Mụn cóc là mụn gì?
Mụn cóc nổi lên chủ yếu ở bàn tay và bàn chân, một số trường hợp có thể xuất hiện ở các vị trí khác. Đây là những khối u nhỏ có hình dáng như hạt sạt lớn, sờ vào thấy sần sùi. Mụn cóc khiến bạn bị đau vùng có mụn, tạo cảm giác bị cộm lên rất khó chịu. Mụn cóc có thể mọc riêng lẻ nhưng cũng có thể mọc thành từng mảng lớn
Mụn cóc có những loại nào?
– Mụn cóc bàn chân: Xuất hiện khi virus xâm nhập thông qua các vết xước, vết cắt, vết nứt ở lòng bàn chân. Loại mụn cóc này mọc ngược vào trong da do trọng lượng cơ thể đè lên chân, thành từng mảng dày và gây cảm giác đau khi bạn đi bộ.
– Mụn cóc phẳng: Dạng mụn phẳng màu vàng hoặc nâu nhạt, xuất hiện ở cổ và mặt phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, số lượng thông thường 20 – 100 cái cùng lúc. Mụn có thể lây lan nhanh chóng nhất là khi các bạn nam cạo râu.
– Mụn cóc thông thường: Chủ yếu xuất hiện ở khuỷu tay, ngón tay, khớp ngón tay, có hình dạng như cây súp lơ. Một số trường hợp mụn xuất hiện do đông máu ở mạch máu tạo thành chấm đen hoặc sẫm màu nhỏ trên tay.
– Mụn cóc hình chỉ: Cổ, vai, mũi, dưới cằm là khu vực mụn dễ xuất hiện nhất, màu của mụn gần giống với màu da. Hệ miễn dịch suy yếu gây ra loại mụn cóc này.
– Mụn cóc sinh dục: Mụn xuất hiện ở bộ phận sinh dục gây khó chịu hoặc có thể gây đau đớn. Dân gian gọi là sùi mào gà, là triệu chứng nổi bật của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Mụn cóc miệng: Dạng mụn đơn lẻ hoặc cũng có thể mọc thành đám ở lưỡi, nướu, miệng, môi, khiến bạn gặp khó khăn khi nói chuyện, ăn, nuốt. Nhiễm trùng do quan hệ tình dục đường miệng là nguyên nhân chính gây mụn cóc miệng.
– Mụn cóc Mosaic: Hình thành như một nhóm mụn nhỏ, xuất hiện khi mụn không được điều trị kịp thời và đã lan rộng thành cụm.
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc
Nhận biết rõ dấu hiệu hình thành mụn cóc giúp bạn nhanh chóng có hướng xử lý phù hợp, tránh để tình trạng nặng hơn và mụn lây lan. Dấu hiệu mụn cóc xuất hiện kèm các triệu chứng sau:
– Mụn nổi hẳn trên bề mặt da, sần sùi, cứng chắc. Nếu mụn nổi dưới lòng bàn chân thì là nốt mụn ẩn dưới da, viền da xung quanh dày, bề mặt mụn có gai.
– Đau vùng mụn.
– Dễ chảy máu.
– Lây lan nhanh trong khu vực có mụn hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
– Thay đổi hình dáng sau một thời gian không xử lý.
– Mụn xuất hiện ở tay và chân.
Bị mụn cóc nguyên nhân vì sao?
Human papillomavirus (virus HPV) là nguyên nhân chính gây nên mụn cóc. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua các đường sau:
– Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như kềm cắt móng tay, khăn tắm, bàn chải đánh răng…
– Lây qua các vết trầy xước, vết cắt trên da gây chảy máu, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn, đi chân đất, vệ sinh cá nhân thiếu sạch sẽ…
– Hệ miễn dịch suy yếu chủ yếu ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai.
– Rối loạn cơ chế chuyển hóa.
– Thần kinh suy nhược, căng thẳng kéo dài.
Mụn cóc thường nổi ở đâu?
Mụn cóc chủ yếu nổi ở các vị trí trên tay và chân bao gồm: Lòng bàn chân, lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay… Một số trường hợp mụn cóc có thể mọc ở các vị trí khác nhưng không nhiều. Ban đầu mụn cóc sẽ nổi đơn lẻ, sau đó rải rác quanh vị trí có mụn. Do đó, nếu thấy mụn xuất hiện ở vùng tay hoặc chân kèm theo các dấu hiệu ngứa đau, nổi hẳn trên bề mặt da, sờ vào sần sùi thấy rõ, cần nhận biết mụn cóc ngay và xử lý nhanh chóng.
Bị mụn cóc có sao không?
Hầu hết mụn cóc đều không có triệu chứng quá rõ ràng nhưng nếu bị đè ép có thể gây đau nhẹ. Nhìn chung, mụn cóc không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có khả năng lây lan rất nhanh. Mụn cóc lan rộng khiến da bị tổn thương, kéo dài thời gian làm mụn phát triển với kích thước lớn hơn gây mất thẩm mỹ. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, mụn cóc sẽ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời, bụi bẩn trong không khí, gió… gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu hơn.
Mụn cóc có dễ trị hay không?
Hầu hết các trường hợp mụn cóc đều có thể tự khỏi, nhất là các loại mụn cóc thông thường. Các phương pháp điều trị được chỉ định chủ yếu sẽ kích ứng mụn cóc để tránh mụn lây lan sang các vùng lân cận. Mụn cóc có thể điều trị dứt điểm hay không ngoài giải pháp áp dụng còn phải chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là chất lượng vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, bạn còn phải tránh để mụn cóc tiếp xúc trực tiếp với các nguồn vi khuẩn có trong nước, không khí, để ngăn viêm nhiễm khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Cách trị mụn cóc nào hiệu quả
Trị mụn cóc bằng tỏi
Allicin trong tỏi có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn rất tốt, phù hợp để trị virus HPV. Cách trị mụn cóc bằng tỏi rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà:
– Tùy vào số lượng mụn cóc, bạn lột vỏ 3 – 4 tép tỏi, rửa sạch.
– Giã nát hoặc nghiền nhuyễn tỏi rồi ép bã lấy nước.
– Sử dụng phần nước tỏi đã giã để thoa lên mụn cóc.
– Để nguyên nước tỏi trên mụn cóc khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó bạn rửa lại với nước sạch.
– Thực hiện phương pháp này hằng ngày để đạt được hiệu quả trị mụn cóc dứt điểm.
Trị mụn cóc bằng giấm táo
Trong giấm táo có 2 thành phần trị mụn rất tốt là Axit malic và lactic. Ngoài công dụng “mài mòn” mụn cóc dần dần, giấm táo còn giúp làm mềm vùng da có mụn, nhanh chóng hồi phục da. Để trị mụn cóc với giấm táo, bạn thoa giấm táo đều đặn lên mụn 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần thoa sẽ kéo dài 30 – 45 phút.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Lá tía tô có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Lá tía tô có nguồn gốc thiên nhiên nên lành tính, giúp trị mụn cóc và an toàn cho da. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước:
– Rửa sạch lá tía tô rồi giã nát.
– Đắp phần lá tía tô đã giã lên vùng mụn, sử dụng gạc y tế để băng cố định, tránh để tía tô rơi rớt.
– Bạn nên đắp lá tía tô trị mụn cóc trước khi đi ngủ, để qua đêm rồi sáng dậy rửa lại với nước lạnh.
– Thực hiện hằng ngày trong khoảng 1 – 2 tuần để kiểm tra hiệu quả.
Trị mụn cóc bằng chuối
Nghe có vẻ khó tin nhưng thật ra chuối xanh cũng là sản phẩm trị mụn cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần lột vỏ quả chuối xanh, sử dụng mặt trong của vỏ để chà xát lên phần mụn, lưu ý chỉ chà nhẹ tránh gây tổn thương mụn. Phần nhựa sau khi chà lên mụn không rửa ngay mà để nguyên tới lần chà tiếp theo trong ngày. Bạn thực hiện phương pháp này 2 lần trong ngày và liên tục trong vài tuần đến khi mụn cóc hết hẳn.
Trị mụn cóc bằng cách chườm nóng
Nước nóng giúp làm mềm mụn cóc, đồng thời diệt vi khuẩn rất tốt. Bạn có thể ngâm tay/chân có mụn cóc vào nước nóng, lưu ý không để nhiệt độ nước quá nóng sẽ gây bỏng da. Thêm vào nước một chút muối tinh hoặc giấm trắng để tăng cường kháng khuẩn, làm sạch vùng mụn để nhanh chóng diệt virus, đánh bay mụn.
Trị mụn cóc bằng cách áp lạnh
Để áp lạnh mụn cóc, bạn cần đến cơ sở y tế có chuyên môn da liễu. Tại đây, bác sĩ sẽ phun nitơ lên mụn nhằm mục đích phá hủy các tế bào của mụn cóc. Trường hợp mụn cóc đã lớn, bạn có thể sẽ được gây tê cục bộ và phun nitơ nhiều lần. Phương pháp này có thể sẽ phải thực hiện vài lần và kết hợp thêm một số sản phẩm chăm sóc da đi kèm để trị mụn và hồi phục da.
Trị mụn cóc bằng laser
Tia laser có năng lượng cao giúp bạn đốt và hủy phần mụn cóc. Tia laser phổ biến trong thẩm mỹ, đã được nhiều người áp dụng để điều trị da nên an toàn và ít tác dụng phụ hơn phương pháp áp lạnh hay tiểu phẫu. Đối với mụn cóc, tia laser có thể đốt cháy gây chảy máu nên người thực hiện cần có kỹ thuật cao.
