhất ở các dòng mỹ phẩm hữu cơ (organic). Ở các mỹ phẩm organic để bảo quản sản phẩm, người ta thay thế paraben bằng các axit hữu cơ (như diazolidinyl urea, natri benzoat hay kali sorbate) để sản phẩm không bị hư hại và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người sử dụng. Để tìm sản phẩm không chứa paraben, bạn cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần của sản phẩm, tìm kiếm các nhà sản xuất đáng tin cậy, có chứng nhận rõ ràng.

0 0 Continue Reading →

Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm: Hại hay tốt

Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm: Hại hay tốt

Alcohol (cồn) ứng dụng trong mỹ phẩm tạo ra rất nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến thì cho rằng nó có lợi cho da, nhiều ý kiến lại cho rằng nó có hại cho da. Vậy thực hư ra sao, tại sao Alcohol (cồn) vấn được nhiều thương hiệu mỹ phẩm lớn sử dụng? Hãy cùng BIO COSMETICS đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

alcohol-con-trong-my-pham-hai-hay-tot

Alcohol (cồn) là gì?

Alcohol (cồn) là một hợp chất hữu cơ trong hóa học và có trong các loại đồ uống có cồn (ancol) hay ancol etylic (C2H5OH). Alcohol (cồn) được ứng dụng khá phổ biến trong ngành mỹ phẩm với nhiều vai trò và công dụng khác nhau.

Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm có hai loại. Cụ thể là:

Cồn béo – Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: 

  • Gồm Cetearyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Lanolin Alcohol, Behenyl Alcohol, Arachidyl Alcohol.
  • Là những loại cồn tốt, được chiết xuất từ thiên nhiên nhất là trong các loại dầu của cây dừa, cây cọ,…Chúng không gây kích ứng cho da, có tác dụng cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.

Cồn khô – Drying Alcohols hay Solvent Alcohols

  • Gồm SD Alcohol, Isopropyl Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Benzyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol.
  • Đây là những loại cồn thuộc nhóm cồn xấu, chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học. Còng trong mỹ phẩm, chúng có vai trò bảo quản, là dung môi hòa tan dưỡng chất, ngăn kết tinh, đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm.

alcohol-con-la-gi

Vai trò của Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm hiện nay

Có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm lớn, nổi tiếng vẫn sử dụng Alcohol (cồn) trong một số sản phẩm chăm da của mình. Bởi Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm giữ vai trò:

  • Vai trò bảo quản sản phẩm, ngăn sự xâm hại của vi khuẩn, tăng tuổi thọ của sản phẩm.
  • Là dung môi hòa tan dưỡng chất, ngăn kết tinh, đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm.
  • Nhiều loại kem dưỡng ẩm còn sử dụng cồn khô nhằm làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu dưỡng chất cho da. Đặc biệt là giúp retinol và vitamin C hấp thụ vào da hiệu quả hơn.
  • Làm mềm và dịu da, duy trì độ ẩm giúp da mịn màng.
  • Cồn khô tốt cho da nhờn, xuất hiện trong nhiều loại toner và kem chống nắng, vì nó có thể khiến da hạn chế tiết dầu, đem lại làn da khô thoáng.

vai-tro-cua-alcohol-con-trong-my-pham-hien-nay

Những tác động xấu của Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm

Bên cạnh những công dụng và lợi ích mà Alcohol (cồn) mang lại thì nó cũng có những nhược điểm như:

  • Khiến da bị khô, căng kích, dễ mọc mụn. Do đó sử hữu một làn da nhạy cảm, da khô nên tránh và tuyệt đối không lạm dụng các sản phẩm chứa cồn khô.
  • Khiến da bị mất đi lớp màng ẩm tự nhiên trên da bởi cồn có đặc tính hút ẩm, rút nước trên da.
  • Da bị bào mòn, mỏng yếu và nhanh chóng lão hóa.
  • Làm cấu trúc bề mặt da thay đổi, làm cho da nổi mụn hoặc làm to lỗ chân lông.

nhung-tac-dong-xau-cua-alcohol-con-trong-my-pham

Do đó, khi lựa chọn sử dụng mỹ phẩm có thành phần Alcohol (cồn) bạn cần đọc kỹ hướng dẫn, xem xét kỹ lưỡng về nồng độ cồn, … hoặc có thể tham khảo thông tin tư vấn từ người bán hàng. Với làn da nhạy cảm, để đảm bảo an toàn cho da tốt nhất bạn nên tránh xa các sản phẩm có cồn, thay vào đó nên sử dụng mỹ phẩm sạch, lành tính có nguồn gốc tự nhiên nhé!

Giải đáp các thắc mắc về Alcohol (cồn)

Có nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa Alcohol (cồn) không?

Chỉ nên sử dụng các dòng sản phẩm có chứa thành phần cồn ở nồng độ thấp, dưới 5% hoặc nằm ở cuối bảng thành phần. Đặc biệt, nếu bạn có làn da nhạy cảm, da khô thì tốt nhất nên tránh các dòng sản phẩm có chứa cồn.

Nếu bạn có làn da dầu, hoặc da hỗn hợp thiên dầu, bạn vẫn có thể sử dụng các dòng sản phẩm chứa cồn ở nồng độ thấp., tuy nhiên, tốt nhất vẫn là tránh xa những loại mỹ phẩm chứa cồn ở nồng độ cao. Để đảm bảo an toàn, thay vì lựa chọn sản phẩm chứa cồn, bạn có thể lựa chọn các thành phần có lợi cho cho da dầu hoặc mụn như salicylic acid, benzoyl peroxide, hyaluronic acid…..

Tại sao Alcohol (cồn) bị mang tiếng xấu?

Bạn dễ dàng bắt gặp các loại cồn khô (Drying Alcohols) như ethanol xuất hiện trong bảng thành phần của sản phẩm kem chống nắng của Nhật, hoặc alcohol denat được nhiều hãng mỹ phẩm Âu, Mỹ. Vậy tại sao Alcohol (cồn) lại mang tiếng xấu? Bởi Alcohol (cồn) sử dụng với nồng độ cao sẽ khiến nhanh lão hóa, khô ráp và kém mịn màng.

Phân biệt cồn có lợi và cồn có hại

Cách tốt nhất để đánh giá và phân biệt cồn nào có lợi, có hại cho da là nhìn vào bảng thành phần. Cụ thể:

  • Nếu nồng độ từ 5% trở xuống, cồn khô gần như không gây ảnh hưởng xấu đến da bởi nó bay hơi rất nhanh và gần như hoàn toàn khi mỹ phẩm được lấy ra ngoài và thoa đều lên da.
  • Dựa vào thứ tự giới thiệu sản phẩm. Nếu các loại cồn khô xuất hiện trong 6 thành phần đầu tiên, nghĩa là chúng chứa tỷ trọng trong sản phẩm khá lớn, dễ gây phá huỷ collagen, tốt nhất nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng.
0 0 Continue Reading →

Dimethicone trong mỹ phẩm có an toàn cho da?

