Mụn ở má nguyên nhân vì sao?

Tình trạng mụn mọc nhiều ở vùng má có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Vệ sinh da không đúng cách

Vệ sinh da mặt không đúng cách, đặc biệt là vùng má khiến bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông, vi khuẩn sinh sôi gây mụn mọc ở má.

Rối loạn nội tiết tố

Trong giai đoạn dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, hệ nội tiết hoạt động mạnh kích thích tuyến bã nhờn dưới da sản sinh ra nhiều nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, mụn ở má dễ mọc hơn bình thường.

Mụn ở má khiến nhiều người cảm thấy tự ti

Sinh hoạt, ăn uống không khoa học

Chế độ ăn nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, thường xuyên uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… làm tăng nguy cơ mọc mụn ở má.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên thức khuya, căng thẳng cũng là tác nhân khiến da xấu đi, mụn trứng cá mọc ở má, cằm và trán nhiều hơn.

Sức khỏe bên trong không tốt

Mụn mọc ở má cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bên trong của bạn không tốt, các cơ quan như gan, túi mật, phổi đang gặp phải vấn đề bất thường. Thông thường, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh sẽ khiến các cơ quan nội tạng bên trong phải hoạt động quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng.

Không chú ý dưỡng ẩm

Da bị khô ráp tăng kích thích tiết bã nhờn để cân bằng da. Việc này làm lỗ chân lông bị tắc, dẫn đến nổi mụn ở má, cằm.

Vì ở cằm, trán, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, việc bạn sử dụng nhiều những sản phẩm trị mụn, hạn chế tiết nhờn ở cằm, trán, làm vùng da má bị khô, kích ứng, gây nổi mụn.

Sờ, nặn mụn nhiều gây viêm nhiễm

Thói quen hay sờ tay lên mặn, nặn mụn quá nhiều trong khi không vệ sinh tay và da mặt sạch sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm, lây lan mụn, nhất là ở vùng má.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ nổi mụn ở má

Tuổi dậy thì

Trong độ tuổi dậy thì, nam và nữ đều có thể gặp tình trạng nổi mụn ở má dù đã chú ý chăm sóc da, vệ sinh da mặt đúng cách. Khi quá trình dậy thì kết thúc, mụn ở má sẽ giảm thiểu đáng kể mà không cần điều trị phức tạp.

Di truyền

Nếu trong gia đình có người bị mụn trứng cá thì khả năng bạn bị mụn trứng cá là khá cao do đặc điểm di truyền. Lúc này, bạn cần chú ý chăm sóc da đúng cách, duy trì thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh để tình trạng mụn được cải thiện.

Nếu trong gia đình có người bị mụn ở má thì khả năng bạn bị mụn má khá cao

Tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại

Ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại gây ảnh hưởng xấu đến làn da, khiến da hấp thụ bụi bẩn nhiều hơn từ đó mụn phát triển. Với những người bị mụn, nếu phải ngồi máy tính nhiều, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Thời tiết, khí hậu

Vào mùa hè da đổ mồ hôi, đổ dầu nhiều nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, mụn sẽ sinh sôi nhiều hơn. Mùa đông da lại dễ bị khô, không chú ý bổ sung nước, cấp ẩm cũng là nguyên nhân mụn ở má mọc nhiều.

Mụn ở má thường là những loại mụn nào?

Mụn mọc ở má thường là một trong các loại sau đây:

Mụn trứng cá ở má

Đây là loại mụn mọc ở má phổ biến nhất. Kích thước mụn khó nhỏ, không gây cảm giác đau, khó chịu. Nếu không có cách điều trị kịp thời, mụn có thể lây lan nhanh, tạo thành từng mảng lớn trên da, dù hết vẫn để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ.

Mụn ẩn ở má

Mụn ẩn thường nằm sâu dưới da, khó được nhìn thấy, làm da mặt gồ ghề, kém mịn màng. Phần chân mụn ẩn nằm sâu nên khi tự nặn không hết sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn, da sưng viêm và chuyển biến thành mụn mủ. Rất nhiều người gặp trường hợp má mọc chi chít mụn ẩn mà không biết làm thế nào.

Mụn bọc ở má

Đây là loại mụn viêm nặng, làm má sưng to, bên trong mụn chứa nhiều mủ và khiến chúng ta đau nhức, khó chịu. Dù được điều trị khỏi nhưng mụn bọc vẫn để lại vết sẹo rổ to trên da má.

