Tăng sắc tố da là như thế nào?
Hiện tượng tăng sắc tố da có biểu hiện da bị sạm, đen bao phủ tại một vùng da hoặc toàn bộ cơ thể. Tình trạng này dù không gây hại cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây tâm lý chán nản, tự ti. Đặc biệt hơn khi tăng sắc tố da thường xảy ra ở các vùng da hở nên nó sẽ khiến cho nhiều chị em phụ nữ không khỏi lo lắng, bất an.
Các dấu hiệu tăng sắc tố da thường ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng da hở trên cơ thể. Trong đó, da mặt bị tăng sắc tố nhiều nhất. Tiếp theo là các vùng da cổ, mu bàn tay, mu bàn chân (vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng).
Cả nam và nữ giới đều có thể bị tăng sắc tố da. Mức độ ảnh hưởng ở các giới là như nhau. Bệnh thường có xu hướng trầm trọng hơn theo thời gian và tác động trực tiếp đến thẩm mỹ da nên cần được thăm khám và điều trị hiệu quả.
3 dạng tăng sắc tố da thường gặp
Có 3 loại tăng sắc tố trên da thường gặp được nhắc đến nhiều nhất gồm:
Tình trạng rám má, nám da
Rám má là hiện tượng tăng sắc tố da khiến trên da xuất hiện những đốm nhỏ. Những đốm này rất dễ nhận biết vì có màu sắc sẫm hơn so với nền da, thường là màu nâu hoặc xanh đen. Rám má chủ yếu tập trung ở phần mặt, hai bên gò má, trán, mũi và quanh miệng.
Nguyên nhân khiến sắc tố sản sinh nhiều do rối loạn nội tiết, trong đó chủ yếu là sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hay do bạn sử dụng thuốc tránh thai. Đây chính là lý do tạo sao nữ giới thường bị nám sau sinh hoặc rám má có xu hướng đậm hơn, lan rộng ra các vùng da lân cận.
Bên cạnh đó ánh nắng mặt trời, sự lão hoá hoặc yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da này. Yếu tố nguy cơ xuất hiện khi chúng ta chăm sóc da không đúng cách hoặc sử dụng hóa mỹ phẩm kém chất lượng trong thời gian dài.
Các đốm tăng sắc tố (tàn nhang, đồi mồi)
Đây là các đốm tàn nhang, đồi mồi,… thường xuất hiện ở các vùng da hở như da cổ, da mặt, chân tay. Tác nhân gây ra đốm sắc tố được nhắc đến nhiều nhất chính là do việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, dẫn đến kích thích các tế bào sắc tố melanocyte sản xuất ra melanin.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết các đốm sắc tố liên quan đến tàn nhang còn có tính di truyền tới những người có quan hệ gần nhất sẽ có nguy cơ cao hơn. Trong khi các đốm tăng sắc tố đồi mồi thường ít xuất hiện ở người trẻ tuổi nhưng sẽ có xu hướng gia tăng ở người có tuổi hoặc sau khi phơi nắng kéo dài.
Hiện tượng tăng sắc tố sau viêm
Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng tăng tế bào sắc tố ở da do phản ứng viêm xảy ra sau các bệnh da khác nhau. Sau khi vết thương trên da lành hẳn, da bạn sẽ trở nên phẳng lại và có màu sắc đậm hơn vùng da xung quanh. Biểu hiện này thường thấy rõ nhất sau khi bạn bị mụn hay sử dụng laser trong điều trị.
Ngoài ra, chứng tăng sắc tố sau viêm có thể xảy ra ở những người đang điều trị da liễu đáng chú ý là mụn trứng cá. Được thể hiện với dạng thâm sau mụn có thể kèm theo tình trạng seo lõm do mụn để lại…
Nguyên nhân khiến da bị tăng sắc tố là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân khiến cho da bị tăng sắc tố. Trong đó, các vấn đề về nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân phổ biến khiến da bị tăng sắc tố. Người có da màu thường có xu hướng bị tăng sắc tố nhiều hơn người có da sáng màu.
Trên thực tế, tình trạng tăng sắc tố xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều mellanin. Khi da bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn thương, cơ thể sẽ ngay lập tức nhận được các tín hiệu cảnh báo. Khi này, một lượng lớn mellanin sẽ được sinh ra để bảo vệ làn da. Chúng nhanh chóng được đẩy lên bề mặt da và gây ra tình trạng da tối màu, tăng sắc tố.
Tăng sắc tố da thường có xu hướng đậm hơn, lan rộng hơn theo thời gian. Các yếu tố tác động gồm:
- Chăm sóc da hàng ngày không khoa học sẽ là nguyên nhân khiến cho tình trạng tăng sắc tố ngày càng tối tệ.
- Ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím khi tác động đến da cũng sẽ khiến cho da bị tăng sắc tố nhiều hơn.
- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh hoặc thuốc tránh thai mà chị em phụ nữ đang sử dụng hàng ngày.
- Rối loạn nội tiết trong thai kỳ hoặc sau khi sinh nở khiến cho một số vùng da bị tăng sắc tố bất thường.
- Chế độ sinh hoạt không điều độ, mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc ăn uống không khoa học…
Nói chung, nguyên nhân gây tăng sắc tố da là rất đa dạng, tổng hợp cả các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Nếu chúng ta nắm bắt được các nguyên nhân, tác nhân gây bệnh này thì việc kiểm soát và điều trị da liễu sẽ thuận lợi hơn. Thăm khám chuyên khoa sẽ luôn là giải pháp tốt để giúp bạn thấu hiểu làn da của mình và dành những điều tốt đẹp nhất cho da.
Tăng sắc tố da có điều trị được không? Cách nào tốt?
Hầu hết các loại tăng sắc tố da nêu trên đều có thể được kiểm soát và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, việc sử dụng sản phẩm bôi tại chỗ thường ít mang lại hiệu quả hoặc có nhưng rất chậm. Khả năng tái phát sau điều trị thường cao hơn các liệu pháp thẩm mỹ hiện đại.
Muốn cải thiện sắc tố da đặc biệt là tình trạng sạm nám bạn có thể hướng đến các phương pháp điều trị nội khoa hiện đại gồm:
Peel da trong điều trị tăng sắc tố da
Lột da được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá với điều kiện bệnh nhân không trong thời gian điều trị bằng sử dụng #retinoids tại chỗ và uống (tretinoin, adapalene và isotretinoin). Hiệu quả và độ an toàn lột da trị mụn sẽ phụ thuộc và hoạt chất được sử dụng, trình độ bác sĩ cũng như là quy trình lột có chuẩn y khoa hay không.
Có rất nhiều các hoạt chất lột da được sử dụng để cải thiện tình trạng tăng sắc tố da nhưng sẽ tùy theo từng cơ địa và từng tình trạng trứng cả của bạn. Các bác sĩ cần thăm khám chi tiết trước khi đưa ra phương án điều trị phù hợp nhằm tránh biến chứng xảy ra sau lột da.