Trong bảng thành phần của nhiều sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hợp chất dimethicone. Tuy nhiên không phải biết dimethicone là gì? Dimethicone trong mỹ phẩm có vai trò gì, có hại cho da hay không? Chính vì vậy, trong bài viết chia sẻ về kiến thức thành phần mỹ phẩm này, BIO COSMETICS sẽ giới thiệu đến mọi người về thành phần dimethicone nhé!

dimethicone-trong-my-pham-co-an-toan-cho-da

Dimethicone là gì

Dimethicone – tên khoa học là Polydimethylsiloxane (PDMS), là một dạng hợp chất polymer có thành phần chính là silicone. Hiểu đơn giản hơn, dimethicone là một dạng dầu silicone được điều chế nhân tạo trong phòng thí nghiệm, nó được sử dụng nhiều trong y học cho đến các các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

  • Tính chất vật lý: Dimethicone là chất lỏng, không màu, tan trong nước.
  • Công thức hóa học: (C2H6OSi)n
  • ID IUPAC: Poly (dimethylsiloxane)
  • Mật độ: 965 kg/ m3
  • Nhiệt độ sôi: 200 độ C

dimethicone-la-gi

Dimethicone trong mỹ phẩm có an toàn cho da

Trước đây, hoạt chất dimethicone được các nhà khoa học nghiên cứu và tạo ra với mục đích sử dụng trong y học, cho đến này nó được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc và thậm chí cả trong thực phẩm được FDA chấp nhận. Chính vì vậy, hoạt chất dimethicone trong mỹ phẩm được xem là khá an toàn cho làn da.

Ngoài ra, dimethicone cũng được rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức uy tín trên thế giới như: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA Hoa Kỳ), Hội đồng Chuyên gia Mỹ phẩm (CIR), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),….công nhận rằng đây là hoạt chất an toàn cho da, sử dụng như một thành phần bảo vệ da trong các sản phẩm mà không cần kê toa.

Ứng dụng của dimethicone trong mỹ phẩm

Dimethicone ứng dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da

Dimethicone trong mỹ phẩm đóng vai trò như chất nhũ hóa và chất kết dính các thành phần khác trong sản phẩm lại với nhau. Ngoài ra, nó còn mang đến những công dụng nổi bật như:

  • Giúp kết cấu của sản phẩm mềm mại, dễ apply trên da.
  • Tạo ra lớp bảo vệ giúp giữ độ ẩm cho da, chống lại thời tiết khắc nghiệt, chất kích thích xâm hại.
  • Giúp các đường rãnh trên da trở nên căng mịn.
  • Có tác dụng làm dịu da….

Các sản phẩm dưỡng da thông dụng có chứa dimethicone như: Kem dưỡng ẩm, serum, kem chống nắng, xịt dưỡng,…

dimethicone-ung-dung-trong-my-pham-cham-soc-da

Sản phẩm cho trang điểm: Kem nền, BB and CC creams, phấn má, setting sprays, kem lót – primer, kem che khuyết điểm, kem dưỡng có màu,…

Dimethicone ứng dụng trong mỹ phẩm chăm sóc tóc

Trong các sản phẩm chăm sóc tóc, dimethicone có tác dụng:

  • Giữ ẩm cho tóc, giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng.
  • Bảo vệ tóc khỏi các nguồn nhiệt từ máy sấy, máy tạo kiểu.

Các sản phẩm chăm sóc thông dụng có chứa dimethicone như: đầu gối dưỡng ẩm, dầu gội dưỡng tóc, dầu xả, mặt nạ cho tóc,…

dimethicone-ung-dung-trong-my-pham-cham-soc-toc

Lý dimethicone trong mỹ phẩm vẫn bị đánh giá là không tốt cho da?

Mặc dù hoạt chất dimethicone đã được nhiều khóa học, tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là an toàn cho da. Tuy nhiên, dimethicone trong mỹ phẩm vẫn bị đánh giá là không tốt cho da, bởi nó gây ra những tác động xấu như:

  • Lớp màng dimethicone ngăn cản các hoạt động bình thường của da như tiết mồ hôi, đồi chỉnh nhiệt độ hay loại bỏ các tế bào chết,…
  • Việc tiếp xúc nhiều với dimethicone trong một thời gian dài dễ gây ra tình trạng tăng kích ứng da, do tính chất của lớp phủ trong thành phần.
  • Dimethicone rất dễ gây dị ứng cho những người sở hữu làn da nhạy cảm.
  • Dimethicone là chất phân hủy sinh học, không tốt cho môi trường (Theo chính phủ Canada).
  • Dimethicone gây ra dấu hiệu lão hóa da, do dimethicone làm gián đoạn khả năng dưỡng ẩm vốn có của da, khiến da trở nên khô hơn, các rãnh và các nếp nhăn trở nên dễ nhận thấy hơn.
  • Dimethicone gây ra mụn trên da, vì dimethicone có kha rnawng khóa ẩm nên nó khóa luôn cả bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông, tạo ra môi trường hoàn hảo cho mụn trứng cá, mụn đầu đen sinh sôi, phát triển.

Để tránh những tác động xấu từ dimethicone đến da, bạn có thể lựa chọn những những thay tự nhiên khác như: Bơ hạt mỡ, rong biển, dầu Jojoba, Coco-Caprylate/Caprate, Butylene Glycol Dicaprylate/Dicaprate…..

Các nhận biết sự góp mặt của dimethicone trong mỹ phẩm

Để nhận biết dimethicone trong mỹ phẩm chỉ cần nhận biết chúng thông qua gốc hóa học và tên gọi hóa học của những loại chất này. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm, các thành phần polymer có thể bị biến đổi và xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau, như:

  • Đối với gốc Siloxane: Polydimethylsiloxane,  Cyclopentasiloxane
  • Đối với gốc Cone: Amodimethicone, Cyclomethicone, Trimethicone, Dimethicone Methicone, hay Trimethylsilylamodimethicone…
  • Đối với gốc Conol: Dimethiconol
  • Đối với gốc Polymers: Polybutene, VP / VA Copolymer, C10-30 Alkyl acrylate crosspolymer, Polyisobutene, Hydrogenated polyisobutene (thông dụng nhất).
0 0 Continue Reading →

Bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh: Nên hay không nên

Có nên bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh?

Việc nên hay không nên bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:

  • Loại mỹ phẩm
  • Thành phần có mỹ phẩm

Một số loại mỹ phẩm khi được bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh sẽ giúp làm tăng tính hiệu quả của sản phẩm, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, nhất là với những dòng mỹ phẩm tự nhiên, mỹ phẩm hữu cơ. Ngoài ra, việc bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh còn giúp giữ nguyên thành phần và công thức hóa học có trong sản phẩm.

