Mụn nhọt ở chân là tình trạng da chân bị nhiễm trùng, đặc trưng bởi các mụn viêm nhỏ có chứa mủ trắng.
Tình trạng mụn nhọt có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
2. Những nguyên nhân gây nên mụn nhọt ở chân:
2.1 Nhiễm tụ cầu vàng:
Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn gram dương có thể gây tổn thương da.
Vi khuẩn này gây nhiễm trùng thông qua các vết thương hở và vết cắt nhỏ trên thượng bì.
Khi chân bị trầy xước, tụ cầu vàng dễ dàng xâm nhập và làm phát sinh mụn nhọt.
2.2 Tuyến mồ hôi phát triển:
- Một số người có tuyến mồ hôi tay và chân phát triển bất thường.
- Tình trạng này khiến chân đổ mồ hôi quá mức, dẫn đến hiện tượng tồn đọng bã nhờn bên trong lỗ chân lông.
- Khi có điều kiện thích hợp, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm tại nang lông này.
2.3 Ma sát:
- Ma sát giữa bàn chân và giày dép hoặc giữa bắp chân và quần áo chính là điều kiện để da tổn thương và phát sinh mụn nhọt, mụn nước,…
2.4 Không vệ sinh da thường xuyên:
- Nhiều người không chú ý đến vùng da chân khi vệ sinh.
- Điều này khiến cho bụi bẩn và mồ hôi không được loại bỏ hoàn toàn.
- Vệ sinh da kém cộng với việc tăng tiết mồ hôi quá mức là nguyên nhân khiến mụn nhọt xuất hiện.
2.5 Tẩy lông chân:
- Loại bỏ lông chân bằng dao cạo là một trong những nguyên nhân khiến mụn nhọt phát sinh.
- Trong quá trình sử dụng dao cạo, da có thể bị trầy xước nhẹ.
- Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tụ mủ tại những vết xước này.
3. Triệu chứng khi bị mụn nhọt:
Mụn nhọt ở chân chủ yếu gây ra các triệu chứng bên ngoài da.
Triệu chứng trên da:
- Da đỏ, ấm hơn vùng da xung quanh
- Mụn viêm đỏ xuất hiện, có mủ trắng ở bên trong
- Vùng da có dấu hiệu sưng nhẹ và đau nhức
Triệu chứng toàn thân:
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi
- Đau cơ
Tuy nhiên nếu nhọt có kích thước lớn, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân.
4. Biến chứng của mụn nhọt ở chân:
Mụn nhọt ở chân là tổn thương da nhỏ nên hầu như không gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu không tiến hành điều trị, nhọt có thể tăng kích thước và chuyển sang giai đoạn áp xe.
Ngoài ra, tình trạng chủ quan không điều trị có thể khiến da bị tổn thương và để lại các vết sẹo đậm màu.
5. Những cách trị mụn nhọt ở chân không để lại sẹo:
5.1 Dùng thuốc trị mụn nhọt ở chân:
Các nốt mụn nhọt ở chân hầu hết đều thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc. Các loại thuốc điều trị mụn nhọt có tác dụng chính là diệt khuẩn, phục hồi tế bào da, giảm tiết mồ hôi và giữ da thông thoáng.
- Thuốc sát trùng (Hydrogen peroxide, Povidone iodine):
Những loại thuốc này được sử dụng lên các nhọt có kích thước nhỏ và ít đau nhức nhằm sát trùng và ngăn ngừa bội nhiễm da.
Các mụn nhọt nhỏ có thể cải thiện hoàn toàn khi dùng thuốc sát trùng kết hợp với biện pháp chăm sóc.
- Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ (Mupirocin, Gentamicin, Acid fusidic):
Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ được sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Sử dụng nhóm thuốc này giúp làm giảm mụn nhọt bằng cách tiệt diệt/ kìm hãm liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng.
- Thuốc kháng sinh đường uống (Cephalexin, Amoxicillin, Flucloxacillin,…):
Được sử dụng nếu mụn nhọt có kích thước lớn và đáp ứng kém với thuốc điều trị tại chỗ.
Khi điều trị bằng kháng sinh đường uống, cần thận trọng về thời gian và tần suất sử dụng.
Vì thuốc có thể làm gia tăng các khuẩn không nhạy cảm.
