Lá trầu có thật sự giúp trị nám hay không?

Trong lá trầu không có chứa axit glucuronic, carbohydrate, axit α-hydroxy (axit malic, axit axetic), tannin, axit amin tự do… Ngoài ra, thành phần trầu không còn có vitamin C, hợp chất carotene, thiamin, nước, muối khoáng… Những chất này có tác dụng chăm sóc da như làm mờ các vết thâm sạm trên da, ức chế hoạt động melanin và loại bỏ melanin ra ngoài, đồng thời thúc đẩy tái tạo da mới. Do đó, nếu biết cách tận dụng, trầu không rất có thể là một nguyên liệu tự nhiên mang tới hiệu quả điều trị da, điển hình là nám da.

Trị nám bằng lá trầu có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp trị nám này là nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, thậm chí bạn có thể tự trồng trầu không nếu có sẵn vườn. Chi phí cho sản phẩm trị nám này khá rẻ, giúp bạn tiết kiệm tài chính. Cách làm đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà giúp bạn tối ưu thời gian chăm sóc da.

Nhược điểm

Lá trầu không không hẳn là phù hợp với mọi loại da. Một số làn da quá nhạy cảm, dễ bị kích ứng cần cẩn trọng khi sử dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ. Hiệu quả của phương pháp này cũng chậm, cần đầu tư lâu dài mới có thể nhận lại kết quả như mong muốn.

Cách trị nám bằng lá trầu hiệu quả

Trị nám bằng nước cốt lá trầu

Đây là phương pháp đơn giản nhất khi sử dụng lá trầu không để trị nám. Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá trầu không, cho vào cối giã nhuyễn hoặc bỏ vào máy xay nhuyễn. Sau đó bạn chắt lấy nước cốt, dùng nước này thoa lên vùng da bị nám, massage nhẹ rồi để nước tự khô trên da trong khoảng 15 phút. Hoặc bạn có thể dùng bông tẩy trang loại mỏng, thấm nước cốt lá trầu rồi đắp lên da đang bị nám. Sau thời gian đắp, bạn rửa lại với nước sạch là được.

Trầu không có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác

Trị nám bằng lá trầu và chanh tươi

Kết hợp chanh tươi với lá trầu giúp tăng cường hiệu quả trị nám da. Bởi trong chanh có chứa axit và một lượng vitamin C đáng kể có tác dụng làm sạch khuẩn trên da, đều màu da hơn. Vitamin C trong chanh giúp bạn làm sáng các mảng da nám, nhanh chóng đưa da về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, vì chanh có axit nên cũng có khả năng gây kích ứng nhẹ cho da, bạn chỉ nên thoa lên da trong một thời gian nhất định và dùng lượng vừa đủ như sau:

– Rửa sạch 10 lá trầu không, sau đó xay nhuyễn và trộn vào 1 muỗng nước cốt chanh tươi.

– Sau khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn thoa hỗn hợp này lên da.

– Thư giãn 5 – 7 phút rồi rửa sạch mặt, lưu ý không đắp quá thời gian này vì có chanh nên nếu đắp lâu sẽ khiến da bị châm chích.

Trị nám bằng lá trầu và muối

Muối có tính sát khuẩn cao, được xem như một loại khử trùng cho da, đặc biệt là muối biển. Kết hợp muối và lá trầu giúp loại bỏ các vi khuẩn gây nám da, làm sạch da hơn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này như một cách tẩy tế bào chết cho da. Hướng dẫn như sau:

– Rửa sạch 10 lá trầu không, sau đó đun sôi cùng 1 ít nước.

– Khi nước sôi, bạn vớt lá trầu không ra rồi xay nhuyễn cùng 1 thìa muối và 1 ít nước vừa rồi.

– Sau khi xay mịn, bạn cho vào nồi và tiếp tục đun đến khi hỗn hợp đạt dạng sệt.

– Đợi hỗn hợp chuyển sang ấm, bạn rửa sạch mặt rồi thoa lên vùng da bị nám.

– Để mặt nạ trên da trong khoảng 15 phút, sau đó bạn rửa sạch mặt với nước mát.

Trị nám bằng cách xông hơi nước lá trầu

Ngoài các cách đắp mặt nạ, bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi cực kỳ đơn giản. Bạn rửa sạch khoảng 10 lá trầu không, đun nóng cùng 1 tô nước, để nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nước nguội bớt. Tiếp đó, bạn rửa sạch mặt, dùng một chiếc khăn lớn để che, tiến hành xông hơi trên nước lá trầu. Thời gian xông khoảng 10 phút hoặc đến khi nước hết bốc hơi. Sau khi xông hơi, lỗ chân lông sẽ nở to, bạn cần thu nhỏ ngay bằng cách rửa mặt với nước mát, lăn đá lạnh hoặc sử dụng toner, kem dưỡng ẩm…

Xông mặt bằng nước lá trầu giúp da khỏe, giảm nám

Trị nám bằng lá trầu và nghệ

Không quá xa lạ khi sử dụng tinh bột nghệ để chăm sóc da, đặc biệt là những làn da bị tổn thương do mụn, tàn nhang, nám, sạm da… Bởi trong nghệ có chứa một chất gọi là curcumin, chất này kháng viêm rất tốt giúp giảm nám, đào thải melanin, kích thích da trao đổi chất tốt hơn. Nghệ cũng giúp da sáng màu hơn, giúp đều màu da, cải thiện rõ tình trạng nám. Bạn có thể kết hợp nghệ với lá trầu để trị nám qua trình tự:

– Rửa sạch 10 lá trầu không và đun sôi trong 15 phút.

