Tái tạo da là gì?
Tái tạo da là phương pháp lột đi các lớp tế bào xỉn màu, hư tổn bên ngoài nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng các tế bào da mới tự nhiên, khỏe mạnh, từ đó giúp cho bề mặt da hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, cải thiện làn da săn chắc, mịn màng.
Quy trình tái tạo da tự nhiên cần khoảng từ 25-28 ngày, khi đó tế bào da chết được đẩy lên trên bề mặt da và bong tróc. Lúc này các tế bào da mới cũng sản sinh ra để thay thế lớp tế bào da cũ. Thế nhưng, việc tế bào chết ở trên da quá lâu có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây mụn.
Loại da nào cần được tái tạo?
Những loại da cần phải được thực hiện tái tạo da gồm có:
Làn da bị xỉn màu, sạm nám
Do các tác nhân xấu từ môi trường (tia UV, khói bụi,..): Việc tiếp xúc với những tác nhân này trong thời gian này khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, sần sùi, kém mịn màng, tái tạo da giúp cho việc chăm sóc trở nên hiệu quả hơn.
Làn da sau mụn:
Sau khi trị mụn xong thì da sẽ còn vết thâm, lỗ chân lông to khiến cho da của bạn kém mịn màng và bị xỉn màu, cần tái tạo da nhằm thúc đẩy sản sinh tế bào da mới và tạo điều kiện tốt cho các sản phẩm đặc trị thẩm thấu tốt hơn.
Làn da hư tổn do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng:
Việc sử dụng mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và có chứa nhiều chất gây hại khiến da bị hư tổn nghiêm trọng sẽ trở nên mỏng manh và sức đề kháng yếu đi. Tái tạo da sẽ giúp loại bỏ độc tố, mang lại làn da mịn màng và tràn đầy sức sống.
Làn da lão hóa:
Sau tuổi 30 da bạn bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, nám, tàn nhang,… khiến da không đều màu và hạn chế được khả năng thẩm thấu dưỡng chất. Tái tạo da sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, tẩy tế bào chết giúp quá trình dưỡng da hiệu quả hơn.
Có các phương pháp tái tạo da nào?
Mặt nạ hóa học
Mặt nạ hóa học là một phương pháp trị liệu thẩm mỹ các vấn đề da như sẹo thâm, lão hóa, rối loạn tăng sắc tố. Cơ chế khoa học của mặt nạ hóa học là dùng các alpha hydroxy acid (AHA) gồm acid citric, acid glycolic, acid lactic hay beta hydroxy acid (BHA), acid salicylic để làm bong vảy các lớp biểu bì, kích thích được quá trình tái tạo bề mặt da, cho da một “lớp giáp” mới tươi sắc và rạng ngời hơn. Ngoài AHA, BHA thì bạn còn có thể sử dụng vitamin C, retinoids, tretinoin để thực hiện tái tạo da. Tái tạo da là gì?
Liệu pháp bào mòn da
Siêu bào mòn da chính là liệu pháp tái tạo bề mặt da phổ biến hiện nay. Theo đó, bác sĩ da liễu sẽ sử dụng thiết bị có gắn tinh thể thạch anh hoặc mũi kim cương để tẩy hoặc bong vẩy các lớp sừng chết trên da nhằm thúc đẩy tế bào da mới được phát triển. Sau khi thực hiện, giải pháp này sẽ tạo cảm giác làn da được căng mịn, tươi trẻ hơn cho khách hàng.
Tái tạo da bằng tia laser
Tái tạo da bằng tia laser là phương pháp hỗ trợ điều trị sẹo mụn, nếp nhăn và những vấn đề về da khác. Cơ chế khoa học của liệu pháp này là sử dụng nhiều loại tia laser có bước sóng khác nhau nhằm loại bỏ các lớp da, từ đó thúc đẩy sản sinh collagen, tạo cảm giác da săn chắc và mịn màng hơn.
Phương pháp laser sẽ giúp tiết kiệm thời gian phục hồi, an toàn cho mọi loại da, có thể điều trị các nhược điểm của da như nám, đồi mồi, tàn nhang, sẹo mụn.
Tái tạo da bằng phương pháp tự nhiên
Bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, sữa chua, bột yến mạch, sữa tươi,.. để làm mặt nạ tái tạo da, đồng thời bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, dễ tìm nguyên liệu tại siêu thị hoặc chợ, chủ động về thời gian và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn cần kiên nhẫn thực hiện trong một thời gian dài để thấy tác dụng, hơn nữa hiệu quả mà phương pháp này mang lại chỉ mang tính chất tạm thời chứ không trị dứt điểm được vấn đề.
Tái tạo da có nguy hiểm không và tái tạo da có tốt không?
Tái tạo bề mặt da có thể loại bỏ đi một lớp mỏng trên da. Do đó, nhiều chị em luôn cảm thấy băn khoăn không biết tái tạo da có thật sự tốt không? Theo các chuyên gia, khi thực hiện liệu pháp thẩm mỹ này, bạn có thể đối mặt với những biến chứng chung thường gặp như sau:
Kích ứng da:
Vùng da được tái tạo có thể bị ngứa, sưng tấy và đau rát trong quá trình điều trị.
Phát ban:
Các mẩn đỏ thường xuất hiện trên khuôn mặt trong khoảng 6-12 tuần. Đối với trường hợp nặng hơn, tình trạng phát ban có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng
Thay đổi màu da:
Tái tạo da mặt có thể khiến vùng da điều trị trở nên tối màu hoặc sáng màu hơn bình thường, nhưng hiện tượng này có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu như không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng da:
Nếu dụng cụ tái tạo da không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, làn da của bạn rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
Tạo sẹo:
Phương pháp này có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn trên da mặt nếu như kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm.
Dễ bị bắt nắng:
Sau khi thực hiện phương pháp tái tạo da, làn da của bạn trở nên mỏng yếu, nhạy cảm và dễ bị bắt nắng hơn. Do đó, bạn cần bảo vệ da kỹ càng dưới ánh nắng mặt trời trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài.
Trong thời gian gần đây, vì nôn nóng trẻ hóa làn da, cải thiện khuyết điểm trên khuôn mặt nên nhiều chị em đã đua nhau thực hiện phương pháp tái tạo da mặt bằng hóa chất. Hầu hết các phương pháp này sử dụng dung dịch tự chế như rễ cây, thuốc rượu, củ huệ tây… nhằm tiêu hủy tế bào sừng hư tổn, kích thích sản sinh tế bào khỏe đẹp. Do là sản phẩm tự điều chế, trôi nổi, không rõ ràng về nguồn gốc và xuất xứ nên rất nhiều chị em sau khi dùng đã gặp phải tình trạng da tấy đỏ, đau rát, bong tróc và đóng mài.