Mụn bọc ở má gây đau đớn và mất thẩm mỹ

Mụn đỏ ở má

Mụn đỏ là loại mụn sưng to nhưng không có miệng nên phần nhân mụn rất khó được lấy ra ngoài. Mụn đỏ thường tồn tại trên mặt rất lâu, sau khi được điều trị khỏi vẫn sẽ để lại tổn thương nặng trên da.

Mụn ở má có dễ trị hay không?

Tùy vào loại mụn mà bạn đang mắc phải mà việc điều trị mụn có thể diễn ra nhanh hay chậm, có thể khắc phục dứt điểm hay không. Mặt khác, căn cứ vào nguyên nhân gây mụn mà việc điều trị mụn có dễ dàng hay không.

Thông thường, nếu bạn tự trị mụn má tại nhà bằng cách nặn hoặc dùng các sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc sẽ rất khó để loại bỏ hoàn toàn do không đảm bảo vệ sinh trong quá trình xử lý mụn. Hãy liên hệ bác sĩ da liễu và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da chất lượng để sớm khắc phục tình trạng mụn mọc ở má.

Cách trị mụn ở má bằng cách tự nhiên

Trị mụn ở má bằng nghệ

Tinh chất curcumin có trong củ nghệ làm sạch da, kháng khuẩn, chống viêm và kích thích tái tạo da. Từ đó, ngăn ngừa sự phát triển mụn ở má và thúc đẩy mụn làm lành nhanh chóng.

Cách trị mụn ở má bằng nghệ như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị chỉ gồm 1-2 củ nghệ tươi.

Cách thực hiện:

– Củ nghệ rửa sạch, gọt bỏ vỏ

– Giã nát nghệ lấy nước cốt

– Rửa mặt sạch và lau khô, thoa đều nước cốt nghệ lên vùng bị mụn ở má

– Nằm thư giãn khoảng 15-20 phút

– Rửa mặt lại với nước sạch

– Đắp mặt nạ nước cốt nghệ từ 2-3 lần mỗi tuần

Trị mụn ở má bằng chanh

Vitamin C và axit citric có trong chanh có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, giúp loại bỏ vi khuẩn trên da nhanh chóng, giảm mọc mụn ở má. Đặc biệt, vitamin C trong chanh còn giúp làm sáng da, giảm thâm mụn.

Để trị mụn ở má bằng chanh, bạn cần chuẩn bị 1-2 quả chanh và một tăm bông sạch

Cách thực hiện:

– Rửa chanh sạch, vắt lấy nước cốt

– Vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng tăm bông thấm nước cốt chanh và chấm lên các nốt mụn ở má

– Để nguyên trong 5-10 phút cho khô

– Rửa lại mặt với nước sạch

Lưu ý chỉ dùng chanh trị mụn ở má từ 1-2 lần/tuần

Trị mụn má bằng bằng khoai tây

Thành phần dinh dưỡng trong khoai tây mang đến nhiều lợi ích đối với làn da: giảm sưng viêm, thúc đẩy lành da sau mụn, giảm sẹo thâm do mụn.

Hãy lựa chọn 1-2 củ khoai tây để bắt đầu quá trình làm đẹp với nguyên liệu này nhé.

Cách thực hiện

– Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn

– Vệ sinh da mặt sạch sẽ, lau khô, đắp khoai tây đã xay nhuyễn lên khắp mặt

– Nằm thư giãn khoảng 15 phút, rửa lại mặt với nước sạch

– Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần

Trị mụn má bằng mật ong

Trong mật ong chứa các chất chống viêm, chất oxy hóa có tác dụng làm giảm mọc mụn, nuôi dưỡng da và chống lão hóa da hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1-2 muỗng cà phê mật ong

Cách thực hiện

– Rửa mặt sạch, lau khô

– Thoa mật ong lên da và massage nhẹ nhàng trong vài phút

– Tiếp tục nằm thư giãn trong 10 phút

– Rửa mặt lại với nước sạch

– Thực hiện 3 lần/tuần

Mật ong có tính kháng khuẩn giúp trị mụn ở má hiệu quả

Trị mụn má bằng tỏi

Trong tỏi chứa nhiều lưu huỳnh, khoáng chất này sẽ hỗ trợ kháng viêm, sát khuẩn, làm lành da nhanh chóng.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 củ tỏi để sẵn sàng quá trình trị mụn má bằng tỏi ngay thôi nào

Cách thực hiện

– Tỏi bóc vỏ sạch, giã nát và vắt lấy nước

– Rửa mặt sạch, lau khô và thoa đều nước cốt tỏi lên các vùng da bị mụn

– Có thể massage nhẹ nhàng trong vài phút

– Nằm thư giãn thêm 5-10 phút

– Rửa mặt lại với nước sạch

– Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần

Trị mụn má bằng nha đam

Nha đam chứa các thành phần có khả năng diệt khuẩn cao giúp loại bỏ vi khuẩn tại nốt mụn, giảm bít tắc lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành và phát triển mụn trứng cá.

Chuẩn bị khoảng 100g nha đam tươi/lần cho quá trình trị mụn bằng nha đam.

Cách thực hiện:

– Sơ chế nha đam, lấy phần thịt

– Giã nhuyễn thịt nha đam cho vào bát

– Vệ sinh da mặt sạch sẽ, thoa đều thịt nha đam lên toàn bộ mặt

– Để nguyên khoảng 15 phút sau đó rửa sạch với nước

– Thực hiện cách trị mụn này 2-3 lần /tuần

Trị mụn má bằng cà chua

Trong quả cà chua giàu chất chống oxy hóa, nổi bật là vitamin C và lycopene tăng cường bảo vệ da, hỗ trợ sản sinh collagen, chống lại tác nhân gây hại cho da như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, phục hồi tổn thương do mụn.

Để trị mụn ở má bằng cà chua, bạn cần chuẩn bị 1-2 quả cà chua tươi

Cách thực hiện

– Cà chua rửa sạch, để ráo nước

– Cho cà chua vào máy xay xay nhuyễn

– Rửa mặt thật sạch, lau khô

– Thoa đều cà chua đã xay nhuyễn lên mặt, kết hợp massage nhẹ nhàng

– Thư giãn trong 10-15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da

– Rửa mặt lại với nước sạch

– Thực hiện từ 2-3 lần/tuần

Mặt nạ cà chua giúp trị mụn và dưỡng sáng da mụn

Trị mụn má bằng rau má

Rau má chứa nhiều saponin giúp phục hồi vùng da bị tổn thương do mụn, chữa lành vết sẹo. Hoạt chất Centella Asiatica có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kích thích sản sinh collagen giúp da mịn màng hơn.

Bạn cần chuẩn bị khoảng 100g rau má, rửa sạch và để ráo nước, sẵn sàng cho quá trình trị mụn bằng rau má.

Cách thực hiện:

– Rau má đã rửa sạch đem đi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt

– Rửa mặt thật sạch, thoa đều nước cốt rau má lên các vùng da có mụn

– Nằm thư giãn khoảng 20 phút

– Rửa lại mặt bằng nước sạch

– Thực hiện cách này từ 2-3 lần/tuần

Trị mụn má bằng trà xanh

Một nguyên liệu trị mụn bình dân tiếp theo các bạn không nên bỏ qua là lá trà xanh. Trong loại lá này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự sinh trưởng của vi khuẩn, từ đó giảm mụn và hỗ trợ trị thâm hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị khoảng 200g trà xanh tươi, tương đương 1 nắm trong tay.

Các thực hiện:

– Trà xanh đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn

– Nấu trà xanh với khoảng 500ml nước, để sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp

– Để nước nguội bớt

– Rửa mặt với nước lá trà xanh kết hợp massage nhẹ nhàng để các thành phần trong lá trà thẩm thấu sâu vào làn da

– Nằm thư giãn khoảng 20 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch

– Thực hiện cách này 2-3 lần mỗi tuần

Trị mụn má bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là thực phẩm quen thuộc, được sử dụng để ăn sống. Một công dụng tuyệt vời khác của rau diếp cá không nên bỏ qua là trị mụn hiệu quả. Rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn, hút nhờn, giúp làn da sạch và thoáng hơn, giảm hình thành mụn mới.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để trị mụn má bằng rau diếp cá khoảng 100g rau diếp cá tươi.

Cách thực hiện:

– Rửa rau diếp cá sạch, đem giã nhuyễn bằng tay hoặc máy xay, lấy nước cốt

– Dùng bông tăm thấm nước cốt diếp cá và thấm lên vùng da bị mụn

– Nằm thư giãn 20 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da

– Thực hiện 2-3 lần/tuần

Mặt nạ rau diếp cá giúp khắc phục tình trạng da mụn hiệu quả

Trị mụn ở má cần lưu ý những gì?

Trị mụn ở má muốn nhanh chóng và hiệu quả, các bạn cần chú ý các vấn đề quan trọng sau đây:

Chăm sóc da mặt đúng cách

– Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tích bã nhờn, bụi bẩn trên vùng má.

– Chống nắng cho da bằng cách sử dụng kem chống nắng, che chắn da kỹ lưỡng mỗi khi đi ra ngoài.