Tuy nhiên, một sản phẩm mỹ phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh lại khiến cho sản phẩm bị biến đổi công thức, mất đi những tác dụng như ban đầu. Vậy đâu là loại mỹ phẩm nên bảo quản trong tủ lạnh và đâu là loại mỹ phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Cùng BIO COSMETICS tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Những loại mỹ phẩm nên bảo quản trong mỹ phẩm

  • Kem hoặc gel dưỡng da vùng mắt: Tăng hiệu quả dưỡng da vùng mắt, các bỏng mắt hay tình trạng mắt sưng húp, quầng thâm biến mất nhanh chóng. Bởi, khi thoa kem lạnh, mạch máu dưới vùng da mắt co lại, từ đó giúp giảm sưng tấy.
  • Mặt nạ: Nhắc đến việc bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến mặt nạ dưỡng da. Bởi, hấu hết các dòng mặt nạ dưỡng da có trên thị trường hiện nay luôn được khuyến cáo lưu trữ trong tủ lạnh trước khi sử dụng, bởi nó không chỉ mang lại cảm giác mát lạnh, thư giãn mà còn giúp da của bạn mềm mại, tươi tắn hơn.
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp làm giảm sự xuất hiện lỗ chân lông, cải thiện vẻ tươi sáng của da một cách tạm thời.
  • Xịt khoáng: Tăng hiệu quả làm dịu làn da trước tác động từ môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là khi bạn có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.
  • Mỹ phẩm dưỡng da không chứa chất bảo quản (tự nhiên, hữu cơ) hay chứa probiotic: Bởi các loại mỹ phẩm này có hạn sử dụng ngắn, dễ bị hỏng hoặc chứa thành phần men vi sinh nên được bảo quản trong tủ lạnh, nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng và đảm bảo công thức được giữ tốt nhất.
  • Mỹ phẩm, kem hoặc thuốc trị mụn: Nếu không phải sử dụng trong một thời gian dài, bạn hãy lưu trữ các sản phẩm trị mụn trong môi trường lạnh để các thành phần trong thuốc phát huy tác dụng và không bị oxy hóa.
  • Serum: Nhiệt độ trong tủ lạnh rất thích hợp cho việc bảo quản serum, giúp làm tăng chất lượng của sản phẩm này.
  • Kem chống nắng: Ở trong điều kiện môi trường quá ấm hoặc nóng, tác dụng của kem chống nắng sẽ bị suy giảm. Do đó, bảo quản kem chống nắng trong tủ lạnh để đạt hiệu quả hơn. Tìm hiểu về Kem chống nắng BioCos – Siêu chống nắng bảo vệ da trước mọi tác động từ môi trường.

nhung-loai-my-pham-nen-bao-quan-trong-tu-lanh

Những loại mỹ phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

  • Phấn trang điểm: Phấn mắt, phấn má, phấn nền…cần được bảo quản trong điều kiện môi trường khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Do đó, khi bảo quản trong tủ lạnh, chúng sẽ bị biến chất và hư hỏng nhanh hơn.
  • Chì trang điểm: Khi gặp lạnh, đầu chì sẽ đông cứng lại, khiến thao tác kẻ của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn và màu không được đồng đều nữa.
  • Son môi: Trong điều kiện lạnh, son sẽ dễ dàng bị chai, giảm tuổi thọ và chất lượng, bởi nhiệt độ thấp không phù hợp với các thành phần, cấu tạo của son.
  • Sơn móng: Một số chất trong sơn móng rất dễ gây cháy nổ khi gặp lạnh. Để đảm bảo an toàn, bạn không nên bảo quản sơn móng trong tủ lạnh.
  • Mỹ phẩm dạng dầu (dầu dưỡng, tinh dầu…): Nhiệt độ thấp sẽ làm đông cứng hoặc tách lớp dầu khiến chúng biến đổi về kết cấu. Do đó, bạn không nên để sản phẩm này trong tủ lạnh.

my-pham-khong-nen-bao-quan-trong-tu-lanh

Cách bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh đúng

Để có thể bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh một cách tốt nhất. Mọi người cần chú ý:

  • Nên bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh với những ngăn riêng biệt, không để lẫn thực ăn. Giúp tránh việc xâm nhập của vi khuẩn, ám mùi khó chịu vào sản phẩm.
  • Tất cả các sản phẩm khi được bảo quản trong tủ lạnh cần đậy kín nắp để tránh mỹ phẩm có thể bị biến chất.
  • Bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng của từng loại mỹ phẩm, để điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp với sản phẩm.
  • Khuyến khích sử dụng tủ lạnh chuyên dùng cho mỹ phẩm, để nâng cao chức năng bảo vệ mỹ phẩm của bạn.
0 0 Continue Reading →

Vitamin E: Hoạt chất nổi bật trong mỹ phẩm

Vitamin E

Vitamin E là tên một nhóm các hợp chất chống oxy hóa hòa tan trong dầu trong cồn, nhưng không tan trong nước, có chứa các phân tử tocopherol và tocotrienol, mang đặc tính chống oxy hóa cao thường ở dạng lỏng màu vàng nhạt. Trong đó nhóm Tocopherol có vai trò quan trọng hơn. Tocopherol là chất có hoạt tính mạnh nhất trong các loại Vitamin E và cũng là loại được phân bổ rộng rãi nhất trong các thực phẩm tự nhiên.

vitamin-e-la-gi

Nguồn gốc của vitamin E

Vitamin E được phân thành 2 loại chính dựa theo nguồn gốc là vitamin E từ thiên nhiên và dạng tổng hợp. Cụ thể:

  • Vitamin E nguồn gốc thiên nhiên: Xuất hiện trong các loại thực phẩm, đồ ăn hằng ngày như các loại hạt (hạnh nhân, hướng dương,…), cá, hoa quả, rau xanh…Trong vitamin E tự nhiên có một loại đồng phân hàm lượng cao nhất cũng chính là loại tốt nhất tồn tại được trong cơ thể con người là d-alpha tocopherol. Ngoài ra cũng sẽ có một lượng đồng phân hàm lượng nhỏ khác như: Beta, gamma và delta. Tuy hoạt tính của chúng khá thấp nhưng vẫn rất có lợi cho sức khỏe con người.
  • Vitamin E tổng hợp: Để việc sử dụng vitamin E trở nên thuận tiện lợi, tính kinh tế cao. Các nhà nghiên cứu đã đã sản xuất ra loại vitamin tổng hợp dạng viên nang mềm, viên nang cứng dung dịch hoặc bột pha uống. Công thức của chúng là dl – alpha tocopherol và cũng đủ 8 loại đồng phân và chỉ có một đồng phân là có cấu trúc tương tự như vitamin E thiên nhiên là d – alpha tocopherol. Tuy nhiên, hàm lượng trong đó khá thấp chỉ có 12.5%, thấp hơn so với loại vitamin đến từ thiên nhiên. Chính vì thế khi uống vitamin E tổng hợp, hàm lượng cần tăng lên gấp 1.4 lần so với những loại được chiết xuất từ thiên nhiên. Và lượng vitamin bị dư thừa sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài môi trường.

nguon-goc-cua-vitamin-e

Công dụng của vitamin E trong mỹ phẩm

  • Củng cố hàng rào bảo vệ da: Vitamin E đóng vai trò là lá chắn bảo vệ màng tế bào, giúp tế bào thoát khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó duy trì hoạt động của lớp màn bảo vệ.
  • Dưỡng ẩm cho da: Vitamin E có trong sản phẩm dưỡng da giúp duy trì độ ẩm trên da lâu hơn so với các sản phẩm khác. Nhờ vào đặc tính dưỡng ẩm cao, loại vitamin này được ví như “thần dược” giúp cung cấp độ ẩm cho làn da bạn luôn ẩm mượt, căng mọng. Ngăn chặn tình trạng thiếu hụt độ ẩm của da. Ngoài ra, bôi kem dưỡng ẩm chứa vitamin E còn giúp duy trì làn da săn chắc, khỏe mạnh.
  • Bảo vệ làn da khỏi tia UV: Tia UV là gì? Tia UV từ ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân gây hại lớn tới làn da. Nếu bạn, bổ sung đầy đủ vitamin E có cơ thể, làn da sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tác hại từ tia UV như cháy nắng, bong tróc, ung thư da,….
  • Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa: Vitamin E cũng rất nổi tiếng với công dụng chống lão hóa da. Đơn giản, vitamin E là một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ và gìn giữ làn da tươi trẻ lâu dài theo thời gian..
  • Làm lành vết thương: Theo nghiên cứu cho thấy, thuốc vitamin E dạng uống giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương trên da. Vitamin E dạng dầu cũng có công dụng tương tự, nhưng so với dạng uống không mang lại hiệu quả nhanh chóng bằng.
  • Các công dụng khác: Giảm tình trạng dị ứng nhiễm trùng hay các vấn đề ngứa da khác; hỗ trợ điều trị bệnh chàm, vảy nến,…

