Vì sao má của bạn bị hóp
Trước khi chia sẻ tiêm filler má có hại không chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao má của bạn lại bị hóp lại trong khi người khác lại không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, má hóp xảy ra khi phần mô mỡ phân bố không đều trên khuôn mặt khiến nhiều vùng trở nên hốc hác, đặc biệt là ở thái dương và 2 bên má. Khi này, tổng thể gương mặt sẽ không có sự hài hoà và bạn có thể bị già đi đến vài tuổi.
Tình trạng má hóp rất dễ gặp và nó hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, má hóp lại khiến cho nhiều cô nàng bận tâm bởi nó không chỉ tác động đến thẩm mỹ của gương mặt mà còn ảnh hưởng đến các tướng số. Vậy bạn có tự hỏi tại sao má của mình lại bị hóp lõm quá nhiều hay không?
Nguyên nhân phổ biến gồm:
- Lão hoá tự nhiên của cơ thể khiến cho mỡ bị mất đi theo thời gian và gây ra tình trạng hóp má, các nếp nhăn và sự chảy xệ của da.
- Sụt cân đột ngột do các vấn đề về sức khỏe hoặc việc ăn kiêng thiếu sự khoa học khiến cho má của bạn bị hóp lại, gương mặt hốc hác hơn.
- Các vấn đề khác gồm việc bạn không bổ sung đầy đủ chất béo, hay nếu bạn uống quá ít nước thì vùng da mặt sẽ trở nên nhăn nheo và má không được đầy đặn…
Tiêm filler làm đầy má hóp là gì?
Bạn đang lo lắng về tác hại của tiêm filler má thì đó là bạn chưa hiểu tường tận về phương pháp thẩm mỹ này. Theo đó, tiêm filler là phương pháp có thể giúp chúng ta nhanh chóng cải thiện tình trạng má hóp mà không cần động chạm dao kéo, không gây tổn thương chảy máu và cũng không cần nghỉ dưỡng.
Tiêm filler làm đầy má hóp sẽ sử dụng chất làm đầy có thành phần chính là Axit Hyaluronic – đóng vai trò như một chất tự nhiên có trong cơ thể. Khi tiêm filler vào vùng má hóp, chất làm đầy này sẽ tự động liên kết với mô trong cơ thể và được định hình một cách tự nhiên. Kết quả sau tiêm và các phần má bị hóp sẽ được làm đẩy lên ở một mức độ nào đó đảm bảo tự nhiên nhất.
Tiêm filler làm đầy má hóp sẽ phù hợp với các trường hợp sau:
- Người đang sở hữu những khuyết điểm rõ trên gương mặt như má hóp, lõm sâu, hai má không cao,…
- Người có gương mặt hốc hác, tiều tuỵ và “mang tiếng” cao số “sát chồng” bởi gò má cao.
- Người muốn chỉnh hình gương mặt baby nhưng không muốn phẫu thuật thẩm mỹ.
- Người không muốn đầu tư quá nhiều vào thẩm mỹ nhưng vẫn mong muốn có kết quả tốt nhất.
- Các trường hợp muốn làm đầy má hóp nhưng không có thời gian nghỉ dưỡng hay kiêng cữ…
Tiêm filler má có hại không?
Tác hại của tiêm filler má thường rất ít xảy ra nhưng một khi đã xuất hiện thì nó sẽ rất nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần hiểu đúng về filler để có thể đưa ra những quyết định làm đẹp an toàn. Không nên có sự lạm dụng và càng không nên tự ý tiêm filler tại nhà để đề phòng các biến chứng sau:
Chèn mạch sau tiêm filler má
Tiêm filler má có hại không nếu nó chèn vào các mạch máu. Câu trả lời là có bởi khi này việc lưu thông máu sẽ gặp cản trở. Vùng da được tiêm filler có xu hướng sưng tấy và đau nhức nhiều hơn. Thị lực của bạn có thể bị suy giảm ít nhiều. Để tránh tình trạng chèn mạch máu sau tiêm filler má đòi hỏi người tiêm phải xác định chính xác vị trí tiêm và tiêm filler với một tốc độ vừa phải.
