1. Các phương pháp xử lý “thần tốc” tóc bết tại nhà
Dưới đây là các phương pháp “thần tốc” giúp bạn đánh bay tình trạng tóc bết một cách nhanh chóng ngay tại nhà.
1.1. Dùng dầu gội đầu khô
Dưới đây là phương pháp giúp bạn “đánh bay” tình trạng tóc bết một cách hiệu quả. Chỉ cần vài bước đơn giản, mái tóc của bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ bồng bềnh và suôn mượt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu dầu gội khô khác nhau. Tuy nhiên, hãy nhớ đọc kỹ thông tin mô tả sản phẩm để chọn loại dầu gội khô phù hợp với chất tóc của mình, tránh gây tổn thương cho tóc.
Trước hết, bạn chia tóc thành từng phần nhỏ, có thể dùng lược hoặc dùng tay. Sau đó, giữ chai dầu gội khô cách da đầu khoảng 20 – 30cm, xịt nhẹ nhàng vào các phần tóc đã chia. Sau đó, đợi khoảng 2 – 3 phút để dầu gội thấm hút hết dầu thừa trên da đầu. Cuối cùng bạn chỉ cần dùng lược để chải lại một lần nữa.
Thế là chỉ cần vài bước đơn giản là bạn có thể khiến cho mái tóc của mình bồng bềnh trở lại. Bạn không cần phải đau đầu suy nghĩ không biết tóc bết nên làm gì nữa rồi.
1.2. Dùng phấn rôm trẻ em
Một cách đơn giản tiếp theo là sử dụng phấn rôm trẻ em. Có lẽ đây là một thứ mà ít người biết nó có tác dụng trị bết tóc. Bởi vì bình thường chúng chỉ được sử dụng cho trẻ em là chủ yếu. Tuy nhiên, trong phấn rôm có chứa các thành phần như tinh bột ( bột bắp, bột khoáng,..) có khả năng hấp thụ dầu và độ ẩm từ da đầu.
Đầu tiên, bạn chia tóc thành từng phần nhỏ. Sau đó, rắc phấn rôm lên tay rồi xoa xoa hai lòng bàn tay lại với nhau. Sau đó, dùng 2 tay xoa lên tóc. Chờ khoảng 2 – 3 phút để phấn rôm hút dầu thừa và độ ẩm từ da đầu. Cuối cùng là chải tóc đều để loại bỏ phấn thừa còn sót lại trên đầu. Vậy là tóc của bạn sẽ trở lại bình thường như mới gội.
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng phấn rôm:
- Không lạm dụng: Việc sử dụng phấn rôm quá nhiều có thể làm tóc trở nên khô hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tóc sau này.
- Chọn phấn không gây kích ứng: Chú ý chọn những loại phấn có chứa hương liệu mạnh, không có hóa chất kích ứng
- Làm sạch tóc sau khi sử dụng: Việc làm này để loại bỏ những hạt phấn còn sót lại, tránh trường hợp hạt phấn tích tụ gây hại cho tóc và da đầu.
1.3. Dùng banking soda
Tiếp theo là một phương pháp khác giúp bạn giải quyết vấn đề tóc bết nên làm gì?. Đó là dùng baking soda (NaHCO3). Nghe thoáng qua thì sẽ có rất nhiều người còn hoài nghi tác dụng của nó, hơn nữa, nó còn là một chất hóa học. Mà phần lớn các chất hóa học đều có hại khi sử dụng nó 1 cách trực tiếp.
Tuy nhiên, baking soda là một nguyên liệu được ứng dụng khá nhiều, nó thường dùng để làm bánh. Bản thân nó có tính kiềm. Trong khi, da đầu của chúng ta có tính axit. Vì vậy, baking soda sẽ giúp cân bằng độ pH cho da đầu. Môi trường pH ổn định giúp kiểm soát quá trình tiết dầu của da đầu, từ đó, làm giảm tình trạng bết tóc.
Trước hết bạn chia tóc ra thành từng phần nhỏ. Sau đó, rắc một ít baking soda lên tóc rồi đợi khoảng 3 – 5 phút. Cuối cùng là dùng lược chải đều tóc để loại bỏ phần thừa.
Có một lưu ý nho nhỏ là không nên lạm dụng baking soda quá nhiều, chỉ sử dụng khi cần thiết. Bởi vì sử dụng nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tóc và da đầu. Ngoài ra, đối với da nhạy cảm, thì bạn nên thử baking soda lên một da nhỏ trên cơ thể để kiểm tra phản ứng trước khi sử dụng nhé.
1.4. Dùng keo xịt tóc
Trong keo xịt tóc cũng có một số thành phần có chức năng hút ẩm, hút dầu. Vì vậy, dùng keo xịt tóc cũng là một cách để trị bết tóc. Hơn nữa, keo xịt tóc còn có khả năng tạo một lớp phủ nhẹ trên tóc giúp làm mờ sự bóng nhờn và tạo cảm giác tóc sạch hơn.
