Rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý
Nhiều người vẫn cho rằng, rụng tóc là một hiện tượng rất đỗi bình thường và tự nhiên trong cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên bất thường nếu mỗi ngày lượng tóc bị rụng càng tăng lên và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đó có thể là bạn đã mắc một bệnh lý về tóc nào đó. Vậy làm cách nào để phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý?
Rụng tóc sinh lý là hiện tượng tóc được thay thế bởi những sợi tóc mới mỗi ngày theo một chu trình tự nhiên. Mỗi sợi tóc thời có tuổi đời từ 2- 6 năm, sau đó tóc già tự rụng đi. Mỗi ngày sẽ có khoảng từ 30 – dưới 100 sợi tóc được thay thế bằng những sợi tóc mới khỏe mạnh hơn. Điều này xảy ra ở bất kể lứa tuổi hay giới tính nào và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay thẩm mỹ.
Bạn cần hiểu rõ và phân biệt được rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý để có hướng giải quyết tốt nhất và kịp thời, để tránh các trường hợp xấu hơn có thể xảy ra.
Nguyên nhân rụng tóc
Do di truyền
Theo nhiều nghiên cứu, một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh rụng tóc là do di truyền. Một số bài viết thống kê đã cho rằng, đến 20% người mang gen di truyền rụng tóc từ người thân và bắt đầu rụng tóc từ 20 tuổi. Người mang gen di truyền bệnh lý rụng tóc cần được chăm sóc cẩn thận để tình trạng rụng tóc xuất hiện muộn và tốc độ chậm hơn. Bệnh rụng tóc do mang gen di truyền vẫn có thể điều trị, phòng tránh và cải thiện được. Tuy nhiên, kết quả của việc điều trị phải phụ thuộc vào cơ địa và nội tiết người bệnh. Trước hết, cần ngăn chặn những nguyên nhân khách quan làm tăng nguy cơ gây rụng tóc như chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, stress, sử dụng nhiều chất kích thích,… Tất nhiên, vẫn có nhiều cánh mày râu không thừa hưởng gen rụng tóc từ người thân mà vẫn bị hói tóc.Mặt khác, có nhiều người bị hói đầu nhưng vẫn có một mái tóc khỏe mạnh.
Do mất cân bằng dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn kiêng đột ngột, ăn chay trường dẫn đến thiếu chất, rối loạn chuyển hóa,… là những nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng rụng tóc, thưa tóc, hói đầu ngày càng trẻ hóa như ngày nay. Theo các nhà khoa học, mất cân bằng dinh dưỡng làm thiếu các dưỡng chất trong cơ thể. Đặc biệt là protein – thành phần làm tăng chất lượng keratin có trong tóc. Vì vậy, cũng không có gì khó hiểu khi chuyển hóa protein bị suy giảm khiến cho quá trình mọc tóc kém hẳn, sợi tóc mảnh, yếu, khô, chẻ ngọn và dễ rụng. Bên cạnh đó, các chất dẫn truyền thần kinh cũng đều được tổng hợp từ protein. Thiếu protein sẽ gây nên tình trạng căng thẳng, mất ngủ và làm quá trình rụng tóc trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, thiếu chất béo và sắt cũng gây tổn thương tế bào mầm tóc khiến tóc rụng, chậm mọc dẫn đến thưa tóc, hói đầu.
Do các bệnh lý
Rụng tóc do bệnh lý thường khó phân biệt với rụng tóc sinh lý. Vì vậy, khi thấy tóc có dấu hiệu rụng nhiều một cách bất thường cần kiểm tra kỹ lưỡng để có hướng điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng hói tóc ở hầu hết cánh mày râu:
- Nấm đầu: Nấm da đầu là tình trạng da đầu xuất hiện các mảng vảy bong tróc, thậm chí xuất hiện sưng mủ trên da đầu do các loại vi nấm gây bệnh trên da. Nguyên nhân chủ yếu mắc bệnh này là vệ sinh kém sạch sẽ hoặc lây nhiễm từ người bệnh khác hay chó, mèo. Bệnh lây trực tiếp khi tiếp xúc qua da hoặc gián tiếp khi sử dụng chung lược, khăn lau đầu, gối, nệm,… của người bệnh. Tình trạng này nếu không kịp thời chữa trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nấm da đầu không chỉ gây nên tình trạng ngứa da, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chăm chỉ gội đầu thường xuyên để loại bỏ vi nấm. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần đến các bệnh viện da liễu để được thăm khám và chữa trị để tránh lan ra các vùng da khác trên cơ thể.
- Tự miễn: là bệnh lý mà bộ máy miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm, mất khả năng phân biệt giữa các khoáng nguyên bên trong và bên ngoài cơ thể. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều ở nữ giới hơn nam giới và gặp nhiều ở người già. Bệnh có khả năng di truyền trong gia đình và gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác nhau. Y học hiện đại đã xác định các nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là do ô nhiễm môi trường xung quanh, nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin D, xáo trộn vi khuẩn đường ruột,… Một trong những hệ quả mà căn bệnh này mang lại đó chính là rụng tóc, thưa tóc, hói đầu gây mất thẩm mỹ.
