Dấu hiệu của da bị mụn ẩn
Mụn ẩn hình thành sâu bên trong lỗ chân lông do quá trình tích tụ của dầu, bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông bên trong da. Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn bằng mắt thường là các nốt mụn nhỏ li ti không có đầu mụn, không thấy nhân mụn và mọc theo từng cụm trên da mặt. Mụn ẩn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên khuôn mặt bạn giống như những nốt mụn thông thường khác.
Còn đối với các nốt mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt bạn có thể dùng tay sờ lên phần da mặt là có thể cảm nhận được ngay sự tồn tại của những nốt mụn ẩn, vì nó khiến vùng da bị mụn bạn trở nên thô, sần mất đi độ mịn màng.
Mụn ẩn có tự hết?
Nhiều người cho rằng mụn ẩn có thể tự hết. Tuy nhiên đó lại là một quan niệm sai lầm. Mụn ẩn có nhân mụn nằm nằm sâu trong nang lông, nó không thể tự hết nếu không được loại bỏ nhân mụn. Nếu cứ để mụn ẩn nằm im ở dưới da về lâu dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng bên dưới da gây nên viêm và khá khó khăn trong việc điều trị. Bên cạnh đó nếu để mụn ẩn tiếp tục phát triển với số lượng nhiều sẽ làm da bạn gặp phải vấn đề mụn nặng hơn như là mụn nang.
Mụn ẩn có nên nặn không ?
Mụn ẩn muốn hết cần phải làm sạch được nhân mụn, tuy nhiên việc tự nặn mụn mang rất nhiều rủi ro và không tốt cho da. Bởi vì mụn ẩn có nhân mụn nằm sâu trong nang lông nên muốn nặn mụn bạn phải áp dụng các biện pháp can thiệp vào sâu trong da. Việc làm này bạn khó có thể thực hiện tại nhà tốt vì dễ gây nhiễm trùng da, chưa kể nặn mụn sai cách hay dùng các dụng cụ không hợp vệ sinh sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da và làm tình trạng mụn của bạn thêm nặng hơn.
Vậy mụn ẩn có nên nặn không? Nếu muốn nặn mụn ẩn, bạn phải làm cho nhân mụn ẩn được đẩy lên bề mặt da nhằm hạn chế việc xâm lấn sâu. Sau khi mụn được đẩy lên, nếu chỉ có 1 vài nốt mụn ẩn nhỏ, bạn có thể tự nặn tại nhà bằng các dụng cụ chuyên dụng đã được tiệt trùng kỹ và rửa sạch tay trước khi nặn. Nếu mụn ẩn ở tình trạng nhiều hơn bạn nên đến các bệnh viện da liễu hoặc các spa uy tín để thực hiện việc lấy nhân mụn.
Cách đẩy mụn ẩn an toàn
Đẩy mụn ẩn bằng cách xông hơi mặt
Xông hơi là cách giúp đẩy mụn ẩn dưới da đơn giản và an toàn được nhiều người sử dụng. Hơi nóng tỏa ra từ hơi nước đun sôi sẽ làm giãn nở lỗ chân lông giúp đẩy các bụi bẩn, dầu thừa cùng nhân mụn trồi lên bề mặt da. Bạn có thể đun sôi nước với sả, chanh hoặc các loại tinh dầu phù hợp giúp thư giãn mỗi khi xông. Thực hiện cách này mỗi 2-3 lần/tuần để có được kết quả tốt nhất, có thể kết hợp với việc tẩy da chết nhằm làm sạch sâu lỗ chân lông và kích thích đẩy nhân mụn.
Đẩy mụn ẩn cùng AHA/BHA
AHA/BHA là 2 hoạt chất giúp đẩy mụn ẩn hiệu quả đưa ưa chuộng nhất hiện nay. Theo cơ chế hoạt động thì BHA sẽ thấm sâu vào lỗ chân lông, sau đó đẩy các tế bào chết và chất cặn bã ra bên ngoài, còn AHA sẽ phá vỡ kết liên kết giữa các tế bào da chết, làm sạch lỗ chân lông giúp nhân mụn dễ dàng thoát ra ngoài hơn.
Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt, vì thế trong nhiều sản phẩm trị mụn cũng có chứa thành phần tràm trà. Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà đã pha loãng để sử dụng cho vùng da đang bị mụn ẩn. Mỗi ngày 2 lần, thoa tinh dầu tràm trà lên vị trí mụn ẩn và trong vòng 1-2 tháng bạn sẽ thấy da mụn ẩn được cải thiện rõ rệt.
Lời khuyên cho da bị mụn ẩn
– Sau khi được lấy nhân mụn, da sẽ rất yếu và cần được chăm sóc, bảo vệ kỹ lưỡng. Cần tăng cường dưỡng da với các thành phần dịu nhẹ giúp phục hồi da và không quên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các tác hại từ ánh nắng mặt trời.
– Tập trung làm sạch da kỹ hơn để tránh mụn quay trở lại. Hằng ngày, bạn nên tập thói quen sử dụng tẩy trang dù không trang điểm, để làm sạch bụi bẩn, bã nhờn và lớp kem chống nắng trên da. Tẩy da chết định kỳ từ 2- 3 lần/ tuần và lựa chọn sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ để tăng hiệu quả làm sạch mà không gây kích ứng da.
– Hạn chế trang điểm quá dày trong thời gian da đang đẩy mụn ẩn nhằm tránh hiện tượng mụn ẩn phát sinh nhiều hơn.
– Chú ý vệ sinh thường xuyên cho những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da mặt như: khăn mặt, khẩu trang, chăn, ga, vỏ gối…. để đảm bảo da không bị xâm nhập bởi vi khuẩn, bụi bẩn đến từ các vật dụng đó.