Mụn ở cằm nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia da liễu, mụn ở cằm xuất phát từ hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân thông thường.
Nguyên nhân bệnh lý gây mụn ở cằm
Những bệnh lý nào khiến mụn ở cằm xuất hiện trên khuôn mặt bạn?
Gan và thận hoạt động kém
Gan và thận là hai bộ phận chịu trách nhiệm lọc và loại bỏ các chất độc bên trong cơ thể. Khi chức năng của một trong hai cơ quan này kém đi, mụn không chỉ mọc ở cằm mà còn xuất hiện ở nhiều vùng da khác.
Ngoài ra, gan còn có chức năng phân hủy chất béo từ bữa ăn. Gan hoạt kém sẽ khiến chúng “tràn đầy” trong máu. Điều này liên quan đến việc da dùng lượng mỡ này để sản xuất bã nhờn, đảo lộn lớp dầu tự nhiên gây bít tắc lỗ chân lông.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Mụn ở cằm có thể xuất hiện nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Theo nghiên cứu, có khoảng 10 – 34% phụ nữ bị PCOS sẽ nổi mụn trên da. Khi bị PCOS, hàm lượng nội tiết tố androgen sẽ bị mất cân bằng, điều này dẫn đến tình trạng dư thừa bã nhờn trên da và cuối cùng là gây mụn.
Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây mụn ở cằm. Sự tăng lên quá mức của nội tiết tố đã thúc đẩy hoạt động của các tuyến dầu nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Cùng với sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn sẽ gia tăng mụn.
Nguyên nhân thông thường gây mụn ở cằm
Nếu bạn bị mọc mụn ở cằm nhưng không xuất phát từ bệnh lý thì nguyên nhân có thể đến từ những thói quen sinh hoạt, chăm sóc da kém lành mạnh. Những thói quen này bao gồm:
Vệ sinh làn da kém
Da của chúng ta chịu sự tác động trực tiếp của khói bụi, ánh nắng và vi khuẩn tồn tại trên mền gối, màn hình điện thoại. Nếu bạn chỉ rửa mặt qua loa, bỏ qua phần cằm khi rửa thì hiển nhiên mụn sẽ dễ dàng xuất hiện hơn.
Đắp mặt nạ không đúng cách
Đắp mặt nạ không đúng cách có thể khiến mụn ở cằm và làn da xuất hiện nhanh gấp đôi. Nếu không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ, bã nhờn sẽ tích tụ nhiều thêm trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Chế độ ăn uống kém lành mạnh
Những loại thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích hoặc đồ ngọt có thể làm gia tăng tình trạng viêm và kích thích hoạt động tiết bã nhờn trên da.
Mụn ở cằm thường là những loại mụn nào?
Mụn ở cằm có xuất hiện với nhiều loại khác nhau như mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Tùy theo cách chăm sóc làn da mà nốt mụn ở cằm ban đầu có thể nhẹ dần hoặc nặng hơn như mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm, mụn đỏ có mùi hôi,… Thậm chí có thể chuyển biến thành mụn nang.
Mụn ở cằm có dễ trị hay không?
Với những nốt mụn ở cằm dạng thông thường như mụn đầu đen, mụn đầu trắng,… việc điều trị rất dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những cách đơn giản như mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên để “đánh bay” nốt mụn.
Trong trường hợp mụn ở cằm đã chuyển biến thành mụn nang thì việc điều trị khó hơn và đòi hỏi chuyên môn. Tốt nhất là bạn nên đến cơ sở, bệnh viện da liễu để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
10 cách trị mụn ở cằm hiệu quả nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm những cách trị mụn ở cằm mang lại hiệu quả nhanh chóng và không để lại sẹo hay vết thâm. 10 cách mà NuBest Vietnam gợi ý phía dưới đây rất đáng để bạn thử đấy.
Sử dụng kem bôi trị mụn
Sử dụng kem bôi trị mụn là cách phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều nghĩ tới khi bị mụn. Điều quan trọng là bạn cần chú ý những sản phẩm trị mụn có chứa các thành phần tối ưu như BHA, Sepicontrol A5 hoặc Benzoyl peroxide 10%.
Theo đánh giá của nhiều chị em phái đẹp, các sản phẩm trị mụn có chứa thành phần này rất hiệu quả, có thể đánh bay nốt mụn trong 2 – 3 ngày sử dụng.
Chườm đá lên nốt mụn ở cằm
Chườm đá lạnh cũng là một trong những cách trị mụn ở cằm mà bạn có thể thử. Phương pháp này giúp giảm tình trạng viêm và kích thước ổ viêm. Điều này vừa giúp làn da ở vị trí mụn không bị sưng tấy, đau rát mà còn thúc đẩy mụn khô nhanh và dễ biến mất hơn.