Trị mụn cóc bằng cách phẫu thuật
Trường hợp các phương pháp trị mụn được chỉ định không mang lại tác dụng, bác sĩ sẽ chọn phương án phẫu thuật. Đây thực chất là một dạng tiểu phẫu, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ rồi dùng dao để loại bỏ từng phần mụn cóc. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được cho các loại thuốc liên quan để bôi trực tiếp lên vết mụn đã được loại bỏ để hồi phục da sau mụn.
Trị mụn cóc bằng Axit salicylic
Đây là một loại axit thường thấy trong nhiều loại gel, thuốc, kem trị mụn cóc được bán tại hiệu thuốc. Tuy vậy, axit salicylic có cơ chế hoạt động mạnh nên có thể tàn phá làn da của bạn. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này với liều lượng vừa phải và không sử dụng cho mụn ở vùng mặt. Lời khuyên trị mụn cóc bằng axit salicylic như sau:
– Ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 3 – 5 phút.
– Thoa sản phẩm trị mụn có axit salicylic lên mụn, sử dụng hằng ngày.
– Sử dụng trong khoảng 2 – 3 tháng để có hiệu quả trị mụn cóc, tuy nhiên nếu vùng da mụn bị đau, bạn cần ngừng ngay.
Trị mụn cóc bằng Cantharidin
Cantharidin có khả năng làm hoại tử tế bào thượng bì để loại bỏ nốt mụn ra khỏi bề mặt da. Các loại thuốc có Cantharidin được chỉ định sử dụng trong khoảng 3 – 4 tuần. Bạn không nên thoa thuốc lên vùng da lành, vùng da gần mắt, thoa lên niêm mạc, cơ quan sinh dục… để tránh các tác dụng phụ hoặc để lại sẹo.
Trị mụn cóc cần lưu ý những gì?
– Không nên sử dụng bất kỳ đồ vật, dụng cụ nào chà xát lên nốt mụn để tránh mụn lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể cũng như lây cho người khác.
– Nếu bạn bị tiểu đường, bạn không nên quá cố gắng tự trị mụn cóc ở lòng bàn chân mà nên tìm đến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp. Sở dĩ tiểu đường có thể khiến người bệnh mất cảm giác vùng bàn chân, nếu trị mụn cóc ở vị trí này, rất có thể bạn sẽ làm mình bị thương.
– Các phương pháp trị mụn cóc tại nhà không dành cho mụn ở vị trí trên mặt, các cơ quan nhạy cảm như bộ phận sinh dục. Nếu bạn có mụn cóc ở những bộ phận này, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám đúng cách.
Cách ngăn ngừa bị mụn cóc hiệu quả
– Không chạm vào người đang có mụn cóc để tránh lây từ người này sang người khác.
– Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, bàn chải đánh răng, tất, vớ, khẩu trang, bao tay…) với người khác.
– Không tự ý nặn mụn cóc hay gãi mụn khiến chúng bị trầy xước, tăng khả năng lây lan.
– Bỏ thói quen cắn móng tay.
– Sau khi rửa tay chân, nhớ lau khô.
– Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
– Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV.
– Hạn chế đi chân đất ở những nơi như phòng tập gym, hồ bơi vì có tiềm ẩn virus từ lòng bàn chân của người bệnh.
Trị mụn cóc và các câu hỏi liên quan
Mụn cóc có tự hết được hay không?
Mụn cóc có thể tự hết nhưng trong thời gian dài khoảng vài tháng đến 1 năm. Trường hợp bạn muốn để mụn cóc tự hết, bạn luôn cần vệ sinh sạch sẽ tránh để mụn lây lan sẽ càng khó trị hơn. Thông thường, những người có mụn đơn lẻ, không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc, mụn không gây đau nhức khó chịu có thể để tự hết mà không cần sử dụng phương pháp nào.
Mụn cóc khi hết có để lại thâm không?
Mụn cóc cũng gây tổn thương da, hoàn toàn có thể để lại vết thâm. Do đó, khi điều trị mụn cóc, bạn nên đảm bảo quy trình chăm sóc đảm bảo trị dứt điểm mụn và có bước dưỡng da sau mụn. Trong quá trình điều trị mụn cóc, bạn tránh để mụn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, kiêng ăn một số thực phẩm dễ gây thâm.
Mụn cóc có lây hay không?
Mụn cóc là một dạng mụn lây được. Không chỉ lây lan trong khu vực có mụn, lây từ bộ phận này sang bộ phận khác mà mụn cóc còn có thể lây từ người bệnh sang những người có tiếp xúc. Để tránh mụn lan rộng, bạn hạn chế tối đa để mụn bị trầy xước gây vết thương hở, tránh dùng chung đồ vật và tiếp xúc gần với người có mụn.
Mụn cóc có tự rụng hay không?
Một vào dạng mụn cóc thông thường có thể tự rụng theo thời gian, một số khác cần phải điều trị hoặc mất vài tháng đến vài năm mới loại bỏ hoàn toàn. Nếu để mụn cóc tự rụng, bạn phải chấp nhận rằng mụn khi chưa hết hẳn vẫn có khả năng lây lan ra các bộ phận khác.