Mụn trứng cá đầu đen và cơ chế hình thành
Mụn đầu đen có kích thước nhỏ chỉ khoảng khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da với màu đen dễ nhận biết. Mụn đầu đen thường không đi kèm với tình trạng sưng đau hay viêm xảy ra giống như các dạng mụn bọc hay mụn nang khác. Tuy nhiên, nếu mụn đầu đen không được chăm sóc và điều trị đúng cách nguy cơ trở thành mụn bọc, mụn mủ cũng là rất cao.
Mụn trứng cá đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Đáng chú ý hơn khi mụn có thể xuất hiện ở cả trên làn da dầu, da thường và da khô. Vậy bạn đã hiểu đúng về cơ chế hình thành mụn đầu đen hay chưa?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mụn trứng cá đầu đen xuất hiện khi lỗ nang lông bị bít tắc mà nguyên nhân chủ yếu là do do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh như không thể thoát ra khỏi bề mặt da. Lúc này, bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn sẽ kết hợp với nhau một cách mạnh mẽ và khi nhân mụn được tiếp xúc với không khí sẽ gây ra tình trạng oxy hóa, chuyển sang màu đen sậm.
Do vùng mũi là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn nhất trên gương mặt nên thật dễ hiểu khi chị em thường bị mụn đầu đen ở mũi hoặc hai bên cạnh mũi. Hơn thế nữa, đây còn là vùng da hở, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường như khói bụi, ánh nắng và có cấu tạo khá mỏng nên nguy cơ bị mụn sẽ càng cao hơn các vùng da khác.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá đầu đen
Các bác sĩ chuyên khoa xin tổng hợp lại các nguyên nhân gây mụn đầu đen đáng chú ý nhất gồm:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông. Xảy ra nhiều hơn ở người có làn da dầu nhờn.
- Chế độ ăn uống với nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu,…
- Không uống đủ nước khiến tích tụ độc tố trong cơ thể và làn da sẽ dễ xuất hiện mụn trứng cá đầu đen và cả mụn viêm
- Mất cân bằng nội tiết do căng thẳng, bận rộn, ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt; tiết mồ hôi nhiều.
- Môi trường sống ô nhiễm, độ ẩm cao hay việc bạn không chú ý vệ sinh da cẩn thận, lười tắm, lười rửa mặt.
- Tự ý dùng thuốc không qua tư vấn của bác sĩ da liễu đặc biệt là sản phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid.
- Tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen.
Trong đó, nguyên nhân gây mụn trứng cá đầu đen cần được quan tâm nhiều nhất chính là việc da của bạn bị bẩn. Sự kết hợp của chất bã nhờn dưới các nang lông, khói bịu môi trườn và tồn dư của mỹ phẩm chăm sóc da sẽ khiến cho nhân mụn hình thành. Đến một lúc nào đó, nhân mụn sẽ thoát ra khoải bề mặt dà và có tiếp xúc với không khí nên sẽ chuyển từ không màu sang màu đen, dễ quan sát bằng mắt thường.
Mụn đầu đen có nguy hiểm không, tại sao cần trị mụn trứng cá đầu đen
Trứng cá đầu đen là loại mụn không viêm với đầu hở. Do đó, mụn không nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. Mụn đầu đen thường tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm của gương mặt và sẽ khiến cho da bị xuống cấp rất nhiều. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần thăm khám và điều trị mụn trứng cá đầu đen.
Ở các diễn biến khác, nếu trị mụn trứng cá đầu đen không khoa học có thể sẽ là cơ hội cho mụn viêm phát triển. Lúc này, ngoài mụn đầu đen bạn sẽ cần phải xử lý thêm các đám mụn viêm lớn, mụn bọc, mụn nang. Hậu quả cũng có thể là các vết sẹo mụn, thâm mụn trứng cá ở lại sau khi mụn đã biến mất.
Điều trị mụn đầu đen như thế nào là an toàn và hiệu quả
Mụn đầu đen là dạng mụn trứng cá cứng đầu không lại không quá nguy hiểm. So với việc điều trị mụn viêm, mụn bọc thì điều trị mụn đầu đen thường đơn giản hơn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng có thể tự mình điều trị mụn đầu đen tại nhà. Đã có không ít các trường hợp mụn đầu đen chuyển sang mụn bọc mủ chủ vì áp dụng sai phương pháp.
Các bác sĩ cho rằng, mọi cách chữa mụn trứng cá đầu đen tại nhà như dùng kem đánh răng, mật ong hay trứng gà mà các bạn trẻ đang áp dụng đều có thể phản tác dụng. Ngay cả việc trị mụn trứng cá đầu đen bằng baking soda đang được lan truyền cũng sẽ chẳng mang lại hiệu quả mà còn có thể gây hại cho da. Do đó, khi bị mụn đầu đen bạn nên quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ da của mình thay vì tìm kiếm một giải pháp điều trị trên mạng.
Một số các cách trị mụn trứng cá đầu đen ở mũi, má, trán, cằm… mà bạn có thể áp dụng, giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng mụn đầu đen ngay tại nhà gồm:
- Chú ý đến việc rửa mặt 2 lần mỗi ngày và luôn kết hợp với tẩy trang vào cuối ngày.
- Quan tâm hơn nữa đến việc tẩy da chết 2 lần mỗi tuần để thúc đẩy gom cồi mụn và làm sạch sâu hơn cho da.
- Chú ý bảo vệ da khi tiếp xúc với các tác nhân gây mụn đầu đen như khói bụi và ánh nắng mặt trời.
- Không đưa tay lên trên mặt và không tự ý lấy nhân mụn bởi điều này sẽ vô tình đưa vi khuẩn lên trên da và gia tăng nguy cơ mụn viêm.
- Hạn chế đồ uống chứa nhiều chất đường, cồn, cafein,… vì chúng không chỉ gây hại cho gan mà còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Không lạm dụng việc lột mụn trứng cá dầu đen đầu đen bởi phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, nó có thể khiến cho da bị tổn thương, nhạy cảm hơn và làm to lỗ chân lông…
Một vài chú ý khi nặn mụn trứng cá đầu đen
Với tình trạng lên mụn trứng cá đầu đen, chúng ta sẽ phải lấy nhân mụn thường xuyên. Bởi chỉ khi nhân mụn được làm sạch hoàn toàn thì mụn mới có thể biến mất vĩnh viên. Tuy nhiên, không nên xem nặn mụn trứng cá đầu đen là giải pháp điều trị mụn duy nhất. Chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá đầu đen tại nhà. Không nên có sự lạm dụng.