Bạn chỉ việc đặt chai keo xịt tóc cách xa 20 – 30 cm so với da dầu. Sau đó, xịt một lượng vừa phải rồi dùng lược chải đều.
Dùng keo xịt tóc xử lý tóc bết
Khi sử dụng keo xịt tóc, bạn nên lựa chọn những sản phẩm không chứa các thành phần gây hại cho tóc như keo có chứa cồn, chất hóa học,.. Và chọn những loại phù hợp với tình trạng tóc của bạn. Ngoài ra, bạn không nên xít quá nhiều, bởi vì xịt nhiều sẽ làm cho tóc trở nên cứng và gây ra sự khó chịu.
1.5. Sấy tóc
Sấy tóc là phương pháp đơn giản mà hầu như ai cũng đã từng làm khi tóc bị bết. Tóc bết là do tóc bị dính tinh dầu được tiết ra từ da đầu. Máy sấy có khả năng làm khô dầu dính trên tóc cũng giống như nó làm khô nước khi tóc bạn bị ướt lúc mới tắm xong.
Trị tóc bết bằng cách sấy tóc
Dùng máy sấy để cách xa đầu 20 – 30 cm, vừa sấy vừa dùng lược chải tóc để tăng hiệu suất. Sấy trong vòng từ 3 – phút là bạn sẽ có một mái tóc bồng bềnh trở lại.
1.6. Nước cốt chanh
Khi mà bạn không biết tóc bết nên làm gì? Thì hãy xuống nhà tìm vài cái chanh, rồi lấy nước cốt chanh pha với nước lọc tỉ lệ 1:1. Sau đó, thoa nhẹ phần nước cốt chanh lên vùng tóc bết, da dầu. Dùng tay để massage nhẹ nhàng da đầu để nước cốt chanh từ từ thẩm thấu đều. Đợi khoảng 5 – 10 phút rồi xả tóc bằng nước ấm đến khi sạch hoàn toàn nước cốt chanh.
Bởi vì nước cốt chanh có khả năng cân bằng độ pH trên da đầu, giúp da đầu giảm thiểu tối đa việc tiết dầu nhờn. Hơn nữa, tính axit trong nước chanh còn có khả năng làm sạch ra đầu và có tính kháng khuẩn. Chưa hết, Vitamin C có trong nước chanh còn có thể cải thiện sức khỏe của tóc.
Nhưng mà bạn cũng cần lưu ý một số điều sau nhé:
- Tránh sử dụng quá nhiều bởi vì nước cốt chanh có tính axit, việc để tóc tiếp xúc quá nhiều lần với axit sẽ làm cho tóc bị khô,.. và ảnh hưởng đến da đầu.
- Khi sử dụng nước cốt chanh tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời vì tóc bị dính nước cốt chanh sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
- Đối với da nhạy cảm thì nên thử một lượng nhỏ trước để kiểm tra tính an toàn rồi mới sử dụng nhé.
2. Các phương pháp xử lý tóc bết dầu lâu dài
Tóc bết nên làm gì để trị lâu dài. Dưới đây là một số phương pháp xử lý tóc bết lâu dài cho mái tóc của bạn.
2.1. Dùng muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mỗi món ăn đều có mặt của chúng. Nhưng mà ngoài tác dụng nêm nếm ra, các bạn còn biết nó có công dụng trị tóc bết chưa? Muối không chỉ có khả năng trị bết tóc mà còn có khả năng kháng khuẩn do có tính mặn, là thuốc độc của hầu hết nấm và vi khuẩn. Ngoài ra, các tinh thể muối còn có thể giúp loại bỏ tế bào chết và bã nhờn trên da đầu.
Vị mặn của muối có rất nhiều tác dụng
Trước hết là bạn chuẩn bị muối và một ít nước ấm và bắt tay vào thực hiện nhé
- Gội sạch tóc
- Pha loãng muối với nước ấm, 1 – 2 muỗng muối với 1 cốc nước ấm
- Thoa hỗn hợp lên phần tóc bị bết
- Massage nhẹ để nước muối thấm thấu và hút bớt dầu nhờn
- Đợi khoảng 5 – 10 phút
- Xả sạch bằng nước ấm để làm sạch muối và dầu thừa
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một chút đừng sử dụng quá nhiều muối hoặc để thời gian chờ quá lâu. Nếu không, tóc của bạn sẽ trở nên bị khô do mất nước và ảnh hưởng đến da dầu. Và để tối ưu hóa hiệu quả thì nên sử dụng muối biển thường vì nó không có chứa chất phụ gia, ít ảnh hưởng đến da dầu.
2.2. Dùng giấm táo
Giấm táo là một dung dịch được hình thành từ việc lên men táo tươi. Nó có chứa hàm lượng axit khá cao. Nó cũng được xem là một phương pháp trị bết tóc lâu dài hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha loãng giấm táo và nước với tỷ lệ 1:1. Ví dụ nếu bạn pha 100 ml giấm táo thì dùng 100 ml nước.
- Gội sạch tóc
- Đổ hỗn hợp lên tóc hoặc có thể chuẩn bị chai xịt, xịt lên tóc để thuận tiện hơn.
