Mụn mủ ở mặt là gì?

Mụn mủ là dạng mụn trứng cá được đánh giá là nguy hiểm. Đặc điểm của mụn là dạng mụn to bên trong chứa nhiều các dịch mủ với màu trắng hoặc xanh. Mụn bọc có khả năng gia tăng kích thước theo thời gian. Khi mụn chín có thể tự vỡ và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu tại vị trí mụn hình thành.

Mụn mủ có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất vẫn là ở mặt và những nơi tập trung nhiều bã nhờn. Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, mụn mủ là dạng mụn dễ bị viêm, nhiễm khuẩn. Nếu chúng ta không tiến hành các cách chữa mụn mủ khoa học sẽ gây ra tổn thương da, tăng nguy cơ hình thành thâm mụn và sẹo mụn.

Cách chữa mụn mủ ở mặt không để lại sẹo thâm

Nguyên nhân gây ra mụn mủ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn mủ ở mặt. Trong đó, mụn trứng cá được xem là nguyên nhân phổ biến nhất chính là trứng cá. Theo đó, các nốt mụn mủ được xem là giai đoạn nặng của trứng cá, được hình thành bởi sự tăng tiết nhờn của da cũng như sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng có một vài trường hợp mọc mụn mủ ở mặt không phải do trứng cá mà do các nguyên nhân sau:

– Dị ứng với thực phẩm hoặc do dị ứng với môi trường sống xung quanh.

– Một số loại côn trùng sau khi cắn cũng khiến bạn bị mọc mụn mủ.

– Mụn mủ do các bệnh da liễu khác như bệnh vẩy nến, rosacea, bệnh thủy đậu, pemphigus IgA, bệnh đậu mùa…

Cho dù nguyên nhân gây mụn mủ là gì thì chúng ta cũng cần tiến hành thăm khám và điều trị một cách khẩn trương. Việc điều trị mụn mủ cần diễn ra một cách cẩn thận nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến da. Đã có rất nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu bởi bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do điều thực hiện sai cách điều trị mụn mủ ở mặt, tự ý điều trị mụn tại nhà.

Mụn mủ ở mặt có cần điều trị không, chữa như thế nào?

Chỉ có khoảng 30 % các trường hợp bị mụn mủ, mụn bọc không cần điều trị mà có thể tự khỏi. Do đó, nếu thi thoảng bạn thấy trên mặt của mình có xuất hiện các cục mụn to, hãy giữ vệ sinh thật tốt cho da để các nốt mụn này có thể tự biến mất mà không cần chữa trị.

Trong khi đó, có đến 70% các trường hợp bị mụn mủ bị tái phát nhiều lần và cần phải điều trị. Các trường hợp mụn nhẹ có thể dùng thuốc không kê đơn điển hình như OTC giúp điều trị mụn mủ bằng cách làm khô lớp da trên cùng và hấp thụ dầu thừa trên bề mặt da. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc này cùng có thể khiến da da bị khô rát, bong tróc và nhạy cảm hơn.

Một số người lại cho rằng nặn mụn sẽ là cách chữa mụn mủ ở mặt nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh trị mụn và nặn mụn là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong đó, nặn mụn có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị mụn nếu làm đúng cách. Nhưng nếu nặn mụn bừa bãi và không đảm bảo các yếu tố vệ sinh sẽ gây tổn thương da hoặc làm da nhiễm trùng nặng thêm.

Hiện nay cũng có rất nhiều bạn trẻ đang tự thực hiện các cách chữa mụn mủ ở mặt tại nhà. Đó là việc sử dụng các nguyên liệu chăm sóc da tự nhiên như nha đam tươi, hành tây, mặt nạ đất sét, hỗn hợp dầu ô liu… Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ về hiệu quả của các cách làm này. Nếu thực hiện không đúng cách cũng có thể gây ảnh hưởng đến da.

Mỗi tình trạng mụn mủ sẽ có cách điều trị tương ứng khác nhau. Đó có thể là dùng thuốc tại nhà kết hợp với các phương pháp thẩm mỹ nội khoa hiện đại. Do đó, nếu bạn muốn chữa thành công mụn mủ, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Cách chữa mụn mủ ở mặt không để lại sẹo thâm

Khi nào bạn cần thăm khám bác sĩ da liễu

Ngay khi thấy da nổi mụn bọc, mụn mủ với cảm giác đau khó chịu bạn nên dành thời gian đến gặp bác sĩ da liễu để tìm cách trị mụn mủ ở mặt an toàn. Ngoài ra, bạn sẽ cần thăm khám gấp khi mụn có các đặc điểm sau:

– Số lượng mụn mủ mọc nhiều và có kích thước lớn.

– Mụn mủ gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

– Các nốt mụn mủ bỗng dưng bị vỡ và dịch mủ loang khắp mặt.

– Các dấu hiệu viêm nhiễm, nhiễm trùng xuất hiện trên da.

– Bạn bị sốt, chóng mặt, buồn nôn hay tiêu chảy khi mọc mụn mủ.

– Mụn mủ tái phát liên tục sau khi điều trị…