- Mất cân bằng nội tiết: Sự sụt giảm hoặc tăng đột ngột các hoocmon nội tiết là nguyên nhân khiến cho xuất hiện tình trạng rụng tóc, hói đầu. Khi các hoocmon trở nên cân bằng, tóc sẽ mọc lại, không còn xuất hiện những mảng hói đầu nữa.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc khi sử dụng đề điều trị bệnh có thể gây rụng tóc, hói đầu. Các thành phần trong thuốc có thể can thiệp đến chu kỳ tăng trưởng của tóc, khiến cho tóc dễ dàng bị rụng ở giai đoạn trưởng thành. Tình trạng rụng tóc sẽ xuất hiện sau khi sử dụng thuốc trong vòng 2 – 4 tháng. Một số loại thuốc lại có tác dụng phụ làm ức chế tế bào matrix sản sinh ra sợi tóc mới. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ gây rụng tóc trong vòng vài ngày đến vài tuần. Các loại thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc là thuốc giảm đau Amphetamine, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chống nấm, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai, thuốc làm giảm cholesterol, Levodopa, Steroid, thuốc điều trị các vấn đề về tuyến giáp,… Ngoài ra, sử dụng xạ trị để điều trị ung thư cũng gây rụng tóc và hói đầu.
Stress, căng thẳng
Tình trạng này thường dễ thấy ở những người trưởng thành và có lịch trình công việc dày đặc. Khi cơ thể gặp căng thẳng và áp lực quá độ dẫn đến stress sẽ gây ra rụng tóc. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thưa tóc, hói đầu gây mất thẩm mỹ. Những người đang mắc phải vấn đề rụng tóc do stress, căng thẳng cần có nhiều hoạt động ngoài trời để thư giãn đầu óc. Khi tinh thần thoải mái, không còn phải chịu những áp lực tóc sẽ dần mọc đều lại.
Sử dụng các dầu gội có thành phần rụng tóc
Không phải bất kỳ loại dầu gội nào cũng có khả năng kích thích tóc nhanh mọc. Việc sử dụng các loại sản phẩm dầu gội có thành phần tẩy rửa cao cũng khiến tóc của bạn trở nên ngày càng dễ gãy rụng. Vì thế, cần lựa chọn dầu gội phù hợp với mình để có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe nhất
Cách phòng tránh rụng tóc cho nam
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, nhuộm ép: Sử dụng hóa chất, uốn và nhuộm ép tóc sẽ khiến chất tóc trở nên yếu đi, làm tóc dễ gãy rụng hơn.
- Chế độ tắm gội: Nên gội đầu ít nhất 2 lần/ 1 tuần để đề phòng các loại ký sinh trùng và các loại vi nấm gây hại cho tóc và da đầu.
- Tránh chất kích thích rượu, bia, thuốc lá: Cần hạn chế sử dụng các loại chất kích thích để không làm rối loạn bộ máy tổng hợp và điều hòa trong cơ thể. Giúp chất lượng tóc được cải thiện và tránh được tình trạng rụng tóc, hói đầu.
- Chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp: Giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng stress, căng thẳng quá độ.
- Sử dụng dầu gội dược liệu Sao Thái Dương ngăn ngừa rụng tóc: Chứa các thành phần như hương nhu, bồ kết, mần trầu, núc nác, xuyên tâm liên, tang bạch bì, cỏ ngũ sắc cùng với nhiều dưỡng chất có lợi cho các tế bào tóc khác. Dầu gội dược liệu Sao Thái Dương đã mang để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng bởi các ưu điểm như: cung cấp thêm các dưỡng chất để nuôi tóc nhanh chóng phát triển. Dưỡng tóc siêu mềm mượt kể cả khi tóc ướt hay tóc khô. Điều tiết quá trình tạo dầu nhớt trên da đầu, giúp tóc lâu bết mà vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Tình trạng xơ tóc, rụng tóc sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ trong một thời gian sau khi sử dụng sản phẩm dầu gội dược liệu của Công ty Sao Thái Dương. Mùi thơm nhẹ nhàng, làm hài lòng cả những khách hàng có khứu giác nhạy cảm. Việc lựa chọn sản phẩm dầu gội thích hợp với mái tóc của mình rất quan trọng. Với những người đang gặp phải tình trạng rụng tóc kéo dài hay đang có nguy cơ bị rụng tóc, hói đầu cần cân nhắc sử dụng những loại dầu gội trong thành phần chứa hóa chất có tính tẩy rửa cao. Vì vậy, nên lựa chọn sử dụng những sản phẩm như dầu gội dược liệu như dầu gội dược liệu Sao Thái Dương để bổ sung lượng dưỡng chất còn thiếu cho tóc, giúp tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn.
Bệnh rụng tóc giờ đây không còn là vấn đề chỉ riêng với những người đang ở độ tuổi trung niên nữa mà đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh thậm chí xuất hiện ở những thanh thiếu niên có độ tuổi 20 trở lại. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân gây rụng tóc và phân biệt được rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý, cũng như có những biện pháp phòng tránh để có được mái tóc dày dặn, chắc khỏe nhất.