Nếu nhà bạn có sẵn chiếc túi chườm thì quá đơn giản rồi. Nhưng nếu không có, bạn có thể thay thế bằng chiếc khăn bông sạch, mềm mại và thực hiện theo những bước sau đây nhé.
– Bỏ một lượng đá vừa đủ vào giữa lòng khăn, rồi túm lại để đá không bị rơi
– Chặm túi chườm vào vùng da bị mụn, giữ nguyên vị trí khoảng 1 – 2 phút rồi di chuyển đều sang các vùng lân cận
– Đừng quên massage nhẹ nhàng các vùng da này theo chuyển động tròn
Không chỉ giúp trị mụn nhanh, cách làm này còn làm se khít lỗ chân lông. Đồng thời tăng hiệu quả thẩm thấu của làn da khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da nữa đấy.
Mặt nạ tinh bột nghệ
Mặt nạ tinh bột nghệ không chỉ giúp trị mụn ở cằm hiệu quả mà còn có khả năng làm mờ vết thâm và những tổn thương trên da do mụn gây ra. Tất cả những điều này là nhờ tinh chất curcumin có sẵn trong nghệ.
Thực hiện cách trị mụn ở cằm bằng mặt nạ nghệ từ 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn sớm sở hữu làn da mịn màng một lần nữa. Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ theo các bước sau:
– Với nghệ tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn, lọc lấy nước ép và đắp trực tiếp lên nốt mụn
– Đối với tinh bột nghệ, bạn trộn đều 4 thìa cà phê với 2 muỗng nước ấm
– Làm sạch làn da, đặc biệt là vùng da bị mụn ở cằm
– Thoa hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn và giữa nguyên khoảng 10 – 15 phút
– Rửa sạch da với nước sạch và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo
Mặt nạ mật ong
Mật ong được các “tín đồ làm đẹp” đánh giá cao không chỉ về khả năng dưỡng da mà còn trị mụn rất hiệu quả. Nguyên liệu này có thể khả năng kháng khuẩn, sát trùng và tiêu viêm khá tốt. Ngoài ra, mật ong còn cấp ẩm và phục hồi tổn thương trên da.
Chỉ cần dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày và thực hiện những bước siêu đơn giản sau đây, bạn đã có thể trị mụn ở cằm rất nhanh.
– Làm sạch vùng da bị mụn ở cằm với sản phẩm làm sạch
– Nhẹ nhàng bôi một lớp mỏng mật ong lên nốt mụn
– Giữ nguyên mật ong trên da khoảng 15 – 20 phút
– Rửa lại thật sạch bằng nước mát rồi thực hiện các bước dưỡng da tiêp theo
Mặt nạ khoai tây
Những củ khoai tây nhỏ bé ngoài chợ cũng có thể giúp bạn trị mụn ở cằm hiệu quả. Loại củ này có chứa lượng lớp vitamin E vừa có tác dụng tái tạo tế bào da lại còn có thể giảm sưng, kháng viêm ở nốt mụn. Tính kiềm trong khoai tây còn rất có lợi trong việc làm thông thoáng lỗ chân lông.
Thực hiện các trị mụn ở cằm bằng khoai tây như thế nào là đúng cách và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Đừng bỏ qua hướng dẫn phía dưới đây:
– Khoai tây đem rửa sạch rồi thái từng lát thật mỏng
– Làm sạch vùng da bị mụn với sản phẩm làm sạch
– Đắp các lát khoai tây lên vùng da bị mụn
– Sau 10 – 15 phút khi các lát khoai tây đã dần khô thì hãy rửa mặt với nước mát
– Thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo
Mặt nạ lô hội
Lô hội vốn là “mỹ phẩm làm đẹp” rất quen thuộc đối với các chị em. Lô hội có chứa Anthraquinon, hoạt chất này rất hữu hiệu trong việc tiêu viêm, ức chế khuẩn mụn, đồng thời kiểm soát nhờn, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
Bắt tay làm ngay mặt nạ nha đam trị mụn ở cằm với những bước đơn giản được gợi ý dưới đây:
– Lá nha đam lược bỏ phần vỏ, cho phần gel nha đam vào chén
– Thêm 1 muỗng sữa chua không đường và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đặc sánh
– Làm sạch làn da bị mụn, đặc biệt là vùng da ở cằm
– Nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp vừa tạo được lên da, massage theo hướng vòng tròn
– Sau khi mặt nạ khô thì loại bỏ bằng nước sạch và lau khô
Mặt nạ lòng trắng trứng
Có thể bạn chưa biết nhưng lòng trắng trứng có chứa các hoạt chất tốt cho da với khả năng hút dầu thừa, cấp ẩm và đặc biệt là kháng khuẩn tự nhiên. Đây cũng là cách trị mụn ở cằm rất được chị em yêu thích.
