Tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, không khí, vi khuẩn. Chính vì thế bạn tuyệt đối không nên chạm tay lên da mặt, đặc biệt là những vùng có mụn xuất hiện. Tay không chỉ là đường trung gian để lây lan vi khuẩn, bụi bẩn vào da mặt mà khi cho tay vào các nốt mụn mới nặn có thể khiến chúng trở nên tổn thương, viêm nhiễm nặng nề hơn. Nếu mụn mủ bị viêm rất dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao và để lại sẹo rỗ trên mặt.

Nhiều người vô tình không nhận thức, chạm tay vào khuôn mặt. Chính vì vậy bạn phải thật cảnh giác với các động tác chống, đỡ má hoặc cằm bằng tay khi ngồi, làm việc hoặc nghỉ ngơi hay ngủ

Không nên trang điểm

Trong khoảng thời gian sau khi nặn mụn các bạn nên hạn chế trang điểm, bởi đây là lúc làn da nhạy cảm, sức đề kháng suy giảm hơn trước. Chính vì thế mà việc hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn được các bác sĩ, chuyên gia da liễu khuyên hàng đầu. Làn da sau khi mới nặn mụn còn nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng. Nếu trang điểm liền thì mỹ phẩm và phấn thẩm thấu vào các vết thương sau khi nặn, gây bít tắc lỗ chân lông khiến da bị dị ứng hoặc viêm nhiễm trở lại, rất dễ để lại sẹo, mụn hình thành ngay lập tức. Chính vì thế, các cô gái nên tạm ngừng trang điểm trong khoảng thời gian này.

Không nên làm sạch da ngay

Sau khi mới lấy nhân mụn, làn da đang rất nhạy cảm. Chính vì thế mà không nên làm sạch da ngay lập tức, hãy để da có thời gian làm lành tổn thương. Ngay lập tức  làm sạch rất dễ gây trầy xước và làm vết thương trở nên sâu hơn, đặc biệt bạn không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt thông thường vì chúng có chứa xà phòng và hương liệu sẽ khiến cho làn da của chúng ta sẽ bị khô, mất nước và dễ kích ứng hơn. Theo các chuyên gia và bác sĩ, các cô gái hãy vệ sinh da bằng nước muối sinh lý để làm giảm sưng tấy và giảm thiểu khô da sau một thời gian nặn mụn.

Cách vệ sinh da bằng nước muối sinh lý được thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một ít dung dịch nước muối thấm vào bông tẩy trang, sau đó lau nhẹ nhàng lên vùng da nặn mụn khoảng 2 phút. Dùng tay nhẹ nhàng, tránh tắc động lực quá mạnh vào da, nhất là những vùng mới nặn mụn, sau đó rửa sạch da mặt với nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn bã nhờn, bụi bẩn còn sót lại.

Hạn chế hoạt động thể thao

Hạn chế hoạt động thể thao

Sau khi vừa mới nặn mụn, da và cơ thể sẽ tiết ra một chất lỏng màu vàng để đóng kín miệng vết thương, khiến máu không chảy ra ngoài nữa. Đây là một cơ chế bảo vệ, ngăn vi khuẩn và bụi bụi xâm nhập. Tuy nhiên, nếu bạn hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh ngay lập tức sẽ khiến các tuyến tiết mồ hôi và bã nhờn tăng tiết mồ hôi qua các lỗ chân lông. Dịch mồ hôi và dịch tiết từ cơ thể rất dễ gây viêm nhiễm lên các vùng mới nặn mụn, khiến mụn dễ tái phát lại, thậm chí nhiễm khuẩn để lại sẹo lõm trên khuôn mặt rất xấu xí.

Sử dụng kem chống nắng

Chống nắng là một bước dưỡng da vô cùng quan trọng đối với những người có làn da mụn,  kể cả da không có mụn. Theo các chuyên gia đã nghiên cứu, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng nề và trầm trọng hơn. Đồng thời các vết mụn sẽ trở nên sưng to hơn. Nếu làn da của chúng ta tiếp xúc với tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian dài, chúng thường sẽ chậm hồi phục hơn và có xu hướng xuất hiện các vết thâm sạm. Chính vì vậy, các cô gái cần phải trang bị cho mình kem chống nắng một cách thường xuyên khi đi ra ngoài ánh nắng mặt trời, cần có đồ bảo hộ, áo khoác chống nắng tránh để da tiếp xúc trực tiếp thế ánh sáng mặt trời và các chất ô nhiễm khác. Vì đây là giai đoạn da vô cùng nhạy cảm, hàng rào bảo vệ bị suy yếu, rất dễ bị xâm nhập và gây hại bởi các tác nhân từ bên ngoài.

Cùng với đó, sau khi rửa mặt bạn cũng nên lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da của mình. Không phải sau khi nặn mụn cần yêu cầu da phải khô thì vết thương mới nhanh chóng lành lại được. Thực tế việc cân bằng độ ẩm là vô cùng quan trọng. Sau khi nặn mụn bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần. Lựa chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ và chứa các thành phần tự nhiên, dịu nhẹ như Vitamin B5, Niacinamide,…  tránh hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, gây kích ứng và nổi nhiều mụn hơn.