cong-dung-cua-vitamin-e-trong-my-pham

Cách chăm sóc da mặt với vitamin E đơn giản

Sử dụng vitamin E kết hợp với tinh bột nghệ

  • Chuẩn bị: 2 thìa tinh bột nghệ, 1 viên vitamin E
  • Thực hiện: Lấy dưỡng trong viên nang vitamin E trộn đều với tinh bột nghệ. Rửa mặt thật sạch, thoa hỗn hợp lên da, thư giãn khoảng 15-20 phút thì rửa sạch lại với nước. Áp dụng đều đặn khoảng 1-2 lần mỗi tuần bạn sẽ có được làn da trắng sáng, rạng rỡ một cách nhanh chóng.

su-dung-vitamin-e-ket-hop-voi-tinh-bot-nghe

Sử dụng vitamin E kết hợp với mật ong

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong nguyên chất, 2 viên Vitamin E
  • Thực hiện: Lấy dưỡng trong viên nang vitamin E trộn đều với mật ong. Rửa mặt thật sạch, thoa hỗn hợp lên da, thư giãn khoảng 15-20 phút thì rửa sạch lại với nước. Áp dụng đều đặn 2 lần mỗi tuần bạn sẽ có được làn mịn màng, trắng sáng tự nhiên.

Sử dụng vitamin E kết hợp với sữa chua không đường

  • Chuẩn bị: 2 viên Vitamin E, 2 thìa sữa chua không đường
  • Thực hiện: Trộn tinh chất Vitamin E với sữa chua không đường thành hỗn hợp sền sệt, sánh mịn. Rửa da mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt, có thể tẩy da chết để tăng thêm hiệu quả. Thoa hỗn hợp lên da mặt kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau 20 phút thì rửa lại với nước sạch. Nên áp dụng 2-3 lần mỗi tuần.

su-dung-vitamin-e-ket-hop-voi-sua-chua-khong-duong

Các cách bổ sung vitamin E cho cơ thể và làn da

Bổ sung bằng thực phẩm giàu vitamin E

Bên cạnh việc sử dụng vitamin E dạng uống hoặc sử dụng các dòng mỹ phẩm sạch có chứa thành phần vitamin E để dưỡng da thì bạn có thể bổ sung vitamin E cho cơ thể và làm đẹp cho da từ bên trong bằng các loại thực phẩm như:

  • Hạt hướng dương: Cứ 100gr hạt hướng dương sẽ có 35,17mg.
  • Hạt hạnh nhân: Cứ 100g hạt lại có 25,63mg
  • Quả bơ: Cứ 100g bơ lại có khoảng 2,07mg vitamin E tự nhiên.
  • Cải bó xôi: 100g rau cải bó xôi có hàm lượng vitamin là 2,03mg.
  • Bí đỏ: Có khoảng 1,29 trong 100gr bí đỏ.
  • Măng tây: 100gr măng tây tương đương với 18% lượng vitamin E. Ngoài ra, măng tây còn rất giàu nhiều vitamin E, B1, B2, B6, A, C, K, chất xơ, protein,…
  • Các thực phẩm khác như: các hồi, cá trích, đậu phộng, trứng, xoài, kiwi,….

Bổ sung vitamin E bằng đường uống

Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, sản phẩm vitamin E tổng hợp, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn sử dụng phù hợp với từng nhóm tuổi, giới tính. CỤ thể như:

  • Nhóm tuổi từ 1-3: hàm lượng vitamin tối đa trong 1 ngày là 200mg (tương đương 300IU).
  • Nhóm tuổi từ từ 4-8: hàm lượng vitamin tối đa trong 1 ngày là 300mg (tương đương 450IU).
  • Nhóm tuổi từ 9-13: hàm lượng vitamin tối đa trong 1 ngày là 600mg (tương đương 900IU).
  • Nhóm tuổi từ 19 trở nên: hàm lượng vitamin tối đa trong 1 ngày là 1000mg (tương đương 1500IU).

Sử dụng mỹ phẩm dưỡng da có chứa vitamin E

Với nền công nghiệp phát triển hiện nay, có rất nhiều dòng sản phẩm dưỡng da được nghiên cứu và ứng dụng thành phần vitamin E, hỗ trợ việc chăm sóc da hiệu quả và thuận tiện. Một số dòng sản phẩm thường có chứa thành phần vitamin E như: dầu tẩy trang, ủ dưỡng môi, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng….

0 0 Continue Reading →

Collagen là gì? Vai trò của collagen đối với nhan sắc và sức khỏe

Collagen là gì?

Collagen là gì, collagen trong tiếng Hy Lạp gọi là kólla, nó là một loại protein, thành phần chính trong nhiều mô liên kết bên trong cơ thể.

Cụ thể, collagen là một loại protein chiếm 25% tổng lượng protein của cơ thể và khoảng 70% cấu trúc da. Collagen phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì giúp kết nối các mô trong cơ thể. Nếu không có collagen, cơ thể con người sẽ là những phần rời rạc. Hợp chất này cũng rất quan trọng và cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tạo ra các axit amin cho da, móng, tóc, xương khớp,…

Tuy nhiên theo thời gian, có 1 – 1,5% lượng collagen bị mất đi mỗi năm. Do đó, tình trạng hoạt động của các cơ, khớp cũng dần bị suy yếu. Các tế bào da cũng bị lão hóa như xuất hiện các vết nhăn, vết chân chim, da đàn trở nên sạm và chảy xệ.

Các loại collagen hiện nay

Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính trong cơ thể là collagen loại I, II, III và IV, cụ thể:

  • Collagen loại I: Chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc, góp phần tạo nên cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
  • Collagen loại II: Loại collagen này có cấu trúc được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn collagen loại 1 và được tìm thấy trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
  • Collagen loại III: Đóng vai trò hỗ trợ cấu trúc nên các khối cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
  • Collagen loại IV: Hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.

cac-loai-collagen-hien-nay

Tác dụng của collagen

Tác dụng của collagen đối với làn da

  • Cải thiện độ đàn hồi cho da, chống lão hóa da: Việc bổ sung đầy đủ collagen cho da sẽ giúp da duy trì độ đàn hồi, săn chắc và chống lão hóa da.
  • Giúp các vết thương nhanh lành sẹo: Collagen có tác dụng hỗ trợ sản sinh tế bào da mới, tăng khả năng phục hồi da giúp làn da nhanh chóng phục hồi và giảm thâm.
  • Hạn chế nếp nhăn trên mặt: Collagen giúp giảm tổn thương da do tia UV gây ra – tác nhân gây ra lão hóa da, bao gồm nếp nhăn và giảm độ ẩm cho da.
  • Giúp che giấu các vết cellulite (sần da): Collagen có tác dụng làm cho làn da dày và săn chắc hơn giúp loại bỏ các vết rạn da.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về thành phần vitamin E. Đây cũng là thành phần có tác dụng chống lão hóa, cải thiện sức khỏe của làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời,….