Bạn có thể kết hợp lòng trắng trứng với nhiều nguyên liệu khác nhau như mật ong, nước cốt chanh, dầu dừa, nha đam,… Cách làm được gợi ý dưới đây là kết hợp trứng với gel lô hội bạn nhé.
– Trứng tách riêng lòng đỏ và lòng trắng; Nha đam lược bỏ vỏ và lấy phần gel
– Trộn đều hai nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ 1:1 đến khi được hỗn hợp sánh mịn
– Làm sạch làn da trên khuôn mặt, đặc biệt chú ý đến làn da ở vùng bị mụn
– Thoa đều mặt nạ lên nốt mụn ở cằm, massage nhẹ nhàng
– Sau 10 – 15 phút thì loại bỏ mặt nạ bằng nước sạch rồi lau khô
Mặt nạ trà xanh
Trà xanh có chứa EGCG – một trong những chất chống oxy hóa được đánh giá cao. Ngoài ra, trà xanh còn giúp thanh nhiệt, giải độc và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao phụ nữ Nhật có làn da trẻ khỏe và căng mịn “bất chấp tuổi tác” rồi đấy.
Để trị mụn ở cằm bằng mặt nạ trà xanh, sở hữu làn da đẹp như phụ nữ Nhật Bản, hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
– Xay nhuyễn một lượng lá trà xanh vừa đủ hoặc sử dụng bột trà xanh nguyên chất
– Hòa trà xanh với nước lọc theo tỷ lệ 1:2 để tạo thành hỗn hợp sánh mịn
– Sau khi làm sạch da thì thoa hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn
– Giữ nguyên mặt nạ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát
Mặt nạ yến mạch
Yến mạch nổi bật với các chất chống oxy hóa cùng khả năng loại bỏ bã nhờn, tế bào chết trên da. Đắp mặt nạ yến mạch 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn trị mụn ở cằm nhanh, lại không để lại vết thâm hoặc mụn.
Trị mụn ở cằm bằng mặt nạ yến mạch thực hiện như thế nào thì đạt hiệu quả cao?
– Trộn yến mạch với sữa chua không đường hoặc mật ong theo tỷ lệ 1:2
– Làm sạch làn da, đặc biệt là vùng da bị mụn ở cằm
– Thoa đều hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn hoặc toàn bộ làn da
– Sau khi giữ mặt nạ khoảng 10 – 15 phút trên da thì rửa lại bằng nước mát
Vỏ chuối trị mụn ở cằm
Vỏ chuối tưởng chừng như vô dụng nhưng không đâu nhé. Vỏ chuối có thể giúp bạn trị mụn ở cằm nhờ khả năng ức chế vi khuẩn và kháng khuẩn, giảm viêm. Cách trị mụn ở cằm bằng vỏ chuối vừa nhanh vừa hiệu quả, rất thích hợp với những nàng bận rộn.
Hướng dẫn cách trị mụn ở cằm bằng vỏ chuối nhanh chóng và đơn giản với hai cách thực hiện sau đây.
– Cách 1: Cắt vỏ chuối thành những miếng nhỏ rồi chà trực tiếp lên nốt mụn, khoảng 5 – 7 phút sau thì ngừng và rửa sạch bằng nước mát.
– Cách 2: Dùng thìa để cạo phần bên trong vỏ chuối và sử dụng chúng để thoa lên nốt mụn ở cằm. Đừng quên massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Trị mụn ở cằm cần lưu ý những gì?
Để các cách trị mụn ở cằm nhanh chóng phát huy công hiệu, “take note” ngay những điều quan trọng sau đây:
– Tuyệt đối không nặn mụn ở cằm hoặc nốt mụn ở bất kỳ vị trí nào trên da
– Chú ý đến thói quen chăm sóc da của bản thân
– Thực hiện đầy đủ các bước làm sạch da, dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng
– Sử dụng TPCN hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất nhằm chăm sóc da từ sâu bên trong
Một chế độ ăn uống cũng là điều cần thiết để mụn ở cằm xẹp nhanh chóng cũng như duy trì sức khỏe làn da. Tăng cường rau xanh, trái cây, cá béo, hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ,…
Mẹo phòng ngừa mụn ở cằm hiệu quả?
Nếu không muốn nổi mụn ở cằm, bạn có thể tham khảo những mẹo phòng ngừa sau đây:
– Mỗi ngày chỉ nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần, không cần rửa quá nhiều
– Vệ sinh ga trải giường, mền gối ít nhất là 2 – 3 tháng 1 lần
– Khi bị chảy mồ hôi, tốt nhất bạn nên lau khô ngay
– Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu vì chúng có thể tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông