Sử dụng kem làm sáng da
Có những loại kem làm sáng da nào?
Hiện nay trên thị trường, người tiêu dùng có thể lựa chọn 2 loại kem làm sáng da như sau:
- Sản phẩm tăng sắc tố da kê theo đơn: Thường phải được chỉ định và hướng dẫn sử dụng nghiêm ngặt bởi bác sĩ da liễu. Thành phần chính chứa Hydroquinone hoặc/và Corticosteroid (thuốc Steroid), chẳng hạn như Hydrocortisone;
- Sản phẩm làm sáng da không cần kê đơn: Có rất nhiều mỹ phẩm làm sáng da bạn có thể mua online/trực tiếp tại các cửa hàng, hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên hãy kiểm tra kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng, tránh sử dụng nếu thấy có Hydroquinone, Corticosteroid hoặc không có thông tin về thành phần, xuất xứ, nguyên liệu.
Cách sử dụng kem làm sáng da
Khi kê đơn, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn cách sử dụng kem làm sáng da hiệu quả. Trong trường hợp đã có sẵn sản phẩm, bạn cũng có thể đọc thêm thông tin hướng dẫn sử dụng ngay trên bao bì. Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể tham khảo: Cách nào làm sáng da của bạn?
- Nên lấy một lượng kem vừa phải, thoa đều 1-2 lần/ngày lên vùng da cần cải thiện;
- Tránh không để kem dính vào các vùng da xung quanh hoặc vào mắt, miệng, mũi;
- Thoa kem bằng bông mút hoặc rửa tay sạch trước và sau khi thoa kem;
- Tránh chạm vùng đang bôi kem với da của người khác ít nhất vài giờ sau khi bôi;
- Bôi kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài để bảo vệ làn da trước những tác động của ánh nắng;
Các tác dụng phụ có thể xảy ra
Các tác dụng phụ của kem làm sáng da có thể bao gồm:
- Đỏ và sưng da (kích ứng da, viêm da);
- Cảm giác châm chích, nóng;
- Da ngứa ngáy, bong tróc.
Ngoài ra các loại kem chứa Hydroquinone, Corticosteroid hoặc thủy ngân có thể mang lại các rủi ro như:
- Da chuyển sang tối màu hoặc quá sáng;
- Bào mòn da, mỏng da;
- Nhìn rõ mạch máu trên da;
- Sẹo;
- Tổn thương thận, gan hoặc thần kinh;
- Các bất thường ở trẻ sơ sinh (nếu được sử dụng trong thời kỳ mang thai).
Nếu bạn được bác sĩ kê đơn kem làm sáng da, bạn nên được biết trước những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Nếu không may gặp phải những tác dụng phụ kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Làm sáng da bằng laser
Tia laser cũng có thể được dùng để làm sáng da mặt, đẩy lùi các nốt mụn hoặc các mảng da sẫm màu. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ lớp da bên ngoài hoặc làm hỏng các tế bào sản xuất hắc tố Melanin.
Trước khi quy trình bắt đầu, bác sĩ có thể sẽ thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để xem phản ứng như thế nào. Đồng thời có thể chia nhiều buổi liệu trình để tăng hiệu quả của điều trị.
Quy trình làm sáng da bằng laser
- Khách hàng được đeo kính chuyên dụng để bảo vệ mắt khỏi tia laser;
- Chuyên viên dùng thiết bị laser cầm tay và di trên vùng da cần làm sáng;
- Một luồng không khí lạnh có thể được thổi vào da để giữ cho làn da mát hơn trong quá trình chiếu laser;
Mỗi phiên điều trị thường kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ và bạn có thể về nhà ngay sau khi hoàn thành.
Hồi phục sau khi chiếu bằng tia laser
Có thể mất từ 1-2 tuần để làn da bạn phục hồi sau quá trình làm sáng da mặt bằng laser. Da thường đỏ và sưng trong vài ngày, có thể bầm tím hoặc đóng vảy trong 1-2 tuần rồi sẽ bắt đầu mờ dần sang màu sáng hơn. Để hỗ trợ cho việc phục hồi, bạn nên: Cách nào làm sáng da của bạn?
- Rửa nhẹ vùng điều trị bằng nước sạch và lau khô cẩn thận;
- Có thể thoa gel lô hội nguyên chất để làm mát và dịu vùng điều trị;
- Không cạy bất kỳ lớp vảy nào trên bề mặt;
- Nếu quá khó chịu, bạn có thể uống thuốc giảm đau và chườm túi đá bọc khăn lên da để giảm sưng;
- Thoa kem chống nắng trong tối thiểu 6 tháng để bảo vệ vùng da đỏ khỏi tác động nặng hơn của ánh nắng mặt trời.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra
Điều trị bằng laser đôi khi có thể mang lại các tác dụng phụ như:
- Đỏ và sưng;
- Bầm tím;
- Da khô và đóng vảy;
- Phồng rộp.
Những phản ứng này thường hết sau 1-2 tuần. Các biến chứng nghiêm trọng của điều trị bằng laser thường không phổ biến, nhưng có thể bao gồm:
- Sẹo;
- Nhiễm trùng da;
- Da chuyển sang màu tối hơn hoặc quá sáng.