1. Mụn vùng trán
Mụn xuất hiện ở vùng trán cho thấy bạn đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa nhất là ở cơ quan ruột già và bang quang, gan, chế độ sinh hoạt không lành mạnh thường xuyên thức khuya, mất ngủ. Đặc biệt, đối với những bạn chịu nhiều áp lực, stress từ công việc, học tập tình trạng này sẽ tồi tệ và kéo dài hơn.
Mụn vùng trán
Để khắc phục được tình trạng này, bạn hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh. Không nên thức khuya, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu chất chống oxy hóa như rau quả, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, nước ngọt có gas, thuốc lá, thức ăn nhanh cay nóng, nhiều dầu mỡ để điều trị vấn đề tiêu hóa, hỗ trợ trị mụn.
2. Mụn thái dương
Mụn ở thái dương có nghĩa là bạn đã nạp quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo, chứa nhiều chất bảo quản hay hút thuốc quá mức khiến hệ tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả và túi mật không ổn, đang gặp vấn đề. Ngoài ra, khi túi mật hoạt động quá sức sẽ làm cho tóc nhanh bạc.
Để khắc phục, bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm đóng hộp, chứa nhiều chất béo như phô mai, bơ, hạn chế việc ăn vặt đêm. Đồng thời, bạn hãy tăng cường tập luyện thể dục.
3. Mụn vùng má
Mụn vùng má
Có sự khác biệt giữa má trái và má phải, nếu :
- Mụn xuất hiện ở má trái: có thể báo hiệu chức năng gan của bạn không tốt bởi theo đông y thì má trái được kết nối với gan hoặc có thể nói đơn giản bạn đang nóng trong người. Chính vì vậy, bạn nên làm mát cơ thể bằng những thực phẩm có tính hàn như bí đao, khổ qua, dưa leo,…hạn chế rượu bia.
- Mụn xuất hiện ở má phải: má phải kết nối trực tiếp với phổi. Bạn nên tăng cường tập thể dục, yoga, aerobic vào buổi sáng để tăng cường lưu thông, trao đổi khí vào phổi. Ngoài ra, má phải có mụn còn xuất phát từ việc tiêu thụ quá nhiều đường. Vì vậy, bạn hãy tránh xa những món ăn vặt, thức ăn nhanh, đồ ngọt,…
Xem thêm:
Có nên dùng kem đánh răng để trị mụn không?
4. Mụn vùng mũi
Mụn kết nối trực tiếp với phổi và tim. Khi xuất hiện mụn trên mũi phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe:
- Rối loạn dạ dày.
- Chứng đầy hơi, khó tiêu.
- Tuần hoàn máu kém.
Mụn vùng mũi
Để khắc phục điều này, bạn hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt, các loại cá có chứa chất béo tốt như omega 3, tránh những thức uống có cồn kết hợp với việc tập luyện thể dục đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và bổ sung nhiều vitamin B để nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn xấu xí này.
5. Mụn vùng quanh miệng
Nếu mụn xuất hiện ở vị trí này chứng tỏ chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh. Vùng xung quanh miệng có quan hệ mật thiết với các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan. Bạn nên hạn chế các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung chất xơ từ rau, trái cây.
6. Mụn vùng cằm
Mụn vùng cằm
Rối loạn hormone hay quá căng thẳng là nguyên nhân gây nên mụn ở cằm. Cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này chính là hãy nghĩ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung omega 3. Ngoài ra, mụn ở cằm còn báo hiệu buồng trứng, tử cung có vấn để. Nếu tình trạng cứ kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa để kiểm tra chi tiết.
7. Mụn vùng quai hàm
Mụn xuất hiện ở vùng da này phản ánh tình trạng rối loạn hormone, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tác động của mỹ phẩm bạn đang dùng.