Các loại mụn trứng cá thường gặp ở mũi bao gồm: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn mủ, u nang. Tuy nhiên, không phải tất cả các vết sưng, đỏ ở mũi đều là mụn trứng cá, mà nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như mụn trứng cá, chẳng hạn như bệnh hồng ban.
Mụn trứng cá và bệnh hồng ban thường có các triệu chứng tương tự nhau, do đó rất khó để phân biệt. Cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tại sao vùng mũi dễ bị mụn?
Chiếc mũi là bộ phận trên khuôn mặt nhô cao nhất làm cân bằng và tạo vẻ thanh thoát cho gương mặt của con người. Chính vì vậy, đây là bộ phận chịu nhiều khói bụi và ô nhiễm nhất. Mũi cũng là nơi tập trung nhiều lỗ chân lông. Chính vì vậy đây là nơi có lượng bã nhờn tiết ra nhiều, làm xuất hiện mụn đặc biệt là mụn đầu đen và mụn cám. Để ngăn ngừa mụn ở mũi, bạn cần chú ý đến sự hoạt động của tuyến bã nhờn.
Nguyên nhân gây mụn trên mũi
– Lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều trên mũi cộng với bụi bẩn bám vào da mũi, dính lại trên các lỗ chân lông tạo thành mụn đầu đen.
– Da mặt có nhiều vi khuẩn, vi trùng do môi trường sống, vệ sinh da mặt không kỹ. Các loại vi khuẩn, vi trùng sẽ chui vào lỗ chân lông tạo thành các chất dư thừa.
– Do tác dụng phụ, kích ứng khi dùng thuốc ngừa thai, lithium, androgen, corticoid…
– Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi bước sang giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt hay mang thai. Lúc này, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn, viêm nang lông từ đó hình thành mụn trên mũi
– Tác động của thời tiết, khói bụi, nấm mốc làm da bị kích ứng gây nên mụn
– Tâm lý căng thẳng, stress, thức khuya, mất ngủ
– Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, uống rượu bia…
– Dùng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng. Cùng với cách chăm sóc da mặt không đúng cách tạo điều kiện cho mụn mọc trên mũi
Mụn ở mũi nói lên điều gì?
Khi mũi xuất hiện mụn đầu đen, mụn cám thì điều này khá bình thường bởi đây là nơi có lượng bã nhờn tiết ra nhiều. Tuy nhiên khi mũi xuất hiện mụn bọc, mụn nang bạn cần phải lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp cao.
Ngoài ra, đôi khi mụn ở mũi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Nếu mụn mọc ở dọc sống mũi, đây là dấu hiệu cho biết bạn đang có vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa. Nếu vị trí mụn ở hai bên sống mũi thì buồng trứng và cổ tử cung đang gặp trục trặc.
Những sai lầm trong cách chữa mụn ở mũi thường gặp
Nhiều người đã bỏ rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức để chữa mụn ở mũi nhưng không hiệu quả. Vì sao lại như vậy? Trong quá trình chữa mụn ở mũi, bạn đã mắc những sai lầm nghiêm trọng mà không hay biết. Đây chính là lý do khiến cách chữa mụn ở mũi của bạn không hiệu quả.
Dùng tay nặn mụn
Mụn ở mũi khi viêm sẽ sưng to và có mủ bên trong. Kèm theo đó là nốt mụn sưng đỏ và đau. Nhiều bạn vì muốn mụn xẹp thật nhanh đã ra sức dùng tay nặn mụn.
Nhưng bạn có biết tay có chứa hàng triệu vi khuẩn, vô tình bạn đã đưa vi khuẩn lên nốt mụn, gây gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó mụn có thể lây lan khắp khuôn mặt. Khi đó, bạn lại cần phải có cách ngăn ngừa mụn trên mặt riêng. Và điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.
Sử dụng sản phẩm chữa mụn kém chất lượng
Khi bị mụn ai cũng có tâm lý muốn mụn nhanh khỏi. Vì vậy, nhiều người đã dùng mỹ phẩm để ngừa mụn. Đây là hướng đi đúng đắn. Nhưng nếu sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, mụn sẽ trở nên tệ hơn. Do đó, khi chọn mua mỹ phẩm bạn nên mua những loại mỹ phẩm sạch, tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm, tem mác, chứng nhận an toàn.
Nếu sản phẩm có chứa thành phần Corticoid, Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben thì tuyệt đối không được sử dụng. Đây là những thành phần gây tình trạng mỏng da và viêm nhiễm da.
Một số thành phần chữa mụn ở mũi bạn có thể lựa chọn tham khảo như: Sulfur, Resorcin, Glycyrrhetinate Acid, Tocopherol Acetate, Salicylic Acid, Copper, Zinc, Magnesium,…. Các thành phần này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, kiểm soát nhờn, hạn chế mụn lây lan.
Biện pháp phòng ngừa mụn ở mũi
– Giữ vệ sinh và chăm sóc da đúng cách
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu hoặc dành riêng cho da mụn – Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ 2 lần mỗi ngày.
– Tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có các hạt phân tử thô, kích thước lớn.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng không gây mụn mỗi ngày.
– Sử dụng các sản phẩm trang điểm không gây kích ứng và mụn trứng cá.
– Hạn chế nặn hoặc tác động lên nốt mụn, tránh bị sẹo và nhiễm trùng da.