Ứng dụng của filler trong thẩm mỹ nội khoa
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được cả thế giới đón nhận. Chính filler đã mở ra cuộc cách mạng làm đẹp trong giới trẻ với xu hướng làm đẹp an toàn không sử dụng dao kéo. Tất cả được thực hiện một cách đơn giản với chỉ một dụng cụ kim tiêm chuyên dụng để đưa filler vào các vùng da đang cần chỉnh sửa.
Ứng dụng của filler thì vô cùng đa dạng. Nó cho phép chúng ta có thể níu giữ tuổi thanh xuân thông qua việc kích thích trẻ hoá da. Filler cũng có thể giúp cho chúng ta chỉnh sửa đường nét của gương mặt một cách tự nhiên nhất. Đây cũng là một trong những chỉ định thẩm mỹ phổ biến của các bác sĩ chuyên khoa, dành cho người đủ 18 tuổi trở lên.
Bạn có thể lựa chọn tiêm filler trong các trường hợp sau:
- Trẻ hoá da với việc tiêm filler HA theo hình thức tiêm vi điểm meso.
- Chỉnh hình đường nét cho môi, cằm, mũi, má baby…
- Làm đầy các vùng nhăn gồm nhăn mắt, nhăn trán, rãnh cười…
- Làm đầy thái dương lõm, giúp cho gương mặt thon gọn hơn.
- Tiêm filler trẻ hoá ở các vùng da khác gồm cổ và mu bàn tay…
Tiêm filler có an toàn hay không?
Hầu hết chúng ta đều tỏ ra lo lắng về các biến chứng sau khi tiêm filler. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết tỷ lệ tiêm filler bị biến chứng là rất thấp. Chỉ đâu đó từ 2-3% mà thôi. Về cơ bản, tiêm filler vẫn được đánh giá là dịch vụ thẩm mỹ có độ an toàn cao. Ngay cả tổ chức FDA của Mỹ cũng đã chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn của filler trong thẩm mỹ nội khoa.
Tại Việt Nam, filler đã và đang trở thành phương pháp làm đẹp thịnh hành nhất không chỉ bởi có giá cả cạnh tranh, hiệu quả tức thì mà cũng vì biến chứng khi tiêm filler rất thấp. Hầu hết các trường hợp gặp biến chứng sau tiêm filler đều xuất phát từ những lý do sau:
- Khách hàng có sự lạm dụng filler, tiêm quá nhiều filler trong một ca thẩm mỹ hoặc tiêm filler với tần suất dày (thay vì 9 tháng tiêm 1 lần thì lại tiêm 2-3 tháng mỗi lần).
- Chất lượng filler không đảm bảo. Sử dụng filler có chứa thành phần có hại cho sức khỏe, các thành phần cấm hoặc hàng không có nguồn gốc rõ ràng.
- Tiêm không đúng kỹ thuật khiến gia tăng biến chứng sau tiêm filler. Có thể là do bệnh nhân tự tiêm tại nhà hoặc tiêm của một dịch vụ thẩm mỹ kém chất lượng nào đó.
Nói chung độ an toàn của filler sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Chính vì thế, để không cần lo lắng về biến chứng sau khi tiêm filler bạn nên dành thời gian thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất. Đây chính là chìa khóa giúp bạn có thể làm đẹp an toàn với filler.
Tiêm filler bao lâu thì bị biến chứng?
Biến chứng của tiêm filler thường rất đa dạng. Được chia thành biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm (tức thì) sau tiêm filler
Biến chứng sớm của filler là những tác dụng phụ, tai biến thẩm mỹ xảy ra ngay tại thời điểm tiêm filler hoặc sau khi hoàn thành thao tác tiêm một vài ngày. Các biến chứng này có thể là phức tạp hoặc không. Có thể tự biến mất hoặc cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Mọi người cần chú ý đến các triệu chứng sau:
- Đau tại vị trí tiêm. Có thể tự biến mất sau 1-2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần.
- Sưng và bầm tím da do filler phá vỡ các mạch máu nhỏ. Tình trạng bầm tím này cũng có thể tự biến mất sau đó mà không cần điều trị.
- Sốc phản vệ có thể xảy ra trong quá trình tiêm filler và đây là biến chứng khi tiêm filler có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Bất đối xứng gây biến dạng vùng tiêm như mũi, môi, má… Hoặc xuất hiện tình trạng filler vón cục, lổn nhổn trên da.
- Ban dạng trứng cá phát triển sau tiêm filler hoặc tình trạng viêm nhiễm sau tiêm khiến tái hoạt herpes…
Biến chứng muộn sau tiêm filler
Nếu như các biến chứng sớm của tiêm filler dễ dàng được phát hiện và kiểm soát thì các biến chứng muộn lại phức tạp hơn. Bởi lẽ các triệu chứng bất thường có thể xảy ra sau một thời gian dài mà chúng ta hoàn thành thủ thuật tiêm. Có thể là một vài tuần hoặc một vài tháng. Cũng có trường hợp gặp biến chứng tiêm filler sau cả năm trời.
Các biến chứng muộn của filler sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thậm chí là cả tính mạng của con người. Chúng ta sẽ cần chú ý các trường hợp sau:
- Tắc mạch máu do filler bị tiêm vào mạch máu gây cản trở lưu thông máu. Cũng có trường hợp filler gây chèn mạch và lâu ngày dẫn đến tình trạng hoạt tử da.
- Phản ứng u hạt sau tiêm filler khiến cho da bị nổi sẩn mất thẩm mỹ. U hạt cũng làm gia tăng nguy cơ sẹo lõm vĩnh viễn.
- Di chuyển chất làm đầy cũng có thể xảy ra và đây chính là lý do khiến cho gương mặt của bạn bị biến dạng.
- Áp xe vô khuẩn gây tổn thương kèm tình trạng đau nhức khó chịu trong một thời gian dài.
- Các biến chứng sau khi tiêm filler khác phải kể đến gồm giãn mạch, teo mỡ, sẹo quá phát… đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và thẩm mỹ da liễu…
Giải pháp xử lý biến chứng sau tiêm filler là gì?
Mỗi biến chứng sau tiêm filler đều cần được nhận biết và kiểm soát kịp thời. Tùy theo từng dấu hiệu bất thường và các vấn đề sức khỏe liên quan mà chúng ta có thể xử lý biến chứng của tiêm filler theo các hướng khác nhau. Mọi người không nên tự ý dùng thuốc tại nhà để điều trị biến chứng thẩm mỹ mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để làm tốt việc này.
- Với các trường hợp bị biến chứng nhẹ gồm các dấu hiệu sưng đau, bầm tím da, nhiễm trùng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Khách hàng có thể dùng thuốc để kiểm soát dấu hiệu bất thường ngay tại nhà. Thuốc được bác sĩ kê đơn cụ thể sau khi thăm khám.
- Với các trường hợp tiêm filler bị biến chứng gồm tắc mạch, chèn mạch, nhiễm khuẩn nặng… cần thực hiện các biện pháp loại bỏ filler sớm. Lựa chọn gồm tiêm tan filler hoặc tiến hành thủ thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể.
- Với các trường hợp bị giãn mạch, nổi u hạt gây sẹo cần tiến hành thêm các giải pháp phục hồi da sau đó. Lựa chọn chăm sóc da khoa học kết hợp với laser để có thể tái tạo da, khắc phục biến chứng sau tiêm filler hiệu quả…