Da mặt bị sạm đen là bệnh gì
Tình trạng sạm đen của da có liên quan đến sự rối loạn sắc tố melanin. Khi melanin bị giảm sẽ khiến da bị mất sắc tố. Ngược lại, nếu melanin được sản xuất nhiều hơn bình thường thì sẽ khiến cho da bị tăng sắc tố.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo lắng không biết da mặt sạm đen là bệnh gì và bệnh đó có nguy hiểm hay không. Lo lắng này là có căn cứ bởi nếu xét về mặt bệnh lý thì tình trạng da mặt sạm đen có thể là dấu hiệu đi kèm các bệnh trong cơ thể của bạn.
Theo đó, các bác sĩ cho biết dấu hiệu da bị sạm đen thường đi kèm với các bệnh sau:
- Thiếu dinh dưỡng
Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động bên trong. Khi này, sức khỏe của bạn sẽ bị yếu đi rất nhiều và tình trạng da sẽ ngày một tồi tệ hơn.
Thiếu dinh dưỡng thường liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học. Nếu hỏi da sạm đen là bệnh gì thì đó chính là việc cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin A, B12, PP trong một thời gian dài mà không được bù đắp đúng cách.
- Rối loạn chuyển hóa
Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ và cũng ảnh hưởng đến sắc tố da. Thường gặp ở phụ nữ sau sinh với dấu hiệu rối loạn chuyển hoá sắt khiến cho da bị đen sạm. Hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, thận hoặc béo phì.
- Một số hội chứng bẩm sinh
Một số trường hợp có da mặt bị đen sạm là do mắc các bệnh từ khi sinh ra. Các bệnh bẩm sinh bao gồm Leopard, Peutz-Jeghers, tàn nhang, tăng sắc tố Kitamura,… Để biết da mặt đen sạm là bệnh gì bác sĩ sẽ cần tiến hành thăm khám, kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Dị ứng hóa chất khiến da mặt bị sạm
Dị ứng hoá chất gây ra tình trạng kích ứng da và nó khiến cho da mặt của bạn có phần tiều tuỵ. Tình trạng ứng ứng sẽ xuất hiện trong các trường hợp dùng thuốc chữa bệnh hồng ban, dị ứng hóa chất dầu mỏ, bị ứng mỹ phẩm, nước hoa,… Đây cũng là một bệnh lý mãn tính với khả năng tái phát nhanh chóng.
Da mặt bị sạm đen do tác nhân vật lý
Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Liệu có tác nhân vật lý nào khiến cho da mặt của chúng ta bị đen sạm hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ảnh hưởng từ môi trường sống là nguyên nhân chính khiến cho da mặt bị sạm đen và nám da xuất hiện. Nó cũng khiến cho sự rối loạn sắc tố da ngày càng trầm trọng hơn, khó kiểm soát hơn.
Da sạm màu là bệnh gì, bị ảnh hưởng bởi đâu? Chúng ta sẽ phải kể tới các vấn đề sau:
- Ánh nắng mặt trời
Nếu bạn để da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì xin chúc mừng bạn đã quay vào ô mất lượt. Hãy nhớ rằng, tia UV trong ánh nắng là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn sắc tố melanin, khiến cho da bị sạm nám. Do đó, nếu bạn đang muốn biết da bị sạm đen là bệnh gì thì hãy xem xem mình có thói quen chống nắng hay không.
- Ánh sáng xanh
Tương tự như tia UV, nguồn sáng xanh từ các thiết bị điện tử gồm điện thoại, máy tính sẽ phá huỷ làn da của bạn. Ánh sáng xanh khiến cho làn da dễ bị hấp thụ bụi bẩn trong không khí hơn. Lúc này, da không chỉ bị đen sạm đi mà còn dễ nổi mụn. Nguồn sáng xanh ảnh hưởng đến da nhiều hơn nếu như bạn không có thói quen chống nắng.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học
Thường xuyên bị căng thẳng quá mức, thiếu ngủ, ngủ muộn, thức đêm,… tất cả đều khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Khi này, đừng hỏi da mặt sạm đen là bệnh gì bởi sức khoẻ của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Các bệnh lý trong cơ thể sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu như chế độ sinh hoạt của bạn không được cải thiện.
