Nguyên nhân nào khiến mụn mọc ở vùng mông?
Do tắc nghẽn lỗ chân lông
Cũng giống như hầu hết các vùng da khác trên cơ thể, vùng da mông cũng có lỗ chân lông. Tế bào chết tích tụ kết hợp với bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Các nang lông bị tắc nghẽn đến mụn xuất hiện ở vùng da này.
Do viêm nang lông
Viêm nang lông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn đỏ, mụn viêm ở vùng mông. Khi một nang lông bị kích thích, nó sẽ bị đỏ và sưng lên. Các nốt sưng này có thể có đầu trắng và trông giống như mụn trứng cá. Những vết sưng này đôi khi gây đau hoặc ngứa.
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông:
- Quần áo bó sát sẽ cọ xát vào da và gây kích ứng các nang lông. Dẫn đến mọc mụn ở mông.
- Đồ lót làm từ chất liệu không thoáng khí như nylon hoặc polyester. Chúng giữ lại mồ hôi trên da và gây viêm nang lông.
- Các loại vi khuẩn xâm nhập vào nang lông
- Viêm nang lông có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên da do:
- Ngâm trong bồn tắm hoặc hồ bơi quá lâu, đặc biệt là khi chúng không được vệ sinh đúng cách.
Do bệnh dày sừng trên da
Đây là một nguyên nhân khác gây mọc mụn ở mông. Những vết sần sùi, thô ráp trên da bạn có thể do bệnh dày sừng gây ra. Đây là một tình trạng khá phổ biến về da. Nó gây ra các nốt mụn nhỏ có màu da hoặc đỏ trên bề mặt da.
Những vết sưng này phát triển khi keratin (chất sừng) tích tụ xung quanh lỗ chân lông. Không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh dày sừng. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và khỏi hẳn sau khi trưởng thành. Bệnh dày sừng tuy rất khó chịu, thế nhưng nó hoàn toàn vô hại.
Do khối áp xe ở da
Nếu bạn có một nốt mụn lớn và đau, bạn có thể đã bị áp xe da. Khối áp xe phát triển khi nang lông bị nhiễm trùng.
Tụ cầu khuẩn là thủ phạm phổ biến gây ra áp xe da. Một số vi khuẩn khác như Streptococcus hoặc Pseudomonas cũng có thể là nguyên nhân. Bên cạnh đó, mặc dù hiếm gặp, nhưng nấm cũng có thể gây mụn mọc ở vùng mông.
Lúc mới hình thành, loại mụn này khá nhỏ và sau đó nhanh chóng phát triển thành mụn lớn. Và nó khá đau. Chúng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Và vùng mông là vị trí phổ biến nhất.
Làm sao để trị mọc mụn ở mông
Tẩy tế bào chết body
Giữ cho các nang lông không bị tắc nghẽn sẽ giúp làn da của bạn luôn mịn màng. Do đó, tẩy da chết thường xuyên là phương pháp vô cùng hiệu quả. Kem tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các mảng da chết và tăng tốc độ tái tạo tế bào. Đồng thời các sản phẩm cao cấp còn giữ ẩm cho da. Và chúng đặc biệt hữu ích đối với bệnh dày sừng.
Bạn đang cần tìm sản phẩm tẩy da chết body hiệu quả và dịu nhẹ với da? Bạn đang lo lắng liệu tình trạng mọc mụn ở mông có thể dùng tẩy da chết hay không? Hãy thử kem tẩy tế bào chết Dermalogica Thermafoliant Body Scrub cao cấp. Chiết xuất trà xanh trong công thức giúp làm dịu cảm giác viêm rát do mụn viêm ở vùng mông. Sản phẩm có công dụng loại bỏ các tế bào chết. Nhờ đó ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông ở vùng da này. Đồng thời cải thiện các vấn đề về da, giúp mụn vùng mông nhanh khô và giảm đi rõ rệt.
Chườm nóng
Bạn có thể cải thiện các khối áp xe trên da bằng những phương pháp đơn giản tại nhà. Chườm ấm là một trong những cách khá hiệu quả mà bạn nên thử. Biện pháp này có thể giúp các nốt mụn giảm sưng và nhanh khô hơn. Tuy nhiên, bạn phải áp dụng thường xuyên mới nhận thấy sự khác biệt
Thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt
Thay đổi một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày không thể hoàn toàn ngăn ngừa mụn. Tuy nhiên, chúng có thể giúp bạn giảm thiểu mọc mụn ở mông.
- Tắm sau khi bạn đổ mồ hôi. Mồ hôi có thể gây kích ứng các nang lông và khiến da bạn dễ nổi mụn. Vì vậy, đừng mặc quần tập yoga của bạn sau khi tập luyện.
- Chuyển sang đồ lót bằng vải cotton. Chất liệu cotton thoáng khí tốt hơn chất liệu tổng hợp.
- Làm sạch da nhẹ nhàng. Việc chà xát sẽ gây kích ứng các nang lông đã bị viêm. Từ đó làm cho tình trạng mọc mụn ở mông nặng hơn, mụn đỏ và to hơn. Thay vào đó, hãy tẩy tế bào chết và thoa sữa tắm nhẹ nhàng lên da. Sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần làm mịn da như Alpha Hydroxy Acid.
- Đừng nặn hoặc sờ vào các nốt mụn. Điều này có thể làm cho mụn bùng phát nặng hơn. Dẫn đến làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên mặc quần áo bó sát. Những loại quần áo này sẽ cọ xát vào da, gây kích ứng nang lông và hình thành mụn.