Thuốc giảm đau (Acetaminophen, Aspirin,…):
Thuốc giảm đau được chỉ định cho bệnh nhân có mụn nhọt to gây đau nhức và sốt nhẹ.
Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị bằng cách cải thiện các triệu chứng đi kèm.
Vì vậy bạn cần phải sử dụng phối hợp với thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị.
Việc sử dụng thuốc là biện pháp giúp cải thiện mụn nhọt ở chân nhanh chóng.
Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi dùng – đặc biệt là thuốc đường uống để hạn chế tối đa các tác dụng ngoại ý.
Nếu dùng thuốc từ sớm, tổn thương trên da sẽ được hạn chế ở mức tối đa.
Tuy nhiên với những người có làn da nhạy cảm, các vết sẹo vẫn có xu hướng hình thành ngay cả khi điều trị đúng cách.
Trong trường hợp này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc làm mờ sẹo.
5.2 Trị mụn nhọt ở chân bằng nghệ:
Nghệ không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà còn được dùng để điều trị các bệnh lý thường gặp. Nghệ có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, do đó có thể cải thiện được các tình trạng viêm da có mủ.
Hơn nữa, hoạt chất chống oxy Curcumin cùng với vitamin E, vitamin A có trong nghệ sẽ giúp phục hồi tế bào da tổn thương, cải thiện sắc tố và thúc đẩy collagen sản sinh.
Do đó sử dụng nghệ trong điều trị mụn nhọt ở chân còn có thể hạn chế được các vết sẹo đậm màu.Thực hiện:
Trộn đều bột nghệ với nước theo tỷ lệ 1:1. Thoa trực tiếp lên vùng da bị nhọt 2 – 3 lần/ ngày. Rửa lại sau 15 – 20 phút.
5.3 Trị mụn nhọt ở chân bằng tinh dầu trà xanh:
Tinh dầu trà xanh có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhờ vào hàm lượng antioxidants cao.
Sử dụng tinh dầu này lên vùng da bị nhọt có thể ức chế được hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho da. Những thành phần này sẽ làm mờ sẹo và phục hồi tế bào da tổn thương sau khi mụn nhọt biến mất.
Thoa 1 – 2 giọt tinh dầu trà xanh lên vùng da cần điều trị.
Rửa lại bằng nước ấm sau khoảng 30 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh các mụn nhọt trên da.
5.4 Nha đam cũng là cách trị mụn nhọt rất hiệu quả:
Nha đam đặc trưng bởi tác dụng cấp nước và làm dịu da.
Sử dụng nha đam lên nốt mụn nhọt có tác dụng giảm nóng rát, sưng viêm và kháng khuẩn.
Ngoài ra , thành phần trong thảo dược này còn nuôi dưỡng và khắc phục những khiếm khuyết của tế bào da.
Sử dụng gel nha đam thoa lên nốt mụn nhọt 2 lần/ ngày. Rửa lại sau 15 – 20 phút.
Các thảo dược thiên nhiên thường có độ an toàn cao. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp này, bạn cần vệ sinh nguyên liệu và vùng da cẩn thận. Thảo dược chưa được làm sạch có thể gây bội nhiễm và khiến triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
6. Các biện pháp tránh tình trạng mụn nhọt bị tái lại:
Tình trạng tái phát mụn nhọt ở chân có thể khiến da bị tổn thương và hình thành nhiều vết sẹo lớn.
Vì vậy, bạn cần chủ động dự phòng bệnh tái phát với những biện pháp sau:
- Vệ sinh cơ thể 2 lần/ ngày, nhất là trong thời điểm nắng nóng.
- Mặc quần áo và mang giày dép thoải mái, tránh gây ma sát và kích thích tăng tiết mồ hôi.
- Hạn chế gãi lên vùng da chân. Vi khuẩn có thể thông qua những vết trầy trên da và gây nhiễm trùng.
- Không tiếp xúc lên mụn nước/ mụn mủ của người khác. Vi khuẩn có thể truyền qua tiếp xúc và làm phát sinh các vấn đề tiêu cực.
- Thường xuyên vệ sinh mền, gối và không gian sống. Vi khuẩn gây bệnh có thể trú ngụ ở những vật dụng thông thường và lây nhiễm qua da khi có tiếp xúc.