Một số nếp nhăn bắt đầu xuất hiện

Các nếp nhăn vùng cảm xúc như trán, mắt, khóe miệng… Đây là những nếp nhăn tự nhiên, nhưng nếu các nếp nhăn này càng sâu hơn. Thì đây là dấu hiệu làn da đang lão hóa, dần mất đi độ đàn hồi tự nhiên.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách khác là nhấn ngón tay lên da trong ít giây rồi thả ra. Làn da càng mất nhiều thời gian trở về bình thường thì độ lão hóa của da càng cao.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều collagen. Đơn giản là dùng viên uống bổ sung để nuôi dưỡng mạng lưới collagen bên trong làn da.

Nếp nhăn là dấu hiệu làn da đang lão hóa, dần mất đi độ đàn hồi tự nhiên.

Da bắt đầu trở nên khô và dễ bong tróc hơn

Da khô là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của lão hóa da. Bởi vì, chất dưỡng ẩm tự nhiên sẽ bị sụt giảm về cả số lượng và chất lượng theo thời gian. Và mang đến làm cho da khô, sần sùi và kém đi độ mịn màng như ban đầu.

Dưỡng ẩm và cung cấp nước cho da là ưu tiên hàng đầu cho những làn da khô. Hãy đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây và bổ sung đủ chất. Bên cạnh đó dùng các sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da như kem/dầu dưỡng ẩm, mặt nạ ngủ ban đêm.

Da khô là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của lão hóa da.

Da trở nên sạm màu, đốm nâu xuất hiện

Nếu để làn da luôn chịu tác động từ ánh nắng là khiến cơ thể sản xuất các hắc sắc tố Melanin. Bên cạnh đó là những thói quen của công nghệ, thức khuya, thiếu ngủ, stress, ăn uống… dẫn đến những ảnh hưởng ko tốt đến sức khỏe và làn da. Các vết nám sẽ xuất hiện với mức độ nhiều và rõ ràng hơn. Và việc điều trị sẽ tốn kém và khó khăn hơn.

Đẻ tránh cách tổn thương cho da về lâu dài. Thì việc bảo vệ da với kem chống nắng khi ra ngoài là rất cần thiết. Đồng thời kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng, các dạng serum, tinh chất… Sử dụng các dòng chuyên điều trị các vấn đề của da. Đây là sẽ là cách tốt nhất cho làn da đang lão hóa.

Đồng thời bạn cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho da như Vitamin C, Vitamin B1, B6, Vitamin E… để bổ sung dưỡng chất và giúp cơ thể tái tạo tế bào.

Da trở nên sạm màu, đốm nâu là dấu hiệu da đang tổn thương gây nên lão hóa

Nám da xuất hiện khi bắt đầu quá trình lão hóa

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất khi lão hóa đó chính là nám da. Vậy nám da là gì? Nám da là tình trạng gia tăng hắc tố melanin ở trong lớp thượng bì và biểu bì da. Từ đó sẽ làm xuất hiện các có màu nâu đâm, nhạt rất rõ ràng trên da của chúng ta. Với những người có làn da nhạy cảm, da mỏng thì tình trạng này sẽ diễn ra phổ biến hơn. Những vết nâu sạm ấy nếu không được chữa trị kịp thời. Thì sẽ nhanh chóng lan rộng trong một thời gian ngắn và có ranh giới rất rõ ràng. Khiến gương mặt của chúng ta mất đi sự nét đẹp tự nhiên cụng như sự thẩm mỹ vốn có.

nhung-hien-tuong-lao-hoa-da-pho-bien-nhat

Bên cạnh dấu hiệu nhận biết thì nám da thường có các loại như sau:

  • Nám từng mảng: Loại nám này thường có chân nám khá nông nằm ở lớp biểu bì trên cùng của da. Xuất hiện thành từng mảng có màu khá nhạt.
  • Nám sâu: có màu khá đậm và xuất hiện thành từng đốm nhỏ. Khi đi khám chúng ta sẽ nhìn thấy được chân nám nằm sâu dưới lớp biểu bì của da khi được soi trên máy.
  • Nám da hỗn hợp là khi da xuất hiện cả nám mảng và nám sâu. Đây là trường hợp bị nám khá phức tạp do cách điều trị nám mảng. Và nám sâu khá khác nhau.