- Chăm sóc da không hợp lý
Những người lười chăm sóc da thường hỏi da mặt bị sạm đen là bệnh gì mà không biết rằng chính việc lười biếng là nguồn cơn của mọi vấn đề. Việc lười vệ sinh da mặt, lười tẩy trang, lười tẩy tế bào chết sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc. Làn da ngày càng trở nên khô sạm, thô ráp, thiếu sức sống và sắc tố da sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Cải thiện tình trạng da sạm đen bằng cách nào?
Thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan
Nếu đã biết da tay bị sạm đen là bệnh gì, sạm da mặt là bệnh gì thì bạn sẽ cần chủ động thăm khám và điều trị ngay các bệnh lý này. Hãy dành thời gian tới các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để gặp bác sĩ nhằm có sự tư vấn, hướng dẫn chi tiết nhất. Không nên tự ý điều trị bằng cách lột da hoá chất nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chăm sóc da một cách khoa học
Sau khi đã biết da sạm đen bệnh gì chúng ta sẽ phải hình thành thói quen chăm sóc da khoa học. Bởi chỉ khi làn da sạch sẽ thì mới có thể hấp thụ tốt dưỡng chất, được trẻ hoá một cách lâu dài.
Những việc mà bạn nên làm gồm:
- Tạo thói quen rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp 2 lần mỗi ngày bất kể điều kiện thời tiết.
- Tẩy da chết định kỳ mỗi tuần 1 lần để loại bỏ lớp tế bào thô ráp, xù xì, thiếu sức sống.
- Luôn sử dụng kem hoặc gel dưỡng ẩm phù hợp với tình trạng da của bạn.
- Nữ giới cần sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu để ngăn ngừa tình trạng sạm da xảy ra…
Lựa chọn các thành phần giúp cải thiện sạm nám da
Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Nếu đó là nám da bạn có thể lựa chọn cho mình các thành phần chăm sóc da chuyên biệt để cải thiện sắc tố da. Vấn đề này sẽ rất quan trọng với chị em phụ nữ sau độ tuổi 30 hoặc người có dấu hiệu lão hoá sớm.
- Hydroquinone (2%)
- Axit salicylic/ axit glycolic
- Retinol hay Retin-A
- Vitamin C…
Chú ý, khi mới bắt đầu sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy để cho da có thời gian làm quên trước khi sử dụng thường xuyên. Có một số thành phần chăm sóc da sẽ được chống chỉ định cho các trường hợp đặc biệt. Do đó, cần xác định rõ da bị sạm đen bị bệnh gì để lựa chọn sản phẩm chăm sóc và điều trị phù hợp.
Chế độ ăn uống khoa học
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho làn da để tăng cường độ đàn hồi, sự khỏe khoắn cho làn da sẽ là cách để chúng ta có thể trẻ hoá da một cách lâu dài. Khi da được nuôi dưỡng từ bên trong thì tình trạng sạm nám sẽ có sự cải thiện đáng kể. Do đó, hãy cân nhắc về một chế độ dinh dưỡng khoa học để luôn có làn da đẹp.
Một số các thói quen giúp cải thiện tình trạng sạm đen của da
- Ngủ đủ giấc, tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày và không đi ngủ muộn.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, laptop ngoài giờ làm việc, nhất là vào buổi tối.
- Sử dụng thường xuyên kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV và ánh sáng xanh.
- Sử dụng mũ, nón, áo có mũ, khẩu trang vải để che nắng khi cần đi ra ngoài.
- Không sử dụng rượu bia và hạn chế tác động của thuốc lá đến làn da…