tac-dung-cua-collagen-doi-voi-lan-da

Tác dụng của collagen đối với sức khỏe

  • Mắt: thiếu hụt collagen sẽ khiến cho giác mạc hoạt động kém, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, thủy tinh thể mờ đi nhanh chóng. Do đó, bổ sung collagen sớm sẽ giúp kiểm soát được các bệnh về mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe.
  • Mạch máu: Collagen giúp phòng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,…vì collagen là hợp chất sản sinh mạch máu.
  • Hệ miễn dịch và não bộ: hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch, tăng cường não bộ.
  • Hệ xương: liên kết khung xương, tăng sự dẻo dai và đàn hồi từ đó giúp xương chắc khỏe.
  • Móng tay, móng chân, tóc: giúp móng tay, móng chân và tóc bóng mượt, không gãy rụng. Nếu bạn đang gặp tình trạng tóc gãy rụng quá mức hay tìm hiểu ngay cách nào chữa rụng tóc nhé!
  • Sụn: Collagen là thành phần chiếm 50% trong sụn, giúp giảm ma sát giữa các khớp xương, từ đó hạn chế tình trạng biến dạng xương.

Bạn cần biết, khi tuổi tác càng cao thì lượng collagen được sản xuất sẽ càng ít và chất lượng cũng giảm đi. Cụ thể:

  • Sau 25 tuổi, lượng collagen giảm 1,5% mỗi năm.
  • Sau 30 tuổi, tổng lượng collagen mất đi là 15%.
  • Sau 40 tuổi, tổng lượng collagen mất đi là 30%.
  • Đến tuổi 50, lượng collagen còn lại trong cơ thể chúng ta chỉ từ 40-50%, rất đáng báo động.

Những dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết collagen bị thiếu hụt đó là làn da kém săn chắc và nhăn nheo hơn, xương khớp, sụn cũng bị yếu đi theo thời gian. Do đó, khi tìm hiểu về collagen là gì, tác dụng của collagen ra sao thì bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ về cách bổ sung collagen và bổ sung collagen cho cơ thể, làn da càng sớm càng tốt nhé!

tac-dung-cua-collagen-doi-voi-suc-khoe

Những cách bổ sung collagen hiệu quả

Bổ sung collagen từ đường ăn

Các yếu tố tạo nên collagen là vitamin C, Glycine, proline, yếu tố vi lượng đồng. Do đó, nếu muốn bổ sung collagen từ đường ăn bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu vitamin C…giúp tăng sinh collagen là:

  • Rau mùi: Với hàm lượng vitamin C dồi dào trong rau mùi giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Bên cạnh đó, trong rau mùi có chứa axit linoleic giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da.
  • Trai cây, quả mỏng: xoài, kiwi, dứa và ổi, quả mâm xôi, quả việt quất….giàu vitamin C – loại thành phần đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất pro-collagen, tiền chất của cơ thể để tạo ra collagen.
  • Hạt điều: Trong hạt chứa nhiều chứa kẽm và đồng, cả hai đều giúp tăng cường khả năng tạo collagen của cơ thể.
  • Cà chua: Một nguồn vitamin C tiềm ẩn khác, một quả cà chua vừa có thể cung cấp tới gần 30% chất dinh dưỡng quan trọng này cho collagen. Cà chua cũng tự hào với một lượng lớn lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh để hỗ trợ làn da.
  • Các loại thực phẩm khác: ớt chuông, đậu, thịt gà,…

Ưu điểm của cách bổ sung collagen qua đường ăn:

  • An toàn cho cả sức khỏe và làn da.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Đơn giản không quá cầu kỳ.

⇒ Lưu ý: Cần tránh các loại thực phẩm phá hủy collagen như đường và carbs tinh chế vì chúng làm hạn chế khả năng tự sửa chữa collage. Bên cạnh đó bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì tia cực tím có thể làm giảm khả năng sản xuất collagen….

bo-sung-collagen-tu-duong-an

Bổ sung collagen bằng mỹ phẩm dưỡng da

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm chăm sóc da giúp bạn bổ sung lượng collagen thiếu hút và dưỡng da luôn săn chắc, đàn hồi, căng mịn như serum, mặt nạ, kem dưỡng,…

Ưu điểm của việc bổ sung collagen qua đường bôi:

  • Phát huy được tác dụng rõ rệt và hiệu quả của collagen.
  • Tác dụng nhanh và trực tiếp trên làn da.
  • Vừa là cách tăng sản sinh collagen vừa giúp cải thiện làn da, phát huy được nhiều hiệu quả.
0 0 Continue Reading →

Vitamin C: Công dụng của vitamin C trong làm đẹp

Vitamin C là gì?

Vitamin C hay còn được gọi là axit ascorbic (AA) ở dạng tinh thể trắng, là một loại axit rất dễ hòa tan trong nước, nhưng khó tan trong rượu, rất dễ bị oxi hóa trong không khí, và càng nhanh bị oxi hoá hơn hơn nếu có sự hiện diện của Fe(sắt) và Cu(đồng).

vitamin-c-la-gi

Lợi ích của vitamin C đối với vẻ đẹp, sức khỏe làn da

Vitamin C được xem là một trong những thành phần “vàng” trong ngành mỹ phẩm hiện nay, bởi lợi ích của Vitamin C đối với làn da có thể kể đến như:

Ngừa lão hóa da

Kích thích quá trình sản sinh và tái tạo collagen cho da căng mịn, tươi sáng, mờ nếp nhăn và làm đầy sẹo lõm do mụn. Tìm hiểu collagen là gì?

Dưỡng da trắng sáng

Vitamin C có chức năng sản sinh collagen, tăng liên kết giữa các mô và ức chế sự hình thành hắc tố – melanin chính là “thủ phạm” gây ra các vết nám, tàn nhang và khiến da không đều màu. Bổ sung vitamin C giúp làm mờ các vết nám, tàn nhang cứng đầu, giúp da sáng hồng, mịn màng.

Hạn chế tình trạng tăng sắc tố da

Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng, ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại…làn da của chúng ta sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ bằng cách thúc đẩy hoạt động của melanin (loại sắc tố da có sẵn trong cơ thể chúng ta). Tăng sắc tố da dẫn đến các đốm nâu, đồi mồi trên da, …Vitamin C có tác dụng hạn chế tăng sắc tố để ngăn ngừa và làm sáng các đốm nâu khó coi này.

Dưỡng ẩm cho da

Cải thiện kết cấu da, giúp làn da khô ráp, sần sùi trở nên căng mịn, mềm mại hơn.

Bảo vệ và tái tạo da

Kích thích sự hình thành của hàng rào biểu bì, giúp phục hồi các tổn thương nhanh chóng hơn. Đặc biệt, vitamin còn giúp làn da được bảo vệ khỏi các gốc oxy hóa gây hại do tia UV gây ra. Tìm hiểu tia UV là gì?

loi-ich-cua-vitamin-c-doi-voi-ve-dep-suc-khoe-lan-da

Các dạng vitamin C được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da

Các loại vitamin C tổng hợp thường được sử dụng ở trong các sản phẩm chăm sóc da bao gồm:

L-Ascorbic Acid (LAA)

Dạng vitamin C phổ biến và mang lại hiệu quả dưỡng da nhất, bởi nó có thể thâm nhập sâu vào lớp hạ bì của da. Nồng độ L-ascorbic acid được phép sử dụng: 3% có tác dụng chống oxy hóa , 10% sẽ làm tăng sinh collagen, nồng độ càng cao thì da càng sáng và có tác dụng làm mờ vết thâm. Tuy nhiên, không được vượt quá 20%,sẽ gây kích ứng da. Nhược điểm chính của axit L-ascorbic là tính không ổn định của nó. Các nhà sản xuất thường thêm một chất làm chất ổn định vitamin C để tăng tính bền vững của axit L-ascorbic, thường là axit ferulic hoặc vitamin E.

Natri ascorbyl photphat (SAP)

Một dẫn xuất hòa tan trong nước kết hợp axit L-ascorbic với monophosphate, vì vậy nó chứa một muối natri phosphoryl hóa rất ổn định. Tuy nhiên, so với LAA hay MAA, SAP rất yếu trong việc làm đều màu da và sắc tố. Một ví dụ về sản phẩm có chứa chất này là OZ Naturals Vitamin C Serum. Theo nghiên cứu mới nhất, nồng độ cao hơn 1% có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn mụn, nồng độ 5% có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm do mụn, và 20% SAP có thể coi là 10-15% LAA.

Dạng Magnesium ascorbate phosphate (MAP)

Đây là một dẫn xuất hòa tan trong nước (hòa tan tới 15,4% trong nước) Giống như axit L-ascorbic, MAP có đầy đủ các lợi ích cho da, chẳng hạn như tăng sản xuất collagen và chữa lành vết thương.

Ascorbyl glucoside (AG)

Ascorbyl glucoside (AG) là một dẫn xuất vitamin C liên kết với các phân tử glucose-một monosaccharide, rất bền ở độ pH từ 5-7, vì nó không giải phóng ngay lập tức các phân tử axit ascorbic và được coi là một giải pháp thay thế hiệu quả. Các dẫn xuất vitamin C mới hữu ích.

Ascorbyl Palmitate (AA-PAL)

Ascorbyl Palmitate (AA-PAL) là một vitamin C ester (dạng este của vitamin C), nó là sự kết hợp của axit L-ascorbic và axit palmitic (một loại axit béo chiết xuất từ ​​dầu cọ), vì vậy nó đã hòa tan trong dầu. Khác với L-ascorbic acid, vitamin C ester không gây kích ứng nên không gây châm chích khi thoa lên da, phù hợp với da nhạy cảm.

Retinol ascorbic acid

Retinol ascorbic acid có thể thấm sâu vào da giúp làm mờ các đốm nâu, đồi mồi và sẹo mụn.

cac-dang-vitamin-c-duoc-su-dung-trong-san-pham-duong-da

Cách bổ sung vitamin C cho cơ thể và làn da

Bổ sung qua thực phẩm giàu vitamin C

Cách phổ biến nhất và dễ dàng nhất để bổ sung vitamin C là thông qua chế độ ăn uống. Cung cấp thực phẩm giàu vitamin C mỗi ngày có thể giúp bạn bổ sung dưỡng chất này một cách hiệu quả, lại vô cùng an toàn.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi, mỏng nước như thanh trà (177mg%), sau đó là  bưởi (95mg%), thị (81mg%), ổi (62mg%), nhãn (58mg%),  đu đủ chín chín (54 mg%), quýt, cam, chanh, vải, dứa…

Vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Có nhiều nhất trong rau ngót (185 mg%), sau đó là cần tây (150mg%), rau mùi (140mg%), kinh giới (110mg%), rau đay (77%mg), súp lơ, rau thơm, rau diếp, su hào, rau muống…

Bổ sung Vitamin C thông qua thực phẩm chức năng

Ngoài việc bổ sung vitamin C là thông qua chế độ ăn uống, bạn cũng có thể bổ sung nguồn vitamin C bằng cách uống viên uống hoặc thực phẩm chức năng dạng bột, viên nén.

Để bổ sung vitamin C, tốt nhất nên uống trong bữa ăn. Vì vitamin C chỉ lưu lại trong máu vài giờ nên bạn không nên uống một lần trong ngày mà hãy chia thành nhiều phần nhỏ và uống trong mỗi bữa ăn. Còn đối với các sản phẩm bổ sung vitamin C dạng viên sủi, cần chú ý thời gian và liều lượng uống để tránh tích tụ quá nhiều C trong thận. Cơ thể không hấp thụ hết lượng C nạp vào sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng.

Lưu ý: Khi bổ sung vitamin C cho cơ thể cần bổ sung đúng liều lượng, tránh lạm nhé. Cụ thể:

  • Trẻ em < 6 tháng: 25mg/ngày
  • Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi: 30mg/ngày
  • Trẻ từ 7 – 9 tuổi: 35mg/ngày
  • Trẻ từ 10 đến 18 tuổi: 65mg/ngày
  • Người trưởng thành: 70mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 80 – 90mg/ngày.

Bổ sung Vitamin C thông qua mỹ phẩm

Ngoài việc bổ sung vitamin C qua các thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm chức năng, bạn cũng có thể bổ sung vitamin C bằng cách sử dụng các loại mỹ phẩm cao cấp chứa vitamin C như kem dưỡng, mặt nạ hay serum để làm đẹp da. Khi bạn kết hợp các phương pháp bên trong và bên ngoài, hiệu quả sẽ đạt được nhanh hơn và tốt hơn.

Nhưng cũng cần chú ý, vì vitamin C rất dễ bị oxy hóa nên bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa vitamin này, không để tinh chất tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm. Đây là lý do tại sao có chứa vitamin C. Các sản phẩm chăm sóc da thường được đóng gói chặt chẽ hoặc trong chai, lọ mờ đục.

0 0 Continue Reading →

Dầu khoáng: Thành phần dưỡng da thân thiện hay nguy hại

Dầu khoáng

Dầu khoáng (mineral oil) là một dẫn xuất xăng dầu có các đặc điểm như không màu và không mùi; không hòa tan trong nước và ethanol. Khi được ứng dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da, dầu khoáng đã được tinh chế, trải qua quá trình sàng lọc kỹ lưỡng. Do đó, thành phần dầu khoáng trong mỹ phẩm không chứa tạp chất, độc tố và các chất gây nguy hiểm, hiếm khi gây dị ứng.

Hiện, bạn có thể thấy được thành phần dầu khoáng (Mineral oil) xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là sản phẩm dưỡng ẩm như: kem dưỡng da, tẩy trang, sữa rửa mặt, kem mắt và kem nền, son dưỡng môi…..

dau-khoang-la-gi

Công dụng của dầu khoáng (mineral oil) trong mỹ phẩm

Những công dụng nổi bật của dầu trong trong mỹ phẩm có thể kể đến như:

  • Giữ độ ẩm cho da: Dầu khoáng giúp tạo ra một rào cản để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, đồng thời ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì da.
  • Làm mịn và mềm da: Bất kỳ loại dầu nào, kể cả dầu khoáng cũng đều có thể giúp cho làn da mềm mại hơn nhờ khả năng len lỏi vào các khe nứt giữa các tế bào để đem đến làn da mịn màng hơn.
  • Cải thiện kết cấu của mỹ phẩm: Thành phần dầu khoáng trong mỹ phẩm còn được dùng để thúc đẩy khả năng thẩm thấu của mỹ phẩm vào làn da.
  • Bảo vệ da: Do xu hướng tạo rào cản tự nhiên trên da, dầu khoáng phù hợp nhất đối với những người có làn da khô vì nó tạo ra hàng rào bảo vệ da để hydrat hóa và khóa độ ẩm.
  • Chữa lành tổn thương trên da: Một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu khoáng và petrolatum (hay còn gọi là vaseline) giúp thúc đẩy hồi phục tổn thương da.

