1. Vậy mụn là gì?

Mụn là một bệnh da mạn tính, nó xuất hiện khi bạn bước vào tuổi dậy thì, và chỉ tự nhiên lành khi bạn bước sang độ tuổi 35 – 40. Có tên gọi đầy đủ là mụn trứng cá.

Mụn xuất hiện chủ yếu ở vùng da mặt, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể lan đến ngực trên và lưng trên.

Nhưng nếu như chủ quan hoặc không được điều trị đúng cách, nó sẽ gây ra những hậu quả: sẹo mụn, vết thâm.

Dù không nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm lý của bạn, về lâu dài khiến công việc, các mối quan hệ bị trục trặc.

Trong bài viết này…

Spa Trinh Mỹ chỉ tập trung giúp bạn biết được các loại mụn trên mặt, còn nếu bạn muốn tìm hiểu trị mụn thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

2. Phân biệt các loại mụn.

Mặc dù mụn là một bệnh lý da liễu nhưng tình trạng này có thể cải thiện với các phương pháp điều trị không kê đơn nếu là trường hợp mụn không gây ảnh hưởng gì cho cơ thể.

Tuy nhiên các loại mụn nặng, sưng to, đau nhức và khó chịu nên được điều trị bởi bác sĩ da liễu.

Các loại mụn sẽ được Shynh Beauty phân biệt phía dưới đây nhưng sẽ chủ yếu tập trung vào các loại mún trứng các hay gặp trong thực tế và để giúp bạn dễ nhận diện hơn, Shynh sẽ đính kèm các hình ảnh về các loại mụn ở mặt phổ biến nhất thông như sau:

2.1 Mụn đầu đen:

Mụn đầu đen là 1 trong số các loại mụn trên mặt

Mụn đầu đen được coi là cấp độ đầu của mụn trứng cá được mở ở bề mặt da và cũng là loại mụn phổ biến, loại mụn này chứa đầy dầu thừa và tế bào da chết.

Trong số các loại mụn ở mặt thì mụn đầu đen dễ nhận biết hơn cả bởi:

  • Bề mặt da ban đầu sẽ dần xuất hiện các lỗ nhỏ li ti, nhân hở ra bên ngoài nên có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Nốt nhỏ như đầu đinh ghim
  • Kích thước 1-2 mm
  • Thường mọc số lượng nhiều
  • Phân bố rải rác ở trán, cằm, 2 bên má và mũi
  • Nhân của chúng có màu đen, có thể mọc thành từng vùng, sờ vào thì thấy cộm (các nhân mụn hay tổn thương cơ bản do mụn trứng cá, là một nang lông bị tắc bởi dầu và tế bào da chết, có thể phát triển nhanh thành các nốt mụn bọc gồm mụn đầu trắng và mụn đầu đen). Màu của mụn không phải là bụi bẩn khiến cho mụn biến thành đen. Nguyên nhân có màu đen là do nhân mụn nhô lên trên bề mặt da, khi có sự tiếp xúc với oxy bên ngoài một thời gian, phần bã nhờn của nhân mụn sẽ nhanh chóng bị oxy hóa tạo thành màu đen.

2.2 Mụn đầu trắng:

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng còn được gọi là mụn ẩn dưới da, mụn cám.

Mụn đầu trắng xuất hiện khi dầu thừa cùng với tế bào chết và vi khuẩn tích tụ làm tắc lỗ chân lông.

Do lỗ chân lông đã đóng nên hỗn hợp trên sẽ dần đi xuống dưới bề mặt da rồi đội da lên, phần bã nhờn tích tụ đã được da mặt bao bọc phía trên nên không bị oxy hóa, tạo nên mụn đầu trắng và làm da sần sùi.

Loại mụn này thường không gây viêm và dễ kiểm soát.

Các đặc điểm để nhận biết gồm: Nốt nhỏ như đầu đinh ghim

  • Kích thước 1-2 mm
  • Màu trắng
  • Thường mọc số lượng nhiều
  • Phân bố rải rác ở trán, cằm, 2 bên má và mũi
  • không có nhân và nằm sâu dưới bề mặt da, chỉ hơi nhô lên tạo thành những vùng da sần sùi, thô
  • Không gây đau nhức.
  • Do mụn ẩn phía trong da nên khó phân biệt bằng mắt thường mà cảm nhận thông qua sờ. Việc cạy, phá hay nặn mụn ẩn có thể để lại những vết thâm, rỗ hay sẹo lớn.
  • Đầu nhỏ li ti
  • Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của mụn đầu trắng này cảnh báo một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa nhất là dạ dày hoặc bất thường ở cơ quan sinh sản.

2.3 Mụn bọc:

Mụn bọc

Trường hợp nặng của các loại mụn trứng cá được hình thành trên cơ thể, là loại mụn nặng nhất và phá hủy cấu trúc da nhiều nhất, gây đau nhức và khó chịu ở những vị trí xuất hiện.

Có thể tự hết nhưng sau khi lặn chắc chắn sẽ để lại sẹo mụn lớn.

Các triệu chứng của mụn bọc là những nốt nhỏ được hình thành và lớn dần theo thời gian, thành các nốt sưng viêm đỏ, cứng, to, đau nhức nếu sờ tay vào, bên trong chứa mủ và máu, thường không có nhân.

Mụn bọc hình thành khi nang lông bị vỡ ở đáy và đẩy bề mặt da lên và phát triển sâu bên trong da.

Cách Nhận Biết:

  • Nốt viêm màu đỏ
  • Kích thước lớn hơn 5 mm
  • Đau, nhức nhẹ

2.4 Mụn mủ:

Mụn mủ
Mụn mủ (Nguồn: Internet)

Mụn mủ chỉ là một trong các loại mụn viêm khác. Vì phản ứng viêm đã xảy ra một thời gian nên nguy cơ để lại sẹo mụn nhiều hơn mụn viêm đỏ.

Mủ là xác chết của vi khuẩn và tế bào miễn dịch sau khi tế bào miễn dịch đến tiêu diệt vi khuẩn.

Cách nhận Biết:

  • Nốt màu vàng, chứa mủ
  • Viền đỏ xung quanh
  • Đau nhẹ
  • Chúng giống như một cái đầu trắng với một vòng màu đỏ xung quanh vết sưng thường chứa đầy mủ trắng hoặc vàng.
  • Không chọc thủng hoặc bóp mụn mủ vì có thể gây ra sẹo hoặc đốm đen phát triển trên da làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn, để lại vết thâm trên da.

2.5 Mụn viêm đỏ: 

Mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ bắt nguồn từ mụn đầu đen và cả mụn đầu trắng.

Chất bã nhờn ứ đọng trong nang lông là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển.

Hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ nhận diện ra vi khuẩn P. acnes, và huy động các tế bào bạch cầu, lympho T theo dòng máu để đến những vùng da này, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, gây nên phản ứng viêm.

Cách nhận biết mụn viêm đỏ:

  • Nốt màu đỏ
  • Kích thước dưới 5 mm đường kính
  • Cảm giác đau nhẹ

3. Cách điều trị các loại mụn trên mặt: 

3.1 Sinh hoạt điều và khoa học: 

Xây dựng một lối sống khoa học và điều độ không chỉ giúp các lỗ chân lông nhỏ lại mà cũng giúp làn da của bạn trở nên mịn màng, tươi sáng hơn:

  • Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chiên rán, cay nóng, nhiều dầu mỡ … do chúng sẽ gây kích ứng cho làn da của bạn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Nên ăn những thực phẩm làm từ tự nhiên, không chất bảo quản và ít chất béo như ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi và uống đủ nước để cung cấp các vitamin và khoáng chất cho da và cơ thể bạn.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress… cũng giúp làm nhỏ lỗ chân lông hiệu quả và tránh nổi mụn do stress cũng là một trong những nguyên nhân gây phát sinh mụn.