Lão hóa sẽ có tốc độ nhanh hơn khi da xuất hiện tàn nhang

Vậy tàn nhang là gì? Tàn nhang là một trong những tình trạng da gặp vấn đề về rối loạn hắc tố ở lớp đáy và lớp trung bì. Khi da đến tuổi lão hóa. Đây là hiện tượng xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên những người mắc phải phần đông là do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Những người có làn da sáng và tiền sử gia đình có người bị tàn nhang.

nhung-hien-tuong-lao-hoa-da-pho-bien-nhat 1

Tàn nhang thường xuất hiện với dạng đốm trên vùng da bị lão hóa. Thông thường nếu chúng ta nhìn sơ qua có lẽ có khó để phân biệt nó rất giống với nám da. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị của họ không đạt được kết quả như mong muốn. Tàn nhang thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng cổ, lưng, ngực, nhất là trên da mặt. Vì đây là phần tiếp xúc và dễ bị ánh nắng tổn thương nhất.

Vậy tàn nhang có đặc điểm gì như thế nào?

  • Xuất hiện những đốm tròn, không có ranh giới màu sắc:Với một làn da mới xuất hiện tàn nhang thi sẽ có dấu hiệu dạng các nốt tròn, có màu sẫm, không có ranh giới màu sắc rõ ràng. Tuy nhiên, những đốm tròn này có thể bị mất đi nếu chúng ta phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
  • Tàn nhang là những đốm nâu phẳng: Thông thường chúng có màu nâu, nhạt  phẳng và rấ khó phân biệt với nám. Nhiều người còn có tàn nhang đỏ hoặc đen.
  • Tàn nhang thường có kích thước nhỏ: Đây là đặc dấu hiệu đặc trưng của tàn nhang giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt tàn nhang với các bệnh ngoài da khác có biểu hiện tương tự như nám da, sạm da. Thông thường, những đốm tàn nhang có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng hoặc nhỏ hơn 0.5 cm.

Làm sao để phòng và làm chậm quá trình lão hóa?

Khi tuổi càng cao, da lão hóa càng mạnh, quá trình phục hồi cũng trở nên khó khăn. Bởi vậy bạn cần có ý thức chăm sóc để phòng tránh việc làn da đang lão hóa từ khi còn sớm. Một số giải pháp sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa lão hoá và giảm các “dấu vết” thời gian trên làn da.

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên 

Biện pháp hàng đầu giúp chống lão hoá da sớm là nên duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng có độ SPF thích hợp. Dù bạn làm việc phòng kính hay đi xe oto, dù là khi trời không có nắng. Bởi vào thời điểm này, tuy cường độ chiếu sáng mặt trời thấp do mây che phủ bớt. Nhưng 80% tia UV vẫn có thể xuyên qua được mây, kính, cửa sổ…Một điều đáng lưu ý nữa là tia UV không chỉ có trong ánh nắng mặt trời, Mà còn chứa nhiều trong đèn điện, đèn huỳnh quang, đèn halogen… Hay những thiết bị điện tử bạn sử dụng hàng ngày như: máy tính, điện thoai, ipad…

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống để bảo vệ da từ bên trong bằng cách: Uống đủ nước mỗi ngà. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm tốt cho da, giúp da luôn khỏe mạnh. Góp phần chống lại tác nhân gây hại của ánh nắng mặt trời như: dưa chuột, bơ, cà chua, cam, chanh, sữa chua, sữa tươi, dầu ô liu, dầu lạc, các loại cá chứa nhiều omega3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi…