Tổng quan về phẫu thuật thẩm mỹ
Phẫu thuật thẩm mỹ là một thuật ngữ chung để nói về các phẫu thuật tạo hình cơ thể liên quan đến việc tái tạo, phục hồi hoặc sửa chửa một bộ phận, hay một phần hình thể của con người. Do đó, để trả lời cho câu hỏi:” Có nên đi phẫu thuật thẩm mỹ” cần phân biệt rõ ràng được giữa hai khái niệm phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ.
Phẫu thuật tạo hình là một chuyên ngành trong y học với chức năng sửa chữa, phục hồi hay tái tạo một hình dạng hoặc một chức năng của cơ thể. Phẫu thuật tạo hình gắn liền với các quá trình bệnh lý ở mô mềm che phủ cơ thể (mạch máu, thần kinh, mỡ…) và da như bị bỏng, bị biến dạng do tai nạn hoặc chấn thương. Bên cạnh đó, những phẫu thuật liên quan đến khối u ở da như u bẩm sinh hoặc mắc phải, u da hay u máu, ở vùng đầu hay tay chân…đều có thể gọi là phẫu thuật tạo hình. Phẫu thuật tạo hình bao gồm phẫu thuật tay, rối loạn da phẫu thuật khiếm khuyết bẩm sinh, phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật tái tạo và phẫu thuật thẩm mỹ.
Phẫu thuật thẩm mỹ lại là một phân ngành được biết đến nhiều trong chuyên ngành phẫu thuật tạo hình – bao gồm những liệu pháp nhằm cải thiện những thiếu sót, khuyết điểm trên một bộ phận con người và hoàn thiện nó (mắt, múi, miệng, ngực, mông…). Bên cạnh đó, phẫu thuật thẩm mỹ còn sửa chữa những khuyết điểm do lão hoá như căng da mặt, hút mỡ, cắt da thừa do sụp mí…hoặc các thủ thuật để duy trì sắc đẹp. Các loại phẫu thuật này thường được làm theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của mọi người.
Các nhóm chính trong phẫu thuật thẩm mỹ
Thông thường, những nhóm chính trong phân ngành phẫu thuật thẩm mỹ thường liên quan đến những nhóm bệnh lý, dị tật, tổn thương, điểm cần hoàn thiện, cần sửa chữa như sau:
- Vết sẹo (sẹo trắng, sẹo lõm, sẹo lồi…) gây mất thẩm mỹ và tổn thương do di chứng của bỏng hoặc tai nạn;
Tổn thương vùng mặt, bàn tay và vùng da dễ nhìn thấy hoặc những tổn thương thần kinh, khiếm khuyết hoặc mất tổ chức phần mềm trên mặt, thân thể, chi thể do những tai nạn, chấn thương… - Bệnh lý về da và phần mềm như u máu, dị dạng mạch máu, các khối u lành tính và ác tính trên da hoặc thân thể, các vết bớt sắc tố…
- Các dị tật bẩm sinh vùng mặt (sụp mi, nhãn cầu nhỏ, hở hàm ếch, dị tặt sọ mặt, sứt môi…); vùng chi thể (thiếu ngón, thừa ngón, dính ngón, ngấn ối, nhau quấn cổ…); vùng thân mình và sinh dục (không âm đạo, ngắn âm đạo, tuyến vú phụ, dương vật nhỏ, rối loạn giới tính…)
- Phẫu thuật hoàn thiện vẻ bề ngoài (nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ, tạo hình mặt, độn cằm, trẻ hoá…)
Có nên đi phẫu thuật thẩm mỹ
Ngày nay, phẫu thuật thẩm mỹ không còn quá xa lạ. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng hoàn thiện, có độ an toàn và thành công rất cao, mang đến sự tự tin cho khách hàng. Như vậy cũng đã phần nào trả lời cho câu hỏi:“Có nên đi phẫu thuật thẩm mỹ.” Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hiểu rõ được những lợi ích và nguy cơ song hành để có quyết định đúng đắn nhất.
Lợi ích:
- Sự tự tin: Đối với một số người có khuyết điểm lớn trên cơ thể, phẫu thuật có thể giúp họ tăng sự tự tin và cải thiện nhan sắc;
- Sức khoẻ: Phẫu thuật thẩm mỹ đôi khi giúp cải thiện sức khoẻ cho những bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh hoặc cơ thể có những khiếm khuyết gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Ví dụ như phẫu thuật chỉnh hình hoặc tạo hình mũi giúp tránh nhiễm trùng xoang, loại bỏ các mô vú ở nam giới giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư vú nam trong các lớp mô đó…
- Cơ hội trong cuộc sống: Khi tự tin với ngoại hình, bạn sẽ có nhiều động lực và thoải mái để làm những điều mình yêu thích và tự tin nắm bắt cơ hội trong cuộc sống.
Nguy cơ:
- Biến chứng: Dù chất lượng phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay khá hoàn hảo, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những biến chứng có thể xảy ra. Nếu có biến chứng, không chỉ ngoại hình và sức khoẻ bị ảnh hưởng, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu phẫu thuật thất bại. Hầu hết bệnh nhân sau điều trị đều cần một thời gian dài để bình phục hoàn toàn;
- Kỳ vọng quá nhiều: Đôi khi phẫu thuật thẩm mỹ không mang lại kết quả hoàn hảo như bệnh nhân mong muốn. Việc trao đổi kỹ càng cùng bác sĩ rất quan trọng, để hai bên hiểu được nhu cầu, khả năng cũng như viễn viễn cảnh thực tế sau điều trị;
- Chi phí đắt đỏ: Hầu hết những ca phẫu thuật thẩm mỹ đều khá tốn kém và tốn kém do người bệnh cần nghỉ ngơi không thể làm việc vất vả hoặc căng thẳng. Bên cạnh đó, các liệu trình này thường không được trợ cấp từ bảo hiểm, do đó khách hàng cần có sự chuẩn bị vững chắc về tài chính trước.
Các loại phẫu thuật thẩm mỹ thường gặp
- Thẩm mỹ cơ thể và sinh dục:
- Phẫu thuật tái tạo da do bỏng;
- Phẫu thuật tụt núm vú;
- Phẫu thuật đặt túi ngực;
- Phẫu thuật nâng ngực;
- Phẫu thuật tái tạo vú;
- Phẫu thuật thu nhỏ ngực;
- Phẫu thuật thu gọn vú nam giới;
- Phẫu thuật làm thon gọn cánh tay;
- Phẫu thuật nâng đùi;
- Phẫu thuật căng da bụng;
- Xoá sẹo.
- Thẩm mỹ hoàn thiện vùng mặt:
- Nâng cung mày;
- Tiêm làm đầy (filter);
- Hạ đường chân tóc;
- Thẩm mỹ tai;
- Tạo hình mũi;
- Căng da mặt.
Nhìn chung, quyết định phẫu thuật thẩm mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của bạn, cũng như có thể gây ra biến chứng khó lường. Do đó, người mong muốn thực hiện cần cẩn trọng xem xét và tìm hiểu những cơ sở thực hiện làm đẹp uy tín, có quy trình và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp