Bệnh hậu bối là bệnh gì?

Bệnh hậu bối (Carbuncle) là bệnh lý gây ra một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau. Bên cạnh đó, nhóm nhọt này còn được gắn kết với nhau dưới da, có thể chứa đầy mủ và có quá trình hoại tử phần mềm tổ chức dưới da. Đây là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Vị trí hay gặp bệnh hậu bối là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và ở chân, tay.

Ở Việt Nam, bệnh hậu bối còn được gọi là “cụm nhọt tổ ong” hay “nhọt gương sen” do hình ảnh tổn thương của bệnh gây ra khi vỡ mủ sẽ có tình trạng lỗ chỗ giống như tổ ong hoặc như gương sen đã lấy hết hạt sen.

Nguyên nhân gây bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Những người có vùng da hoại tử, da chết hoặc da bị tổn thương sẽ giúp vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng hậu bối chứa đầy dịch, mủ và mô chết.

Ngoài ra, những bộ phận ẩm ướt của cơ thể như: mũi, miệng, họng, đùi, nách… dễ bị nhiễm trùng hơn so với các khu vực khác vì vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển mạnh ở những khu vực này. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh hậu bối bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Viêm da;
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận;
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan;
  • Người cao tuổi;
  • Hành động cạo râu và các hoạt động khác làm tổn đến thương da.
Bệnh viêm gan B

Triệu chứng của bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Hậu bối xuất hiện ban đầu với triệu chứng là một đám mảng đỏ có đường kính rất khác nhau, các mảng có thể dao động từ 5 – 10 – 20cm, kèm theo các biểu như: viêm đỏ, sưng tấy, các nốt gồ cao, đau.

Sau 2 ngày đến 3 ngày mắc bệnh, các tổn thương sẽ lan rộng, hóa mủ và tạo thành những ổ áp xe, ở giữa ổ hình thành ngòi mủ màu trắng hoặc màu vàng. Sau đó chúng có thể vỡ ra, chảy dịch màu trắng hoặc dịch có màu hồng kem, lâu ngày sẽ tiến triển hoại tử tổ chức dưới da, gây ra các tổn thương lõm sâu khoảng 0.5 – 1cm. Ngoài ra, người mắc bệnh hậu bối còn kèm theo triệu chứng đau nhức (đặc biệt là khi nhọt khu trú ở vùng mũi, vành tai), sốt, mệt mỏi…

Bệnh hậu bối có nguy hiểm không?

Hậu bối là căn bệnh không thể tự khỏi theo cách thay băng gạc thông thường hoặc tự uống thuốc mà cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh hậu bối rất khác với các nốt nhọt bọc (thường chỉ là tổn thương rất nông và là một khối mủ có thể trích đơn giản), hậu bối đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật để mở rộng và lấy tổ chức hoại tử bên dưới da thì mới điều trị khỏi bệnh.

Cảnh giác với các biến chứng thường gặp của bệnh hậu bối:

  • Nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở người suy dinh dưỡng. Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng quá mức của cơ thể và là tình trạng cấp cứu y tế, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Triệu chứng nhiễm trùng huyết bao gồm: ớn lạnh, sốt cao, nhịp tim nhanh và cảm giác bị bệnh nặng…
nhiễm trùng huyết
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh hậu bối là gây nhiễm trùng huyết
  • Nhọt mọc ở vị trí môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm trùng huyết;
  • Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin cần điều trị bằng kháng sinh mạnh theo toa của bác sĩ nếu các tổn thương không được dẫn lưu đúng cách;
  • Vi khuẩn từ nhọt xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác như: phổi, xương, khớp, tim, máu và ở hệ thần kinh trung ương.

 Khi nào cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh?Bệnh hậu bối và những điều cần lưu ý

Bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu:

  • Có nhiều hơn một hậu bối tại một thời điểm;
  • Các hậu bối mọc trên mặt;
  • Tình trạng da xấu đi nhanh chóng hoặc gây ra cảm giác cực kỳ đau đớn;
  • Nhọt là nguyên nhân gây sốt có đường kính hơn 5cm;
  • Các tổn thương da không thể chữa lành trong 2 tuần và tiến triển nặng hơn.
Bệnh hậu bối

Điều trị bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối có thể để lại biến chứng nguy hiểm, vì thế việc tuân thủ chỉ định điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa là việc làm cần thiết.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh;
  • Thuốc giảm đau;
  • Vệ sinh, chăm sóc vết thương hàng ngày;
  • Tháo mủ bằng dao hoặc kim;
  • Phẫu thuật để điều trị các hậu bối sâu hoặc lớn.

Theo đó, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tránh sờ, bóp hoặc kích thích nhọt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và sẹo.
  • Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào nhọt
  • Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm nào đã chạm vào nhọt
  • Tránh dùng chung giường, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người lành để tránh lây lan.

Bệnh hậu bối không tự khỏi mà cần điều trị chuyên sâu. Khi tổn thương đã có mủ bắt buộc người bệnh phải nhập viện phẫu thuật để lấy tổ chức hoại tử. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh hậu bối, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Bạn nên có một chế độ chăm sóc da phù hợp để phòng tránh vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Sử dụng gel tẩy tế bào chết để loại loại bỏ tế chết gây tắt nghẻn nang lông. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng mỹ phẩm tắm dành cho da để cải thiện tình trạng da.