Tiêm filler môi mũi để làm gì?
Filler hay còn gọi là chất làm đây. Đây là một chất an toàn với cơ thể bởi nó có cấu tạo là hyaluronic acid (HA), tương tự như một chất có trong cơ thể con người. Do đó, tiêm filler được xem là phương pháp thẩm mỹ an toàn bởi hầu như không gây ra tác dụng phụ nào sau tiêm, mọi biến chứng được kiểm soát một cách hoàn hảo.
Tiêm filler được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chính là chỉnh hình cho gương mặt. Bạn có thể lựa chọn nâng mũi với filler hoặc tạo môi trái tim với chất làm đầy chính hãng. Điều kiện chính là phải tìm đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và thực hiện tiêm filler an toàn.
Thông thường, tiêm filler môi hay mũi đều sẽ không gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Tuy nhiên, sau tiêm filler có nhiều người bị bầm tím tại chỗ. Mức độ bầm có thể ít hoặc nhiều tùy từng trường hợp. Và chính dấu hiệu tiêm filler môi bị bầm tím, tiêm filler mũi bị bầm tím đã khiến cho không ít người phải lo lắng, nhất là tự tiêm filler tại nhà.
Tiêm filler môi bị bầm có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng tiêm filler mũi bị bầm tím là khá bình thường và nó có thể xảy ra ở hầu hết các trường hợp. Đây được xem là tác dụng phụ bình thường của filler bởi quá trình tiêm sẽ gây tổn thương ở mô mềm và gây tình trạng bầm tím tại vị trí đâm kim tiêm.
Tuy nhiên, các vết bầm tím sau khi tiêm filler thường chỉ rất nhỏ, không kèm theo dấu hiệu đau nhức, không có dấu hiệu lan rộng và sẽ tự biến mất sau khoảng vài giờ đồng hồ. Do đó, nếu bạn vừa tiêm filler và thấy tiêm filler cằm/ môi/ mũi bị bầm tím thì đừng quá lo lắng, hãy theo dõi thêm trong vài giờ đồng hồ xem các vết bầm có cải thiện hay không nhé.
Trong trường hợp tiêm filler môi bị bầm tím kéo dài trên 48 giờ đồng hồ, các vết bầm có dấu hiệu sưng viêm và đau nhức, lan rộng hơn thì đó được xem là biến chứng nguy hiểm. Lúc này bạn sẽ cần thăm khám ngay lập tức để được các bác sĩ kiểm tra và xử lý các vấn đề liên quan bằng cách dùng thuốc, tiêm tan hoặc nạo vét filler.
Tiêm filler bị bầm và sưng đau là do đâu?
Tiêm filler môi bị bầm và đau là dấu hiệu cảnh báo ca tiêm filler đã gặp thất bạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ xin nhấn mạnh một vài yếu tố liên quan sau:
🍥 Cơ địa: Không phải ai cũng phù hợp với filler chính vì thế nếu cơ địa của bạn có phản ứng với chất làm đầy thì tình trạng bầm tím sẽ nặng hơn.
🍥 Lượng filler quá nhiều: Filler không phải cứ dùng nhiều là đẹp, là tốt. Nếu bạn tiêm filler quá nhiều không những gây bầm tím kéo dài mà còn khiến cho filler bị vón cục gây ra tình trạng biến dạng, méo mó gương mặt.
🍥 Chất lượng filler: Nếu bạn tiêm nhầm chất làm đầy giả và kém chất lượng thì chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng với cơ thể khiến vết tiêm bị nhiễm trùng và biểu hiện đầu tiên là gây bầm tím, đau nhức. Thường xảy ra khi bạn tự mua filler giá rẻ ngoài thị trường.
🍥 Kỹ thuật tiêm filler: Nếu tay nghề yếu sẽ khiến mô mềm bị tổn thương hoặc tiêm quá liều khiến mạch máu bị chèn ép. Nguy hiểm nhất là khi chất làm đầy được tiêm nhầm vào mạch máu sẽ gây hiện tượng tắc mạch. Và biểu hiện đầu tiên cho những điều nguy hiểm này chính là vết bầm tím, sưng và đau nhức sau đó là hoại tử vị trí tiêm.
Như vậy, các ca tiêm filler cằm bị bầm tím có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí việc bạn dùng thuốc sau khi tiêm filler cũng sẽ gây ra tình trạng bầm tím kéo dài. Nếu bạn cảm thấy không yên tâm về điều này, hãy thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn chi tiết. Đừng tự ý xử lý tại nhà bởi điều này sẽ thật sự nguy hiểm nếu đó là biến chứng của filler.
Cũng có một số trường hợp sau khi tiêm filler hoàn toàn bình thường nhưng sau đó 2-3 tháng bắt đầu bị sưng tấy, bầm tím và đau nhức. Trong trường hợp này chúng ta có thể xác định chính xác đây là biến chứng của filler. Hãy nhập viện sớm để được bác sĩ điều trị nhằm tránh những tình huống đáng dẫn tới hoại tử, đột quỵ… có thể xảy ra.
Cách ngăn ngừa tiêm filler môi bị bầm
Thực tế, không gì có thể đảm bảo chắc chắn bạn sẽ không bị thâm tím sau khi tiêm filler và các bác sĩ cũng không dám cam kết về điều này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ bầm tím và các biến chứng filler bằng cách lựa chọn các dịch vụ thẩm mỹ chất lượng tại những cơ sở y tế uy tín như bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa.
Bạn không nên tác động mạnh như sờ nắn, massage, xông hơi tại vùng da đã tiêm filler. Ngoài ra, sau khi tiêm cần tránh chơi các môn thể thao nặng trong 2 tuần đầu. Bạn không nên cúi đầu, nằm úp sấp trong thời gian dài…. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá trong vòng 20 – 30 phút tại khu vực tiêm.