PRP là gì?
PRP là viết tắt của cụm từ Platelet-Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu). Đây là sản phẩm thu được trong quá trình quay ly tâm máu tự thân.
PRP là một sản phẩm có thể giúp chúng ta làm đẹp một cách hiệu quả bởi trong PRP có chứa vô vàn các yếu tố tăng trưởng tốt cho da. Cụ thể như sau:
- PGDF (Plaletet Derived Growth Factor) là nhân tố tăng trưởng từ tiểu cầu. PGDF sẽ kích thích sản sinh tế bào, hình thành các mạch máu mới để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho da. Đồng thời sẽ giúp tăng sản sinh collagen để làm cho da đàn hồi tốt hơn.
- TGF-Beta (Transforming Growth Factor-beta) là nhân tố sinh trưởng chuyển hóa beta. TGF-Beta sẽ giúp cân bằng phát triển của tế bào sợi với tế bào cơ để làm cho da săn chắc và đàn hồi tốt hơn.
- IGF (Insulin Growth Factor) là nhân tố sinh trưởng Insulin và HGF giúp da không hình thành sẹo và hỗ trợ phát triển tế bào cơ cũng như tế bào sợi. Tham gia vào quá trình sửa chữa và phục hồi làn da đang bị hư hại.
- VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor) có trong PRP là một nhân tố sinh trưởng nội mạc, hỗ trợ kích thích sự tăng sinh mạch máu mới.
- EGF (Epidermal Growth Factor) là nhân tố sinh trưởng giúp tăng sinh tế bào biểu bì và trung bì để từ đó mang đến cho bạn một làn da chắc khỏe tự nhiên.
Vậy theo bạn PRP là gì? Đó là tất cả những gì mà bạn cần để có thể sở hữu một làn da khỏe mạnh và trẻ khỏe. Sản phẩm đã và đang được rất nhiều bác sĩ chuyên khoa tin dùng và được khách hàng đánh giá cao về hiệu quả.
Ứng dụng của PRP là gì?
Nếu đã biết PRP là sản phẩm giúp làn da đẹp hơn thì bạn phải tìm hiểu thêm ứng dụng PRP là gì? Theo các bác sĩ, hiện PRP được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh xương khớp và làm trẻ hóa da. Trong đó, việc sử dụng PRP để điều trị các vấn đề về da và làm đẹp đang rất thịnh hành.
Bạn có thể sẽ quan tâm đến các dịch vụ PRP sau:
- Liệu trình PRP chữa rụng tóc, kích thích sự mọc tóc tự nhiên.
- PRP được đưa ngược lại da để xóa nhăn, làm căng da mặt.
- Công nghệ PRP trị mụn trứng cá và các vấn đề liên quan đến mụn như sẹo.
- Kích thích quá trình phục hồi vết thương trên da để tránh hình thành sẹo.
- Phục hồi sắc tố da, từ đó xóa mờ các vết nám, tàn nhang và rạn da…
PRP được sử dụng như thế nào?
Có rất nhiều người đã biết PRP là gì nhưng lại chưa biết sản phẩm được sử dụng như thế nào. Thậm chí, có chị em còn cho rằng PRP chính là máu và họ lập tức dùng máu của bản thân để thoa lên da để làm đẹp tại nhà. Và đây là một sai lầm nghiệm trọng, có thể dẫn tới nhiễm trùng da.
PRP là sản phẩm được chiết tách từ máu với 2 lần quay ly tâm. Nhờ đó mà PRP có độ vô trùng cao, khác hoàn toàn so với việc bạn thoa trực tiếp máu vào da.
Bên cạnh đó, PRP cũng được bảo quản với một điều kiện nghiêm ngặt và thường sẽ được sử dụng ngay để đảm bảo tính hiệu quả. Vậy theo bạn cách sử dụng PRP là gì, có gì khác với các sản phẩm điều trị thông thường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi thu được PRP thì việc làm tiếp theo sẽ là đưa chúng vào dưới da. Cách bôi thoa thông thường sẽ không được áp dụng cho PRP bởi sẽ gây ra tình trạng lãng phí và kém hiệu quả.