– Hạn chế trang điểm khi không cần thiết do da mụn rất nhạy cảm, mỹ phẩm trang điểm có thể làm da bít tắc, mụn mọc nặng hơn.

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

– Hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ cay nóng

– Không uống bia rượu, nước tăng lực, nước có ga

– Detox bằng các loại nước uống thanh lọc cơ thể (trà thảo mộc, trà hoa, nước ép rau củ…)

Xây dựng thói quen sinh hoạt có lợi cho da

– Không thức khuya, để cơ thể thiếu ngủ thường xuyên

– Bổ sung 2-3 lít nước mỗi ngày

– Tập thể dục thể thao hằng ngày để kích thích trao đổi chất, đào thải độc tố

– Suy nghĩ tích cực, hạn chế căng thẳng

Hạn chế sờ tay lên mụn và nặn mụn

Một vài lưu ý khác

– Không tùy ý nặn mụn ở má, nhất là các mụn còn sưng và viêm. Tay và dụng cụ nặn mụn không vệ sinh có thể khiến mụn bị nặng hơn, để lại sẹo nghiêm trọng.

– Không tùy ý bôi các loại kem trị mụn gia truyền, kem trộn bán trôi nổi trên mạng. Hiệu quả và độ an toàn của các sản phẩm này vẫn chưa được kiểm chứng.

Mẹo giúp giữ làn da sạch không nổi mụn ở má

Làn da sạch có thể giúp giảm nguy cơ bị mụn và giảm tình trạng mụn trên má. Một vài mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn giữ làn da sạch và ít bị nổi mụn hơn.

Rửa mặt bằng nước ấm

Nước ấm làm lỗ chân lông giãn nở, đẩy chất bẩn, bụi, bã nhờn dư ra bên ngoài, giảm hiện tượng tắc lỗ chân lông gây mụn. Tuy nhiên, sau khi rửa mặt bằng nước ấm xong, nên rửa bằng nước sạch một lần nữa để làm se lỗ chân lông.

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý vừa làm sạch vừa chăm sóc làn da hiệu quả. Trong nước muối sinh lý có chứa các thành phần khử khuẩn, sát trùng cho da mụn, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trên da, hỗ trợ làm lành vết thương. Các bạn dùng nước muối sinh lý thấm ướt bông tẩy trang, xoa đều lên gương mặt, sau đó rửa lại với nước sẽ giúp làm sạch da rất tốt.

Xông hơi

Khi xông hơi da mặt, các lỗ chân lông mở ra, bụi bẩn và tế bào chết bị đẩy ra ngoài và làm sạch bởi hơi nước, mang đến cho bạn làn da sạch và khỏe. Lưu ý chỉ nên sử dụng cách này 2 lần/tuần để tránh làm da bị khô và lỗ chân lông giãn nở quá mức.

Trị mụn ở má và các câu hỏi liên quan

Mụn ở má bị sưng đỏ nguyên nhân vì sao?

Tình trạng mụn ở má sưng đỏ là do bạn đang gặp phải mụn bọc, mụn viêm mọc trên da. Mặt khác, mụn trứng cá mọc nhiều, mọc thành lớp dày trên má cũng khiến mặt bị đỏ và sưng lên đáng kể. Hãy nhanh chóng áp dụng các phương pháp trị mụn, đi khám da liễu vì mặt sưng đỏ do mụn thể hiện rằng tình trạng mụn má đã diễn biến khá nặng rồi.

Mụn ở má bị sưng đỏ có dễ trị hay không?

Mụn má sưng đỏ là dấu hiệu cho thấy mụn đã ở trạng thái khá nặng, việc điều trị sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn chứ không còn dễ trị như mụn trứng cá thông thường. Bạn cần chuẩn bị tâm lý cho việc phải điều trị mụn má dài ngày và có thể phải sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh để giảm sưng đỏ trên mặt.

Đi spa trị mụn ở má bao lâu có hiệu quả?

Spa với các loại máy móc hiện đại, sản phẩm trị mụn chuyên nghiệp có thể hỗ trợ bạn điều trị mụn hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì trong khoảng 3-4 tuần mới có thể cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực trên da mặt.

Các công nghệ trị mụn má được spa sử dụng nhiều hiện nay gồm có công nghệ Green Laser/Blue Light, Công nghệ Oxy Jet, Công nghệ Nano Skin, Công nghệ Bio Light… Tuy nhiên, các công nghệ này chỉ giải quyết mụn trên bề mặt da. Cần tìm ra nguyên nhân gây mụn để xử lý dứt điểm tình trạng mụn má của bạn.