3.2 Cách chăm sóc da: 

  • Điều trị mụn kịp thời, áp dụng đúng phương pháp và tuyệt đối không cạy nặn bởi càng nặn bạn càng làm da bị tổn thương nhiều hơn, dễ bị viêm nhiễm và lỗ chân lông càng to hơn.
  • Đắp mặt nạ ít nhất tuần một lần cho da được thông thoáng.
  • Tạo điều kiện cho da được tái tạo thường xuyên bằng cách tẩy da chết. Tẩy da chết và xông mặt hai hoặc ba lần mỗi tuần để da trở nên sáng mịn, se khít lỗ chân lông. Tuy nhiên, hãy tẩy da chết một cách nhẹ nhàng. Vì nếu làm quá mạnh có thể gây vỡ tuyến nhờn dưới bề mặt da và dẫn đến sự hình thành mụn tro.
  • Nếu da dầu, bạn nên sử dụng giấy thấm dầu và sử dụng 3 tiếng/lần, lấy đi hết dầu thừa, ngăn cản hiện tưởng ách tắc.
  • Khi bước sang tuổi 25, bạn nên tìm cho mình 1 sản phẩm kem chống lão hóa và sử dụng thường xuyên, giúp da khỏe mạnh, giữ độ tươi trẻ lâu, không lo lỗ chân lông to.
  • Một số vùng da nhất định trên mặt tiết ra nhiều dầu hơn các vùng da khác và các lỗ chân lông tại vùng đó cũng hiện rõ hơn.

Nếu lỗ chân lông ở mũi, má và trán bị giãn nở, phương pháp xử lý để se khít da ở riêng các vùng này là sử dụng mặt nạ đất sét và giấy thấm dầu.

Bạn có thể tiến hành bằng cách thoa một lớp mỏng trên da đã được làm sạch, giữ trong ít phút, sau đó rửa sạch với nước.

Đất sét có tác dụng thấm dầu nhanh chóng và nhẹ nhàng ra khỏi lỗ chân lông, giúp da thêm mịn màng hơn

3.3 Tẩy trang, rửa mặt kỹ để làm sạch da:

  • Tẩy trang kỹ và rửa mặt sạch sâu là một giải pháp ngắn hạn, nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu và bã nhờn, giúp lỗ chân lông không phải mở rộng để chứa thêm dầu hoặc tích tụ chất bẩn. Da sạch sẽ và thông thoáng thì lỗ chân lông không lo bị giãn to.
  • Rửa mặt sạch 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt thích hợp cho từng loại da. Không nên rửa mặt quá 3 lần mỗi ngày vì sẽ làm mất cân bằng độ ẩm dẫm tới mụn nổi nhiều hơn.
  • Nhiều người thường cho rằng chỉ những khi nào make up mới phải tẩy trang nhưng thực tế, mỗi ngày bạn đi ra ngoài, hàng loạt bụi bẩn, vi khuẩn trong hông khí đã bám lên bề mặt da, nếu bạn không tẩy trang thì chúng sẽ chui sâu vào lỗ chân lông và khó có thể rửa sạch bằng sữa rửa mặt.
  • Bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt kết hợp với máy rửa mặt, sau đó dùng nước hoa hồng để làm sạch sâu, giúp sẽ khít lỗ chân lông và cân bằng độ ẩm cho da, tái tạo bề mặt.
  • Ngoài ra, sau khi rửa mặt, bạn cũng có thể sử dụng đá lạnh chườm lên mặt để massage cho da và làm thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Lưu ý nho nhỏ nữa là tuyệt đối đừng đi ngủ mà không rửa mặt, tẩy trang nhé. Rửa sạch một khuôn mặt còn dính phấn trang điểm sẽ làm các lỗ chân lông thông thoáng hơn.