- Massage nhẹ da đầu trong 2 – 3 phút để hỗn hợp thấm sâu và phát huy tác dụng tốt nhất
- Đợi khoảng 5 – 10 phút
- Xả sạch bằng nước ấm để làm sạch giấm táo.
Axit trong giấm táo có tác dụng trị bết tóc
Những điều cần lưu ý:
- Pha loãng kỹ: giấm táo có tính axit khá cao, vì vậy pha loãng với nước để tránh kích ứng da đầu hoặc làm khô tóc.
- Không nên thường xuyên sử dụng: 1 – 2 lần/ tuần
- Kiểm tra độ an toàn trước khi sử dụng: thử trên một phần da nhỏ để kiểm tra tính an toàn
2.3. Dùng nước trà xanh
Nước trà xanh cũng là một dược phẩm tốt để điều trị bết tóc lâu dài. Nó có tác dụng cân bằng độ pH cho da đầu. Hơn nữa, trong trà xanh còn có các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tóc, giữ cho tóc luôn khỏe mạnh và bóng mượt.
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước, sau đó cho 1 – 2 muỗng hoặc 1 – 2 túi lá trà xanh vào và ngâm trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, lọc lấy nước trà.
- Để nước trà nguội
- Gội sạch tóc
- Đổ hoặc xịt nước trà xanh lên đầu, đặc biệt là những vùng tóc hay bị bết
- Massage nhẹ khoảng 3 – 5 phút để nước trà thẩm thấu
- Đợi thêm 5 – 10 phút
- Xả sạch bằng nước ấm để làm sạch nước trà
Bạn nên sử dụng trà nguyên chất, không nên thêm muối, đường,…hay bất kỳ chất phụ gia nào khác. Sử dụng 1 – 2 lần/tuần để duy trì hiệu quả.
2.4. Dùng nước nha đam
Nha đam ( Lô hội) là một trong những nguyên liệu được sử dụng để trị bết tóc lâu dài hiệu quả. Bởi vì nha đam có tác dụng làm dịu da đầu, giảm kích ứng và ngứa, tạo lại cảm giác thoải mái. Ngoài ra, nó còn cung cấp độ ẩm mà không làm bết tóc.
Gel nha đam rất tốt cho tóc
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị gel nha đam
- Gọt vỏ lá cây nha đam để lấy phần gel bên trong, chú ý không lấy phần vỏ xanh vì phần này dễ gây kích ứng
- Đánh tan phần gel để tạo hỗn hợp sánh mịn
- Pha loãng phần gel nha đam với nước lạnh, đến khi cảm thấy không còn quá đặc
- Gội sạch tóc
- Thoa phần gel nha đam đã chuẩn bị lên tóc, thoa đều để đảm bảo gel phủ đều toàn bộ da đầu
- Massage nhẹ da đầu trong 3 – 5 phút để gel nha đam thẩm thấu
- Đợi khoảng 10 – 15 phút
- Xả sạch bằng nước ấm để làm sạch gel nha đam bám trên tóc
Trước khi sử dụng nên thử tính an toàn của gel nha đam đối với một số da dễ nhạy cảm. Bạn nên sử dụng nha đam tươi để tối đa hóa hiệu quả. Cuối cùng là không nên để gel nha đam quá lâu bởi vì nó có thể gây ra cảm giác nhờn, khiến bản thân khó chịu.
2.5. Dùng dầu dừa
Dầu dừa cũng là một nguyên liệu dùng để trị bết tóc. Ngoài tác dụng chính là dùng để nấu ăn ra thì dầu dừa còn dùng trong việc giữ ẩm và làm mượt tóc. Mặt khác, nó còn có thể dùng để bị bết tóc nhờ vào đặc tính của nó.
Dầu dừa là một chất béo hữu cơ, dễ dàng hòa tan các loại dầu khác, bao gồm cả dầu trên da đầu. Hơn nữa, trong dầu dừa còn có axit lauric, một hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh. Nó sẽ giúp bạn bảo vệ được tóc và da dầu của mình.
Tác dụng của dầu dừa đối với việc trị tóc bết
Cách thực hiện:
- Làm nóng dầu dừa: Bình thường thì dầu dừa ở trạng thái rắn, vì vậy bạn cần làm nóng nó bằng cách chưng thủy hoặc bỏ vào lò vi sóng để làm nó tan chảy
- Thoa dầu dừa lên phần tóc bị bết: sử dụng một lượng vừa phải
- Massage nhẹ để dầu dừa thẩm thấu
- Đợi 5 – 10 phút
- Xả sạch lại bằng nước ấm đến khi hết dầu dừa bám lên tóc
Một số lưu ý dành cho bạn:
- Không nên sử dụng dầu quá nóng, vừa ấm ấm là được
- Không nên sử dụng quá nhiều để tránh làm tóc bị nhờn và nặng nề hơn
- Dùng 1 – 2 lần/tuần để duy trì mức độ hiệu quả
- Kiểm tra kích ứng trước khi sử dụng