Mụn đầu đen được hình thành như thế nào?
Mụn đầu đen thuộc một thể của mụn trứng cá đây là tình trạng khi những lỗ nang lông bị tắc do tế bào chết, vi khuẩn, dầu nhờn và khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và dần chuyển sang màu đen.
Mụn đầu đen được hình thành như thế nào?
Mụn xuất hiện chủ yếu ở mũi và hai bên má vì đây là vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, đôi khi có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ…Mụn đầu đen rất dễ bị nhầm lẫn với các sợi bã nhờn bạn có thể nhận biết loại mụn này qua các dấu hiệu sau:
- Những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên bề mặt da có đầu nhân hở nhô ra bên ngoài.
- Khi nhân mụn tiếp xúc quá lâu với không khí sẽ bị oxy hóa, chuyển sang màu đen và khiến da trở nên sần sùi, tối màu.
Xem thêm:
Thói quen hằng ngày giúp bạn ngăn ngừa mụn
Những sai lầm khiến mụn đầu đen mãi không hết
1. Lạm dụng miếng lột mụn
Bạn thường tin tưởng quá mức và phụ thược vào những các miếng lột mụn vì những hiệu quả mà nó mang lại đối với điều trị mụn đầu đen. Tuy nhiên đây là cách hoàn toàn sai lầm, các miếng lột mụn thường chỉ giúp lấy đi phần nào các nhân mụn, phần còn lại chúng vẫn ẩn sâu trong da và tiếp tục phát triển này các nốt mụn mới.
Bên cạnh đó, làm dụng miếng lột mụn còn khiến da bị tổn thương, các lỗ chân lông ngày càng to ra và không thể giải quyết tận gốc mụn đầu đen được.
2. Không làm sạch da hoàn toàn
Không làm sạch da hoàn toàn
Rửa mặt không sạch khiến bụi bẩn và nhờn trên da từ đó chúng bị oxy hóa khi tiếp xúc với môi trường và hình thành mụn đầu đen, cho nên cách trị mụn đầu đen tốt nhất là làm sạch da, giảm nhờn và ngăn khả năng hình thành mụn.
Bạn nên chọn những loại sữa rửa mặt không quá khô sẽ làm da tiết nhiều dầu hơn, hay những sản phẩm dưỡng da quá nhiều độ ẩm, có chứa dầu sẽ dễ gây nên mụn đầu đen, mụn ẩn.
3. Tẩy tế bào chết nhiều lần trong tuần
Sau khi tẩy tế bào chết thì bạn sẽ thấy những vùng da bị mụn đầu đen, đặc biệt là vùng mũi sẽ đỡ sần sùi hơn các đầu mụn cũng mờ đi. Vì thế, nhiều người đã lạm dụng việc tẩy tế bào chết như một cách trị mụn đầu đen. Mà không biết rằng đây là sai lầm lớn, khi tẩy quá nhiều sẽ khiến làn da bị mỏng đi và dễ kích ứng hơn.
Bạn chỉ nên thực hiện 2 lần/ tuần đối với da dầu và nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết có hạt nhỏ, không chứa chất tẩy mạnh để không làm da đau rát và giãn nở lỗ chân lông.
4. Không dưỡng ẩm da đầy đủ
Da tiết nhiều dầu thực tế là vì da thiếu nước, nếu bạn cấp đủ nước và độ ẩm cho da, nó sẽ tự động điều tiết để cân bằng và bớt nhờn hơn từ đó ngăn chặn mụn hình thành và phát triển. Giải pháp tối ưu là sử dụng các loại kem dưỡng da phù hợp.
Không dưỡng ẩm da đầy đủ
Bạn hãy lựa chọn những loại kem hoặc mặt nạ cấp ẩm phù hợp với da đặc điểm và nhu cầu hiện tại của da mình để đảm bảo da luôn được giữ ẩm cũng như giảm bớt mụn đầu đen.
5. Chăm sóc da không đúng cách
Chỉ rửa mặt bằng nước hoặc sữa rửa mặt sẽ khó có thể làm sạch sâu các lỗ chân lông, khó loại bỏ vi khuẩn tồn đọng. Việc chà xát quá mạnh trong quá trình rửa mặt có thể làm tổn thương niêm mạc da, từ đó khiến vi khuẩn dễ tấn công và hình thành mụn hơn.
6. Lựa chọn các loại mỹ phẩm không phù hợp
Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với làn da hoặc nguồn gốc xuất sứ không rõ ràng, kém chất lượng có thể gây ra những tổn thương nhất định đến da và hình thành lên mụn.
7. Lối sống và chế độ ăn uống không khoa học
Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, hay thức khuya thường xuyên hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính quá nhiều điều này cũng có thể khiến mụn đầu đen, mụn cám mọc lên nhiều.