Để làm đẹp với PRP, các bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định sau:
Lăn kim vi điểm với PRP
Sử dụng dụng cụ lăn kim với các mũi kim siêu nhỏ để tạo ra các tổn thương trên bề mặt da, đóng vai trò là các kênh dẫn để giúp cho da dễ dàng hấp thụ các yếu tố tăng trưởng có trong sản phẩm.
Tiêm vi điểm với PRP
Sử dụng kim tiêm để đưa trực tiếp PRP vào dưới da, đến đúng điểm cần điều trị. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhất và không gây ra sự lãng phí. Có thể áp dụng để làm trẻ hóa da, điều trị da liễu hoặc điều trị rụng tóc, kích thích tóc con mọc trở lại nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp PRP với điện di để giúp da hấp thụ tối đa các dưỡng chất cần thiết. Dĩ nhiên là bác sĩ chuyên khoa sẽ phải căn cứ vào tình trạng da để đưa ra những chỉ định phù hợp. Nếu bạn muốn biết cách PRP là gì, cách nào phù hợp nhất với mình thì hãy tới cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn và các chuyên gia.
PRP có an toàn hay không, tác dụng phụ PRP là gì?
PRP được sản xuất tư máu của chính bạn nên nó rất an toàn. Điều kiện là quy trình chiết tách PRP phải đúng kỹ thuật và quy trình cấy PRP ngược lại cơ thể cũng cần đảm bảo độ an toàn. Sản phẩm sẽ không gây ra tình trạng kích ứng da sau khi sử dụng.
Mặc dù thế, việc cấy hoặc tiêm PRP vẫn có thể để lại một số tác dụng phụ sau:
Đau tại chỗ: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy da của mình bị đau. Tuy nhiên, do PRP được thực hiện theo hình thức hạn chế xâm lấn nên cảm giác đau thường rất nhẹ nhàng.
Sưng nề và bầm tím: Dấu hiệu bầm tím da có thể xảy ra hoặc không. Thường bạn sẽ bị bầm da không quá 3 ngày. Nếu da bị sưng và bầm tím bạn có thể chườm đá lạnh để cải thiện các triệu chứng bất thường này.
Một vấn đề cần được lưu tâm khác khi thực hiện PRP chính là hiện tượng tổn thương da bị tiết dịch và có chảy mủ. Đây là cảnh báo da đang bị nhiễm trùng. Quá trình làm PRP không đảm bảo vô khuẩn và chăm sóc da tại nhà không khoa học sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công da và gây nhiễm khuẩn…
Giải pháp để chúng ta sử dụng PRP một cách an toàn chính là cần hiểu đúng PRP là gì và tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để có sự hỗ trợ từ bác sĩ. Bạn chắc chắn sẽ không thể tự thực hiện làm đẹp với PRP tại nhà. Và cũng không nên lựa chọn các dịch vụ PRP giá rẻ để tránh biến chứng thẩm mỹ.
Quy trình PRP như thế nào?
Có không ít chị em muốn biết liệu trình PRP là gì, kéo dài bao nhiêu lâu? Theo các bác sĩ chuyên khoa, PRP được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Một liệu trình tiêm PRP có thể từ 3 – 6 lần tùy từng vấn đề da và khả năng đáp ứng.
Nếu da đáp ứng tốt với PRP thì liệu trình có thể được rút ngắn. Ngược lại, nếu da đáp ứng kém thì liệu trình sẽ kéo dài hơn hoặc bạn có thể sẽ phải thay đổi phương pháp làm đẹp cho phù hợp.
Mỗi buổi PRP sẽ cách nhau từ 2-4 tuần. Việc làm PRP liên tục không có lợi cho da mà sẽ tăng nguy cơ tổn thương da, khiến cho việc điều trị không đạt kết quả như kỳ vọng.