Tắc mạch dẫn đến mù lòa
Khi filler bị tiêm nhầm vào các mạch máu sẽ lập tức gây ra các dấu hiệu tắc mạch. Lúc này, máu sẽ không thể lưu thông lâu dần sẽ khiến cho các mô bị hoại tử nhanh chóng. Tắc mạch là tác hại của tiêm filler má được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Trong trường hợp này chúng ta sẽ cần can thiệp sớm bằng cách tiêm tan filler hoặc thực hiện nạo vét filler để tránh các biến chứng tiếp theo xảy ra.
Nhiễm trùng da sau tiêm filler
Nếu bạn tự hỏi tiêm filler má có hại không thì cần cảnh giác thêm với nguy cơ nhiễm trùng da, có thể đến sớm hoặc muộn. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn muộn có thể do filler là hàng rẻ, trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, cũng có thể là do quá trình thực hiện kỹ thuật tiêm không được đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối về dụng cụ và con người dẫn đến các tác dụng phụ và biến chứng thẩm mỹ.
Phản ứng u hạt sau tiêm filler má
Phản ứng u hạt xảy đến muộn hơn, thường là vài ngày đến vài tuần sau tiêm do phản ứng viêm của cơ thể xung quanh vật liệu tiêm hoặc do nhiễm trùng. Tuy nhiên, tỷ lệ bị u hạt sau tiêm filler thường khá thấp và nó cũng không nghiêm trọng bằng các trường hợp phản ứng u hạt do tiêm trẻ hoá meso.
Một số tác hại của tiêm filler má khác mà bạn có thể gặp gồm:
- Má bị sưng, đỏ hoặc bị nổi mẩn ngứa.
- Má bị biến dạng do chất làm đầy bị xê dịch.
- Má bị ngứa ngáy, khó chịu. Chỗ lồi chỗ lõm.
- Vùng tiêm filler bị sẹo, thường là sẹo lõm.
Phòng ngừa tác hại của tiêm filler má bằng cách nào?
Nếu bạn đang lo lắng tiêm filler má có hại không thì hãy thực hiện tốt một số yêu cầu sau của chúng tôi:
Chỉ tiêm filler với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Bạn sẽ không phải lo lắng tác hại của tiêm filler má nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Đừng tin lời một ai đó mà tự mua filler về tiêm. Cũng đừng sử dụng các dịch vụ tiêm filler tại địa chỉ thiếu uy tín như Spa hay các tiệm làm móng, làm tóc. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mới có thể giúp bạn đưa ra quyết định tiêm filler an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Nói không với filler giá rẻ
Filler lá rẻ không đáng để cho bạn trải nghiệm. Bởi trên thực tế tất cả các tác hại của tiêm filler má, môi, mũi hay mặt đều xuất phát từ việc sử dụng filler giá rẻ, hàng trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng. Nên tìm đến các sản phẩm filler chính hãng được cục quản lý dược phẩm cho phép nhập khẩu và lưu hành công khai theo đúng quy định.
Không nên lạm dụng filler
Filler chỉ mang lại hiệu quả nếu như nó được dùng với đúng mục đích. Mọi sự lạm dụng filler trong thẩm mỹ đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Với má, bạn không nên tiêm quá 4ml (4cc). Nếu vượt định mức này má của bạn có thể bị biến dạng hoặc gây ra tình trạng chèn mạch, tắc mạch máu.
Filler cũng có tuổi thọ của nó. Thường hiệu quả sẽ được duy trì trong từ 18-24 tháng. Do đó, bạn không nên tiêm filler liên tiếp trong một thời gian ngắn. Tốt nhất nên thăm khám để xem xem filler đã tan hết hay chưa trước khi quyết định tiêm bổ sung lần thứ hai. Đây cũng là lưu ý quan trọng giúp chúng ta phòng ngừa tác hại của tiêm filler má.
Luôn kiểm tra filler trước khi tiêm
Bạn cần chắc chắn rằng mình đã sử dụng filler có thành phần HA. Do đó, luôn yêu cầu cơ sở cho kiểm tra filler trước khi tiêm đồng thời bạn có thể chụp lại hình ảnh về bao bì, nhãn mác của filler để có thể phòng ngừa các biến chứng thẩm mỹ.