Không nên tẩy tế bào chết

Thông thường việc thực hiện tẩy tế bào chết cho da là vô cùng quan trọng, mỗi tuần thực hiện khoảng 2 lần sẽ khiến cho lỗ chân lông được thông thoáng, sạch sẽ hơn, ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau khi nặn mụn, để tránh cọ xát, gây tổn thương lên các vết mụn mới nặn, khiến chúng trở nên trầm trọng, khó lành hơn thì việc tạm ngưng sử dụng việc tẩy tế bào chết là vô cùng cần thiết.

Ăn uống lành mạnh

Cùng với việc vệ sinh da mặt và có thói quen sinh hoạt hợp lý thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên nhân hình thành mụn là do bụi bẩn và bã nhờn bít kín lỗ chân lông. Do đó việc hạn chế đưa dầu mà cơ thể là vô cùng cần thiết. Khi điều trị da mụn, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm như khoai tây chiên, socola, các loại thực phẩm dầu mỡ, chứa nhiều chất béo, đường, tinh bột. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và chất xơ, cung cấp hàm lượng nước làm ẩm da, tăng cường sức đề kháng, chống tình trạng chai sạm trên da.

Bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ ăn giàu sắt, Omega 3 và các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống Oxy hóa cũng vô cùng quan trọng. Chúng kích thích sản sinh Collagen, giúp da chất khoảng từ sâu bên trong, tăng cường độ đàn hồi, hạn chế tình trạng thâm sẹo sau mụn.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho da luôn trong trạng thái ẩm ướt. Ngoài ra cần phải có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm, không sử dụng điện thoại quá nhiều, hạn chế các thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn

Phục hồi làn da

Tăng cường dưỡng ẩm cho da trong giai đoạn phục hồi sau nặn mụn
Ảnh: Tăng cường dưỡng ẩm cho da trong giai đoạn phục hồi sau nặn mụn

Trong quá trình nặn mụn, việc tác động lên làn da sẽ gây ra những tổn thương nhất định khiến da bị sưng tấy, mẩn đỏ và xuất hiện các vết thương hở. Chính vì thế mà trong lúc này việc chăm sóc da để đưa nó trở về trạng thái ban đầu là vô cùng quan trọng.

Hãy khoan suy nghĩ về cách để làm mờ thâm sẹo ngay lúc này bởi vì sự tổn thương và sử dụng quá nhiều hóa chất chỉ khiến cho vết thương trở nên nặng nề hơn, dễ bị kích ứng hơn. Chỉ khi vết thương đã đóng vảy khô và bong vảy thì lúc đó mới nghĩ đến việc điều trị thâm và sẹo.

Còn lúc này việc quan trọng nhất của bạn là cần phải quan tâm đến việc làm sạch và dưỡng ẩm cho da để tái tạo, phục hồi tế bào da, kích thích quá trình làm lành tổn thương diễn ra nhanh chóng hơn. Sau ngày thứ hai khi nặn mụn, bạn phải tích cực dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm để da nhanh chóng phục hồi. Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có độ dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên, kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng thẩm thấu qua da để tránh gây kích ứng, tránh gây bít tắc nghẽn khiến mụn mọc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, để quá trình làm lành tổn thương có thể thuận lợi diễn ra thì cần phải có các biện pháp để bảo vệ da. Làn da sau khi bị nặn mụn cần phải được chống nắng kĩ càng, tránh các vết thâm xuất hiện. Mặc dù ánh nắng mặt trời không phải là nguyên nhân gây nên vết thâm sau nặn mụn nhưng lại là yếu tố thúc đẩy các vết thâm bám dai dẳng trên da hơn.

Trị thâm

Bạn sẽ quan tâm đến việc điều trị mụn thâm và sẹo sau khi các vết thương đã hết sưng đỏ, khô và đóng vảy. Bạn nên lựa chọn các loại sản phẩm điều trị thâm kết hợp với quy trình làm sạch và dưỡng ẩm, chống nắng cho da. Đồng thời kết hợp với việc tẩy tế bào chết và các sản phẩm trị thâm vào trong chu trình skincare của mình:

  • Tẩy tế bào chết: nên sử dụng các loại có chứa thành phần dịu nhẹ như AHA, BHA,… để tránh việc chúng có thể gây tổn thương cơ học trên da. Việc loại bỏ tế bào chết sẽ giúp loại bỏ tế bào cũ, các loại tế bào đã già cỗi, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, chăm sóc, hỗ trợ làm mờ vết thâm hiệu quả.
  • Đắp mặt nạ: bạn nên sử dụng các loại mặt nạ có khả năng trị thâm và làm trắng da tự nhiên. Có rất nhiều loại mặt nạ dễ dàng thực hiện tại nhà như mặt nạ nghệ, mật ong, sữa tươi,… chúng không chỉ giúp điều trị thâm hiệu quả mà còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho làn da, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành tổn thương.
  • Trị thâm: bạn nên sử dụng các sản phẩm điều trị thâm nám có chứa các thành phần như vitamin C và retinol. Tuy nhiên cũng phải lưu ý nồng độ giới hạn của chúng, tránh khi vượt quá mức độ cho phép sẽ gây kích ứng cho da.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về việc chăm sóc da sau khi nặn mụn an toàn và hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công và luôn luôn sở hữu một làn da trắng sáng, mịn màng và không có thâm sẹo.