Với những công dụng tuyệt vời thì thành phần dầu khoáng trong mỹ phẩm vấn để lại nhiều ý kiến không tốt như dầu khoáng gây bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá và ảnh hưởng đến sức khỏe. Để làm rõ vấn này, hãy cùng BIO COSMETICS tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây nhé!

cong-dung-cua-dau-khoang--mineral-oil-trong-my-pham

Giải đáp hiểu lầm dầu khoáng gây bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, dầu khoáng trong mỹ phẩm đáp ứng thuộc tính an toàn để sử dụng. Bản thân của mineral oil không có khả năng gây mụn trên da hay làm bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, với công dụng khóa ẩm của dầu khoáng có thể “niêm phong” một số thành phần khác ở lớp trên cùng của biểu bì. Điều này có thể khiến lỗ chân lông bị tắc. Vì thế, không nên kết hợp dầu khoáng với các thành phần như:

  • Carrageenan.
  • Laureth 4.
  • Sodium lauryl sulfate.

Bạn có thể kết hợp dầu khoáng với các thành phần hút ẩm khác như glycerin và axit hyaluronic. Vì dầu khoáng chỉ có tác dụng khóa ẩm cho da mà không thể tự tạo ra độ ẩm, nên hiệu quả sẽ không thể kéo dài. Do đó, glycerin và axit hyaluronic sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ giúp hút ẩm cho da, trong khi dầu khoáng thì niêm phong giữ độ ẩm của làn da.

Giải đáp thắc mắc dầu khoáng có gây kích ứng, gây ung thư

Khi được đưa vào sản phẩm chăm sóc da, dầu khoáng đã được tinh chế để đem lại độ tinh khiết cao với nồng độ đủ an toàn cho da và không chứa chất gây ung thư cho người sử dụng. Bên cạnh đó, dầu khoáng có kích thước phân tử lớn, nên nó bị hạn chế khả năng thâm nhập sâu vào làn da. Thay vào đó, dầu khoáng chỉ có thể hoạt động trên bề mặt da nên khoogn gây ra bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn.

Đối tượng thích hợp để sử dụng dầu khoáng

Mặc dù thành phần dầu khoáng được kiểm định và chứng minh là một trong số ít những thành phần không gây ra bất kỳ loại phản ứng phụ nào trên da, được khuyên dùng cho ngay cả làn da nhạy cảm. Được nhiều hãng mỹ phẩm ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, với những người sở hữu làn da dầu, làn da đang bị mụn trứng cá, mụn đầu trắngmụn đầu đen….không nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần dầu khoáng. Bởi nó sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng và phát triển mạnh mẽ hơn.

Nhìn chung, thành phần dầu khoáng nên được sử dụng cho những đối tượng:

  • Có làn da khô: mang đến cảm giác dễ chịu và một làn da mềm mịn hơn nhờ công dụng khóa ẩm tuyệt vời của dầu khoáng.
  • Có làn da nhạy cảm: Do tính năng không gây kích ứng cho da của dầu khoáng.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da, trước khi quyết định sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần dầu khoáng, bạn nên hiểu rõ loại da và tình trạng da của mình cũng như nghiên cứu kỹ thành phần và đọc thông tin đánh giá về sản phẩm đó. Sau khi sử dụng sản phẩm nên chú ý đến phản ứng của da, nếu da có biểu hiện bị kích ứng thì nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

0 0 Continue Reading →

Kem dưỡng ẩm: Tầm quan trọng của kem dưỡng ẩm với da

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm (kem làm mềm da) là một sản phẩm chăm sóc da chứa hỗn hợp các thành phần phức tạp gồm cả thành phần thiên nhiên và thành phần hóa học, có kết cấu nặng hơn nước bởi 50% là nước và 50% còn lại là các tinh chất dưỡng khác, được điều chế đặc biệt để hỗ trợ giúp làn da mịn màng và mềm dẻo hơn. Sản phẩm có tác dụng chính làm tăng độ ẩm, cấp nước và dưỡng chất cho làn da để chị em có được một làn da khỏe mạnh từ bên trong, căng mịn và sáng mướt.

kem-duong-am-la-gi

Lý do sử dụng kem dưỡng ẩm là điều cần thiết, quan trọng cho da?

Bạn biết đây, cấu trúc da của chúng ta được cấu tạo bao gồm ba lớp chính là biểu bì, hạ bì và mô dưới da, trong đó lớp sừng (stratum corneum) là lớp ngoài cùng của biểu bì, là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn, đồng thời đóng vai trò là hàng rào bảo vệ da khỏi mọi tác động từ bên ngoài.

Bình thường, theo cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể thì lớp sừng này luôn được giữ ẩm bởi các chất sản sinh trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, hàng ngày khi chúng ta hoạt động, tiếp xúc với khói bụi, tia UV… thì da phải trải qua một quá trình là quá trình mất nước qua da (transepidermal water loss). Đó là quá trình khi mà nước từ lớp hạ bì đi qua tầng biểu bì và bị bốc hơi trên bề mặt da do đó làm cho da của chúng ta bị khô.

Do đó, việc chúng ta sử dụng kem dưỡng ẩm để dưỡng và chăm sóc da đã giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da và đồng thời ngăn chặn lại việc bốc hơi nước qua da, giúp da giữ lại được lượng nước tự nhiên. Chính vì vậy, các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp luôn khuyến cáo về việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để có được một làn da căng mịn và tràn đầy sức sống hơn.

Công dụng của kem dưỡng ẩm đối với làn da

Giúp ngăn ngừa tình trạng da khô ráp, bong tróc

Việc tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng trong các hoạt động hàng ngày, hay trong bước làm sạch da với dầu tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết đã vô tình lấy đi độ ẩm của da, khiến da bị mất nước và khô lại. Việc thoa kem dưỡng ẩm đều đặn là cách giúp chúng ta cung cấp lại độ ẩm cần thiết cho da, làm cho da của bạn luôn ẩm mượt và căng mịn, ngăn ngừa tình trạng khô ráp, bong tróc.

Giúp ngăn ngừa tình trạng lão hoá sớm

Dưỡng ẩm đều đặn hàng ngày, nhất là vào ban đêm là một trong những phương pháp hiệu quả giúp chúng ta giữ cho làn da luôn tươi trẻ và ngăn ngừa tình trạng lão hoá. Vì thế, chúng ta  nên lựa chọn cho mình một loại kem dưỡng ẩm phù hợp, bên cạnh đó kết hợp với các bước dưỡng da khác để gia tăng hiệu quả, giúp giữ cho làn da luôn tươi mới, trắng sáng và rạng ngời nhé.

Ngăn ngừa mụn hình thành, phát triển trên da

Khi da bị khô, da sẽ gửi tín hiệu để tuyến bã nhờn tăng cường tiết bã nhờn trên da để tạo ra một lớp màng giữ ẩm da, tránh việc da bị khô. Tuy vậy, việc tăng cường tiết dầu và bã nhờn trên da có thể gây bít tắc lỗ chân lông và làm hình thành mụn, chính vì vậy việc bổ sung đủ độ ẩm và nước cho làn da là cực kì cần thiết để ngăn việc hình thành mụn.

