Tiêm chất làm đầy bị tràn là như thế nào?
Chất làm đầy hay còn được gọi là filler. Đây là sản phẩm được cấp phép trong thẩm mỹ nội khoa. Chất làm đầy có thể giúp chúng ta chỉnh hình gương mặt một cách tự nhiên, cải thiện các dấu hiệu lão hoá da và làm đầy các phần khuyết lõm trên gương mặt. FDA cũng đã công nhận về hiệu quả và độ an toàn của filler trong các dịch vụ thẩm mỹ nội khoa có sự chỉ định của bác sĩ.
Tuy an toàn nhưng tiêm filler vẫn có thể gặp biến chứng. Và một trong những bất thường hay gặp chính là hiện tượng tiêm chất làm đầy bị tràn. Đó chính xác là việc chất làm đầy không ổn định đúng vị trí được tiêm. Thay vào đó, filler sẽ bị tràn, lan ra các vùng da xung quanh và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như là sức khoẻ.
Lý do tiêm filler bị tràn ra bên ngoài
Hiện tượng tràn filler có thể xảy ra ở mọi vị trí tiêm. Từ tiêm filler mũi, tiêm filler má, tiêm filler cằm hay tiêm filler thái dương… đều có thể bị tràn bởi 2 nguyên nhân cơ bản sau:
Lỗi từ phía người tiêm
Filler là một phương pháp thẩm mỹ đơn giản. Tuy nhiên, người tiêm cần phải nắm rõ kỹ thuật tiêm để đưa filler vào đúng vị trí. Nếu người tiêm filler không phải là các bác sĩ hay các bác sĩ còn non kinh nghiệm thì rất có thể sẽ xảy ra tình trạng tiêm chất làm đầy bị tràn.
Thường gặp khi người tiêm không thể cân đối được lượng filler được sử dụng ở mỗi vị trí tiêm dẫn đến việc tiêm quá nhiều filler. Khi này, filler sẽ dễ dàng bị tràn ra các vùng da khác thậm chí là bị chèn vào các mạch máu.
Lỗi tiếp theo là việc người tiêm không nắm được giải phẫu tại vị trí tiêm dẫn đến việc tiêm filler sai vị trí. Lúc này bạn không những phải đối mặt với dấu hiệu tràn filler mà nguy cơ bị tắc mạch máu sẽ là rất cao.
Lỗi từ phía khách hàng
Không phải 100% các trường hợp tiêm chất làm đầy bị tràn đều xuất phát từ lỗi của người tiêm. Có khá nhiều các biến chứng tiêm filler bị tràn là do lỗi của khách hàng. Việc không tuân thủ các yêu cầu điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe tại nhà sau tiêm filler là nguyên nhân khiến cho ca làm đẹp của bạn kém hiệu quả, không thành công thậm chí là có biến chứng.
Các hành động như sờ tay lên vùng da vừa được tiêm filler, tác động đè nén quá mạng, để cho da tiếp xúc với nước nóng hoặc nền nhiệt cao… đều sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định của filler. Khi đó, filler sẽ dễ dàng di chuyển, xê dịch ra các vị trí khác gây ra sự mất thẩm mỹ.
Dấu hiệu tiêm chất làm đầy bị tràn là gì?
Khi chất làm đầy bị tràn, vùng da được tiêm filler sẽ có dấu hiệu biến dạng. Ví dụ như mũi sẽ bị lệch đi ít nhiều, cằm sẽ bị vẹo đi, hai bên má không có sự cân xứng hoặc phần môi bị biến dạng… Chúng ta có thể dễ dàng quan sát các dấu hiệu tràn filler bằng mắt thường. Và thường hiện tượng này sẽ xảy ra trong từ 1-7 ngày sau tiêm.
Các dấu hiệu khác gồm:
- Vùng da được tiêm filler có dấu hiệu bầm tím và đau nhức.
- Filler bị vón cục, dễ dàng sờ thấy bằng tay hoặc nhìn thấy bằng mắt.
- Suy giảm thị lực nếu như tình trạng tiêm filler bị tràn đến gần mắt…
Chất làm đầy bị tràn có ảnh hưởng gì không?
Không phải tự nhiên mà các bác sĩ xếp dấu hiệu tiêm filler bị tràn vào biến chứng thẩm mỹ. Trên thực tế, khi tiêm chất làm đầy bị tràn đồng nghĩa với các thẩm mỹ của bạn đã không thành công. Và nếu như hiện tượng này không được kiểm soát, xử lý tốt sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề nguy hiểm gồm:
- Tràn filler ảnh hưởng đến thị lực, làm giảm thị lực thậm chí là mù loà.
- Tràn filler ảnh hưởng đến thẩm mỹ do gây biến dạng vùng tiêm.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử vùng da bị ảnh hưởng bởi filler.
- Tác động đến tâm lý, tình cảm của bệnh nhân, khiến cho thiếu tự tin,
- Gây ra sự lãng phí về tài chính, thời gian cũng như công sức…
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể điều trị tốt các dấu hiệu tiêm chất làm đầy bị tràn? Hãy đến ngay với Dr.thaiha để có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé.
Các xử lý biến chứng tiêm chất làm đầy/ filler bị tràn
Với các trường hợp filler bị tràn ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng kháng sinh, kháng viêm tại nhà. Kết hợp với đó là việc tuân thủ các yêu cầu chăm sóc sau tiêm filler để kiểm soát tình trạng tràn filler.
Trong trường hợp filler bị tràn ra diện tích rộng hơn và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ có thể thực hiện tiêm giải filler. Tuy nhiên, biện pháp chỉ áp dụng cho filler tạm thời, không hiệu quả với filler dạng vĩnh viễn. Cần thăm khám chuyên khoa để có hỗ trợ an toàn nhất.
Trong các trường hợp bị tràn filler gây ra biến chứng nặng, sưng viêm nhiều… các bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa. Thủ thuật nạo vét filler được tiến hành nhằm lấy toàn bộ chất làm đầy được tiêm vào cơ thể trước đó. Trước khi xử lý bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện kiểm tra hình ảnh nhằm xác định chính xác vị trí filler bị tràn là rộng hay hẹp…