Như thế nào là da bị nám, sạm đen
Theo TS.BS Vũ Thái Hà – Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, nám da, sạm da là hai bệnh về da lành tính nhưng nó lại không giống nhau. Nguyên nhân gây nám và sạm da đều là sự tăng sắc tố da nằm trong các rối loạn sắc tố đáng chú là sự tự gia tăng hắc tố melanin trên da.
Tuy nhiên, việc điều trị của chúng ta lại gặp khó khăn vì hầu hết người bệnh đều không thể tự mình phân biệt đâu là nám da, đâu là sạm da và đâu là đồi mồi. Theo kinh nghiệm thăm khám của bác sĩ Hà, chúng ta có thể phân biệt ba dạng bệnh này như sau:
Nám da là bệnh tăng sắc tố mắc phải, thường gặp ở phụ nữ sau tuổi dậy thì, đặc biệt sau quá trình mang thai, sinh đẻ. Biểu hiện bệnh là các mảng nâu nhạt, nâu thẫm, thường gặp ở vùng mặt, vùng hở như hai bên gò má, trung tâm mặt, mũi, vùng tam giác cổ áo, vùng tay, các vùng lộ sáng.
Sạm da và việc các vùng da thường màu đen sẫm hơn, hơi có ánh xanh hoặc tím. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu xuất phát từ một phản ứng viêm, hoặc có thể do sử dụng thuốc không đúng, hoặc bị nhiễm độc hay mắc các bệnh về tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp cũng có thể gây sạm da.
Đồi mồi lại hay xảy ra ở người có tuổi, là dấu hiệu của lão hóa da, thường thành các điểm to, nhỏ. Và đây có thể được xem là dấu hiệu da bình thường bởi có rất nhiều người già gặp phải tình trạng đồi mồi nhưng nó lại không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như áp lực về tâm lý…
Thủ phạm gây nám da, sạm da là gì?
Cũng theo TS.BS Vũ Thái Hà người phụ trách chuyên môn của Phòng khám da liễu Thái Hà thì thủ phạm gây ra chứng nám và sạm da phổ biến nhất chính là áng nắng mặt trời. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn và nặng hơn là vào các tháng mùa hè bởi đây là thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đến da của bạn.
Vị bác sĩ da liễu này đưa ra phân tích như sau: Cơ thể chúng ta có phản ứng tự bảo vệ. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào da thì làn da bị tác động bởi nhiệt của môi trường nóng gây tổn hại các ADN và các tế bào trên da. Da sẽ tự động sản sinh ra sắc tố da để hấp thu ánh sáng, giảm nguy cơ cho tế bào của da. Điều này gây ra tình trạng đen da, nám da, sạm da nhiều hơn khi không có ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, cũng có nhiều các nguy cơ khác có thể hình thành nám và sạm da. Trong đó có thể kể đến nguyên nhân liên quan đến hoóc môn khi mang thai, lứa tuổi dậy thì, hoặc người uống thuốc tránh thai, tình trạng viêm da, tăng tình trạng giãn mạch hay dùng thuốc chữa bệnh và các loại mỹ phẩm làm đẹp.
Nói chung, cơ chế hình thành nám và sạm da khá phực tạp và nó có sự liên quan đến nhau. Đôi khi chúng ta bị nám và sạm da là do vấn đề về lão hóa nhưng đôi khi lại do chính lối sống sinh hoạt gây ra. Và dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì bạn cũng cần kiểm soát nám sạm da sớm để níu giữ cho mình một làn da đẹp không tỳ vết.
Bác sĩ tư vấn giải pháp phòng tránh nám, sạm da an toàn
Giải pháp phòng tránh vấn đề nám và sạm da chính là bôi kem chống nắng thường xuyên mỗi ngày. Việc này có thể loại bỏ đến 90% nguy cơ mắc nám da của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần có thêm các biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời khác như đeo khẩu trang, đeo kính dâm khi ra nắng.
Vấn đề dinh dưỡng cùng cần được đặc biệt quan tâm khi điều trị nám và sạm da. Cụ thể là bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hài hòa, uống đủ nước, bổ sung các vitamin A, C, E và các yếu tố vi lượng khác có nhiều trong các phản ứng của cơ thể như kẽm, selen, đồng… giúp chống lão hóa da một cách tối ưu.
Bên cạnh đó, để tăng cường sức khỏe làn da, nhằm hạn chế sạm, nám da các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo mọi người cần tăng cường tập luyện, đó cũng là cách thể dục cho làn da. Một số cách có thể kể đến là mát xa cho da, chăm sóc da, các bước chăm sóc ở nhà cần thực hiện đầy đủ làm sạch, cân bằng và dưỡng ẩm…