Giúp khóa ẩm tốt trên da

Một lợi ích không thể bỏ qua của kem dưỡng đó chính là giúp khoá ẩm da. Vì các loại tinh chất như serum rất dễ bay hơi khi chưa kịp thẩm thấu vào da nên cần bạn cần thêm một bước nữa đó là khoá ẩm để các chất này không bị bay hơi mất, thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng.

Giúp hỗ trợ bảo vệ da

Bề mặt biểu bì của da được bao bọc bởi màng hydrolipid, đây là màng ẩm tự nhiên có chức năng như một hàng rào bảo vệ da khỏi các tác động của môi trường bên ngoài và sự xâm nhập của các loại vi khuẩn vào da. Việc dưỡng ẩm đều đặn giúp nuôi dưỡng và phục hồi màng ẩm tự nhiên này, từ đó làn da luôn được bảo vệ để khỏe mạnh và tươi sáng.

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày nhiều bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, hoá chất trong trang điểm, các chất này rất dễ thẩm thấu vào da và gây ra những tác động xấu đến làn da của bạn. Vì vậy, trước khi trang điểm các bạn nên thoa trước một lớp kem dưỡng để tránh cho làn da của mình tiếp xúc trực tiếp với các chất gây hại da có trong mỹ phẩm.

cong-dung-cua-kem-duong-am-doi-voi-lan-da

Cách lựa chọn kem dưỡng ẩm cho từng loại da

Bất kể loại da nào cũng cần phải được dưỡng ẩm. Tuy nhiên, mỗi loại da sẽ phù hợp với từng loại kem dưỡng ẩm khác nhau, việc chọn được loại kem phù hợp sẽ giúp làn da luôn trong trạng thái căng mọng, ẩm mịn và tươi trẻ, trái lại làn da sẽ bị nổi mụn, đổ dầu nhờn và khô căng nặng nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp.

Để giúp mọi người lựa chọn được sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình, chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý như sau:

Đối với da thường

Loại da này rất dễ chăm sóc và thích hợp với nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo duy trì làn da ẩm mịn tự nhiên, không cảm giác nhờn dính bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm gốc nước “water base”.

Đối với da khô

Ưu tiên lựa chọn kem dưỡng ẩm có độ ẩm dày, hứa thành phần như hydrolyzed collagen, hyaluronic , lysine, chứa vitamin B5, vitamin E, kem dạng sữa, serum, huyết thanh…Nó sẽ giúp khắc phục tình trạng da khô sần, mất nước, bong tróc,phục hồi làn da trở nên căng mịn, ngăn ngừa lão hóa.

Đối với da nhạy cảm

Ưu tiên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng nhẹ, các dưỡng chất thẩm thấu nhanh vào da. Bên cạnh đó, hãy chọn sản phẩm có thành phần lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa cồn, paraben….

Các thành nên có trong kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm là AHA, BHA, glycerin, hyaluronic Acid, thành phần tự nhiên nhiên….

Đối với da dầu

Đối với da dầu mụn, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần chú ý bao bì sản phẩm ghi oil-free (sản phẩm không chứa dầu), oil balancing (sản phẩm giúp cân bằng dầu), light (mỏng, nhẹ), non-comedogenic (sản phẩm không gây tắc lỗ chân lông), non comedogenic (sản phẩm hỗ trợ ngừa mụn), sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, các dạng kết cấu kem thẩm thấu nhanh, giúp da thông thoáng, tràn đầy sức sống.

Đối với da hỗn hợp

Đối với loại da này cần chọn kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng, không chọn các loại kem vào ban đêm chứa nhiều dầu.

Đối với da hỗn hợp thiên về khô, nên lựa chọn kem dưỡng dạng sữa, thành phần dịu nhẹ. Đối với da hỗn hợp thiên về dầu nhờn, nên lựa chọn kem dưỡng ẩm dạng gel giúp thẩm  thấu nhanh, thông thoáng lỗ chân lông.

Những lưu ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm bạn cần biết

Thứ tự sử dụng kem dưỡng ẩm trong quy trình chăm sóc da

Trong quy trình chăm sóc da da, kem dưỡng ẩm được sử dụng sau bước thoa toner/lotion và trước bước serum. Quy trình chăm sóc cụ thể:

  • Bước 1: Dầu tẩy trang
  • Bước 2: Sữa rửa mặt
  • Bước 3: Toner/Lotion
  • Bước 4: Kem dưỡng ẩm
  • Bước 5: Serum
  • Bước 6: Mặt nạ ngủ (ban đêm)/Kem chống nắng (ban ngày)

Để việc chăm sóc da được hoàn hảo và ngăn chặn tình trạng da mất nước, lão hóa sớm bạn cần phải bảo vệ da với kem chống nắng mỗi ngày nhé! Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng kem chống nắng vượt trội, an toàn và dịu nhẹ cho da của mình hãy tham khảo ngay Kem chống nắng Bio Cos – dòng kem thế hệ mới với độ SPF 65/PA+++.

Tần suất sử dụng kem dưỡng ẩm

Nên bôi kem dưỡng ẩm 2 lần trong ngày vào buổi sáng trước khi dùng kem chống nắng và vào buổi tối trước khi đi ngủ để có được làn da căng bóng như da em bé.

Lưu ý, chỉ nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ cho da, không nên thoa quá dày nó không làm tăng hiệu quả dưỡng da, mà trái lại còn gây kích ứng da. Đặc biệt, sau khi thoa kem dưỡng ẩm, bạn nên để da nghỉ ngơi, lớp kem thẩm thấu vào da mới tiếp tục các bước dưỡng da khác.

Vào mùa đông có thể tăng số lần dùng kem dưỡng ẩm trong một ngày hoặc thoa một lớp kem dày hơn mùa hè một tí. Nhưng lưu ý không được thoa kem dưỡng ẩm hay bất kì loại mỹ phẩm nào khi chưa làm sạch mặt. Do đó mỗi lần thoa một lớp kem dưỡng ẩm mới cần phải rửa sạch mặt thật kỹ càng trước khi dùng.

Thử kem dưỡng ẩm trước bôi toàn bộ khuôn mặt

Trước khi mua hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm lên mặt, bạn nên thử một lượng nhỏ lên da tay hoặc da cổ. Nếu sau 48 tiếng, da không có dấu hiệu bị đỏ, rát hay ngứa thì bạn có thể yên tâm sử dụng. Và nếu da bạn gặp tình trạng trên thì hãy lưu ý các thành phần trong kem dưỡng đó, vì bạn có thể dị ứng với một trong các thành phần ghi trên bao bì.

Không dùng kem dưỡng ẩm toàn thân cho kem dưỡng ẩm da mặt

Kem dưỡng ẩm toàn thân thường có kết cấu kem đặc hơn và khả năng dưỡng ẩm cao hơn. Trong khi đó, da mặt thường mỏng và nhạy cảm hơn so với những vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm toàn thân lên da mặt có thể gây tắc lỗ chân lông, gây mụn hoặc kích ứng da. Hãy chú ý đến loại kem dưỡng ẩm khi bạn quyết định mua vì kem dưỡng ẩm cho da mặt có thể dùng dưỡng ẩm toàn thân nhưng chiều ngược lại thì không.

0 0 Continue Reading →

YOUR SHOPPING BAG