– Xay nhuyễn lá trầu cùng với một ít nước trong nồi đun trên, thêm vào 1 thìa tinh bột nghệ.

– Hỗn hợp thu được có dạng sệt, bạn thoa lên da mặt đang bị nám và thư giãn trong 15 phút.

– Rửa sạch mặt bằng nước mát sau thời gian đắp mặt nạ.

Trị nám bằng lá trầu cần lưu ý những gì?

Nhìn chung, trị nám bằng lá trầu không khá lành tính cho da, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo quá trình chăm sóc da được diễn ra thuận lợi:

– Tránh để lá trầu tiếp xúc với các vết thương hở như các loại mụn nang, mụn viêm, da trầy xước… để hạn chế khả năng nhiễm trùng và tổn thương da nặng hơn.

– Nhớ thoa kem chống nắng khi ra đường vào ban ngày bởi trong quá trình sử dụng lá trầu trị nám, da có thể mỏng và bị bào mòn 1 phần, dẫn đến dễ bắt nắng hơn.

– Không áp dụng phương pháp này trong thời gian quá dài hoặc tần suất quá dày, lượng trầu không quá nhiều vì có thể khiến nám nặng, da khô ráp và thậm chí bỏng da.

– Luôn thoa kem dưỡng ẩm sau bước đắp mặt nạ trầu không để làm dịu da, hạn chế các kích ứng.

– Ưu tiên chọn lá trầu non vì các chất sẽ tinh khiết hơn loại lá trầu già.

Chọn lá non để đảm bảo dưỡng chất lành mạnh cho da

Trị nám bằng lá trầu trong bao lâu thì có hiệu quả?

Các phương pháp điều trị nám da tự nhiên như sử dụng lá trầu cần nhiều thời gian hơn bình thường. Mặt khác, tùy vào cơ địa da, khả năng thích ứng của da và tình trạng nám hiện tại mà hiệu quả cũng có thể phát huy nhanh – chậm khác nhau. Sau khoảng 3 – 4 tuần sử dụng trầu không trị nám, bạn có thể nhận thấy những khác biệt của da.

Trị nám bằng lá trầu phù hợp với làn da nào?

Thông thường, trị nám bằng lá trầu sẽ hợp với những bạn có làn da dầu hơn. Tuy nhiên, những bạn có da khô, da hỗn hợp có thể tận dụng bằng cách kết hợp lá trầu với những nguyên liệu có tính dưỡng ẩm. Trong thời gian đầu sử dụng, bạn nên theo dõi biểu hiện của da để chắc chắn da phù hợp với sản phẩm này và không xuất hiện bất kỳ tình trạng bất thường nào. Nếu da phản ứng mạnh, bạn nên ngừng sử dụng ngay.

Trị nám bằng lá trầu có trị được triệt để hay không?

Lá trầu không chỉ nên sử dụng để trị nám trong trường hợp da nám nhẹ, nám mới xuất hiện. Những trường hợp này có thể giảm nám rõ hơn, nhưng nếu để chữa triệt để, bạn cần phải bảo vệ da cẩn thận hơn, sử dụng thêm các phương pháp chống lão hóa da từ ngoài vào trong. Những bạn bị nám do di truyền, nám diễn ra vài tháng đến vài năm, tình trạng nặng, màu da sậm đi đáng kể… nên tìm đến cơ sở y tế để khám da liễu chuyên sâu.

Trị nám bằng lá trầu có nên áp dụng hàng ngày?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Bởi bên cạnh các dưỡng chất có tác dụng chăm sóc da, trong lá trầu không còn có phenol, catechol, benzen… được xem là các chất gây độc sắc tố. Nếu quá lạm dụng là trầu không hoặc áp dụng phương pháp này hằng ngày, da có thể bị viêm. Tần suất hợp lý nhất là 2 – 3 lần/tuần bạn nhé.

Sử dụng trầu không hợp lý để đảm bảo hiệu quả giảm nám da

Thiên nhiên chứa đựng nhiều loại chất lành tính và tuyệt vời để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da, giải quyết một số tình trạng da. Lá trầu không được xem là một phương pháp lý tưởng để giảm nám da tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng đúng cách, đúng liều lượng, đúng hoàn cảnh và tần suất hợp lý để có thể mang lại hiệu quả trị nám như mong muốn. Hãy thử áp dụng 5 cách trị nám bằng lá trầu không mà chúng tôi vừa chia sẻ và cảm nhận những thay đổi tích cực trên da nhé.