Tiêm filler bị vón cục là như thế nào?
Về mặt lý thuyết mà nói thì làm đẹp với filler có độ an toàn hơn nhiều so với phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng không phải 100% các ca tiêm filler đều có hiệu quả như mong muốn. Đâu đó vẫn có thể xảy ra biến chứng liên quan đến filler và thường sẽ liên quan đến tiêm filler tự phát tại nhà hoặc dịch vụ tiêm filler tại những Spa không được cấp phép hoạt động theo đúng quy định.
Một trong những vấn đề mà chúng ta có thể sẽ phải đối mặt đó là tình trạng tiêm filler bị vón cục, nổi u cục trên da. Cần phân biệt với dấu hiệu sưng sau khi tiêm filler. Nếu như tình trạng sưng tấy là tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau một vài ngày thì filler vón cục lại không thể tự khỏi. Hiện tượng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe.
Dấu hiệu tiêm filler bị vón cục
Tình trạng filler bị vón cục sau tiêm có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào của cơ thể. Thường gặp nhất là mũi, môi và cằm. Đây là những vị trí được tiêm filler thường xuyên nhất và cũng có nguy cơ biến chứng nhiều nhất.
Chúng ta có thể tự mình cảm nhận được những dấu hiệu bất thường sau tiêm filler, quan sát hiện tượng tiêm filler vón cục bằng mắt thường như sau:
- Vùng mũi: Vùng mũi được tiêm filler sưng to, mũi biến dạng do filler bị tràn, dấu hiệu bầm tím và kéo mủ ở mũi. Chất làm đầy vón cục, lộ rõ tại vị trí được đâm kim.
- Vùng môi: Môi bị sưng vều và đau nhức sau tiêm filler một vài ngày. Bên trong môi có nổi những u cục nhỏ. Bạn chỉ cần quan sát lòng môi của mình sẽ thấy filler bị vón cục với kích thước khác nhau/
- Vùng cằm: Vùng da chịu tác động của filler bị sưng đỏ hoặc bầm tím kèm cảm giác đau nhức khó chịu. Cằm bị lệch so với trước khi tiêm và sờ vào có cảm giác cứng đơ…
Nguyên nhân nào khiến tiêm filler bị vón cục
Tình trạng vón cục sau tiêm filler nếu kéo dài quá 3 ngày kèm theo dấu hiệu đau nhức là một biểu hiện bất thường. Khi này, khách hàng sẽ cần quay lại cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân tiêm filler vón cục và có hướng xử lý phù hợp nhất.
Có nhiều nguyên nhân khiến ca tiêm filler gặp biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với riêng các trường hợp tiêm filler vón cục thì nguyên nhân cơ bản sẽ là 2 vấn đề sau:
Chất lượng filler được tiêm không đảm bảo
Hiện làm đẹp bằng filler đang là một xu hướng chính vì thế các sản phẩm filler đã được bán rộng rãi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Dĩ nhiên chất lượng cũng theo kiểu “thượng vàng, hạ cám”. Và sẽ thật tai hại nếu như chúng ta tiêm filler nhái giả, filler kém chất lượng.
Trong đó, có rất nhiều cơ sở Spa đang thực hiện tiêm silicon dạng lỏng găn mắc filler nhập khẩu cho khách hàng. Khác với filler, silicon dạng không thể tự tan và tự đào thải sau khi tiêm nên dễ dẫn đến hiện tượng vón cục, đau nhức, bầm tím, hoại tử… cùng những phản ứng nguy hiểm khác.
Dấu hiệu nhận biết filler kém chất lượng gồm:
- Nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng
- Không có các giấy tờ kiểm chứng về chất lượng
- Không rõ về ngày sản xuất và hạn sử dụng
- Đã quá hạn sử dụng hoặc được mở nắp từ lâu
- Không được Bộ y tế cho phép nhập khẩu và lưu hàng
- Có giá rất rẻ so với hàng chính hãng…
Kỹ thuật tiêm filler không chuẩn xác
Dấu hiệu tiêm filler bị vón cục và biến chứng dễ xảy ra nếu như người tiêm không có kỹ thuật tiêm chuẩn xác. Đây cũng chính là lý do tại sao khi tiêm filler tại Spa nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn nhiều. Bởi tại Spa thường không phải là bác sĩ da liễu thẩm mỹ thực hiện tiêm mà chỉ là những ông chủ/ bà chủ tự học tiêm filler.
Ngay khi tiêm filler được thực hiện bởi bác sĩ thì độ an toàn vẫn chưa hẳn là 100%. Đó là khi chúng ta tiêm filler với các bác sĩ trẻ, người còn non kinh nghiệm. Việc không xác định được chính xác vị trí tiêm, lượng filler cần dùng cho từng vùng sẽ là một trong những lý do khiến cho tiêm filler bị vón cục, nổi u cục. Nguy hiểm hơn nếu như chúng ta tiêm filler nhầm vào các mạch máu hoặc chèn mạnh sẽ gây ra tình trạng sưng đau và nguy cơ hoại tử sẽ rất cao.
Xử lý tình trạng tiêm filler bị vón cục
Sau khi tiêm filler hoàn thành bác sĩ sẽ tiến hành các động tác xoa nhẹ nhàng để giúp cho filler đến đúng vị trí và có sự đình hình tốt hơn. Khách hàng nên chăm sóc sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ đưa ra để giảm thiểu tác dụng phụ và biến chứng.
Trong trường hợp tiêm filler bị vón cục bất thường khách hàng nên đến bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra cụ thể. Căn cứ vào tình trạng của từng khách hàng như đau nhức, sưng tím hay vón cục, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp khắc phục phù hợp như: kê thuốc tiêu viêm – giảm sưng, tiêm tan filler hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Nếu vón cục filler liên quan đến nhiễm trùng có thể cho khách hàng tự điều trị tại nhà bằng kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng đau.
- Nếu trường hợp vón cục do lạm dụng chất làm đầy, tiêm sai vị trí và chèn mạch có thể tiêm giải filler càng sớm càng tốt.
- Nếu bị vón cục do tiêm filler nhầm silicon có thể xử lý bằng thủ thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể để tránh ảnh hưởng lâu dài…