Dấu hiệu nào cho thấy da tay bị khô?
Chúng ta thường mắc một sai lầm trong chăm sóc da. Đó là chỉ quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ da mặt mà quên đi các vùng da còn lại, trong đó có da tay. Và chính điều này khiến cho đôi bàn tay của bạn ngày càng nhăn nheo, giống như tay bà già dù cho bạn còn đang rất trẻ.
Một trong những nguyên nhân gây lão hoá da tay chính là tình trạng da bị khô. Các dấu hiệu khô da tay có thể được nhìn thấy bằng mắt thường hoặc dùng sự cảm nhận của riêng bạn. Bao gồm:
- Da tay bị thiếu nước dẫn đến tình trạng nứt nẻ.
- Da tay bị khô ráp và bị bong tróc, mốc thường xuyên.
- Da tay bị khô quá mức dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Da chuyển màu xám tro ở những người da đen.
- Da bị khô và có dấu hiệu ngứa ngáy khi trời trở lạnh.
- Tổn thương da khiến da đóng vảy và đau đớn…
Nguyên nhân da tay bị khô là gì?
Nguyên nhân hàng đầu khiến cho đôi tay của bạn bị khô, nứt nẻ chính là do bạn đang sở hữu làn da khô. Da khô với đặc điểm là thiếu ẩm, thiếu nước sẽ không có độ mềm mại như những làn da khoác. Dấu hiệu đặc trưng của da khô chính là tình trạng da bị bong tróc, mốc da diễn ra quanh năm. Và tình trạng da ở mu bàn tay bị khô chính là hậu quả của làn da khô.
Tuy nhiên, trên thực tế thì ngay cả khi bạn sở hữu làn da thường hay da dầu thì bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng da tay bị khô. Nguyên nhân có thể là:
Tay của bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao là một trong những yếu tố khiến làn da tay của bạn bị lão hoá với dấu hiệu là da bị khô và có nhiều nếp nhăn. Các yếu tố nguy cơ khi này sẽ là:
- Sử dụng thường xuyên nước nóng để vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng nước có nhiệt độ cao.
- Thường xuyên tiếp xúc với lửa như ngồi bếp lửa hoặc làm nghề nấu nướng.
- Thường xuyên để đôi tay chịu tác động từ ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ…
Sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh
Khô da tay có liên quan đến thói quen sử dụng dung dịch tẩy rửa có tính chất sát khuẩn mạnh. Đây cũng là lý do tại sao sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước rửa bát, nước lau nhà, nước vệ sinh bồn cầu… da tay sẽ dễ bị khô hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm này có thể gây ra tình trạng viêm da tay hoặc khiến cho các vấn đề về da liễu trước đó trầm trọng hơn.
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng nước rửa tay khô để phòng tránh dịch bệnh cũng là nguyên nhân khiến da tay bị khô và gây mất thẩm mỹ cho đôi tay của bạn đấy nhé.
Tác dụng phụ của thuốc
Hiện tượng da tay bị khô, nứt nẻ và bong trờ có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Bởi những loại thuốc này có khả năng gây cản trở quá trình tổng hợp dinh dưỡng và cung cấp độ ẩm cho da, khiến da bị thiếu ẩm gây ra tình trạng nứt nẻ rất khó chịu.
Sự thay đổi thời tiết
Trong những ngày thời tiết hanh khô chúng ta sẽ dễ nhận thấy làn da của mình bị khô và căng nhiều hơn. Có nhiều người da tay khô nhiều đến mức dễ bị nứt và chảy máu kèm theo cảm giác đau đớn. Tình trạng khô tay do thời tiết sẽ diễn ra theo mùa và có thể kéo dài thành các đợt.
Chăm sóc đôi bàn tay để tránh tình trạng khô da tay
Khô da tay không quá nguy hiểm và chúng ta có thể khắc phục được vấn đề này một cách đơn giản. Giải pháp đầu tiên chính là bạn hãy dưỡng ẩm cho đôi tay của mình. Đừng chỉ chăm chút đến da mặt mà hãy dưỡng ẩm cho các các vùng da khác như cổ, tay, chân bằng những sản phẩm cấp ẩm chất lượng được bác sĩ kê đơn nhé.
Lời khuyên tiếp theo dành cho bạn chính là cần bổ sung nước cho cơ thể. Hãy uống nhiều nước hơn mỗi ngày để cải thiện độ ẩm cho làn da và khi đó tình trạng khô da tay cũng sẽ được cải thiện đáng kể đấy nhé.
Hãy tránh xa các tác nhân gây khô tay như nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời. Một đôi găng tay với các chất liệu phù hợp sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho đôi tay và phòng ngừa nguy cơ nứt nẻ da.
Riêng đối với chế độ dinh dưỡng, người bị khô da tay nên bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để tăng khả năng nuôi dưỡng và tái tạo da khỏe mạnh. Gợi ý gồm:
- Vitamin A: Vitamin A có rất nhiều trong gan bò, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, cà chua,…
- Bổ sung Vitamin B: trứng, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, hạt hướng dương, rau xanh,…
- Vitamin C: Bổ sung vitamin C hằng ngày bằng cách dùng các loại nước ép, hoa quả có vị chua.
- Vitamin E: có trong hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt phỉ, bơ đậu phộng, hạt dẻ, rau bina, rau cải xanh, quả bơ,…
- Chất béo không bão hòa: Thường có nhiều trong các loại hạt, các loại đậu và quả bơ,…
- Không sử dụng thường xuyên bia rượu và hạn chế hút thuốc lá…