Trước khi đi tìm các cách chữa mụn cho bà bầu thì chị em cần hiểu rõ vì sao cơ thể phát sinh mụn trong giai đoạn này.

1. Thay đổi nội tiết tố

Đây được cho là nguyên nhân cơ bản nhất và chủ yếu nhất diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nồng độ hormone nội tiết càng tăng cao, da của mẹ bầu sẽ càng tiết ra nhiều sebum – chất dầu nhờn tự nhiên của da. Chúng hoạt động mạnh mẽ hơn, làm tăng lượng dầu thừa trên bề mặt da gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn, nấm men sinh sôi và gây mụn. Tuy nhiên, tình trạng mụn sẽ nhanh chóng thuyên giảm từ tháng thứ 4 khi nồng độ nội tiết tố có xu hướng ổn định trở lại.

2. Hệ miễn dịch suy yếu

Có một sự thật là trong thời kỳ mang thai cả thể trạng và hệ miễn dịch của nữ giới đều có xu hướng giảm. Sự suy giảm này có thể khiến cho làn da của chị em trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây mụn trong thai kỳ.

3. Thân nhiệt tăng cao

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nổi mụn trong thai kỳ. Lý do khiến bà bầu có thân nhiệt cao hơn người bình thường là do tăng hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất khiến cơ thể sinh ra nhiệt nhiều hơn.

Để điều hòa thân nhiệt, làn da của bà bầu có xu hướng bài tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn. Hiện tượng này có thể tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh và gây ra mụn ở đầu thai kỳ.

4. Mệt mỏi, stress khi mang thai

Có không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng mệt mỏi, stress khi mang thai. Từ đó dẫn đến thiếu ngủ, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài, hệ lụy là chức năng thải độc tố của gan thận bị suy giảm theo. Điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai kỳ mà còn làm phát sinh các triệu chứng trên da, thường gặp nhất là nổi mụn.

Lo lắng và căng thẳng là vấn đề không thể tránh khỏi khi mới mang thai – đặc biệt là ở những người lần đầu tiên làm mẹ. Lúc này, da có xu hướng đen sạm, lỗ chân lông mở rộng và tăng tiết bã nhờn. Nếu không vệ sinh kỹ, lượng bã nhờn, da chết và bụi bẩn có thể tích tụ trong nang lông và kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn yếm khí P. acnes.

Bà bầu nổi mụn có ảnh hưởng gì không?

Phụ nữ có thai bị nổi mụn về cơ bản sẽ không gây hại trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé vì đây là hiện tượng thông thường trong thai kỳ. Hầu hết, tình trạng này sẽ được cải thiện sau 3 tháng đầu, tới khi sinh con xong thì các nốt mụn cũng dần biến mất.

Tuy nhiên, một số bà bầu bị nhiều mụn kéo dài trong suốt thai kỳ khiến tâm lý bị ảnh hưởng. Tâm trạng không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng, nhiều người còn bị tự kỉ. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, áp lực. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Cách chữa mụn cho bà bầu

Các sản phẩm dưỡng da chứa thành phần là các chất hóa học và các kim loại nặng có thể gây nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra, làn da của chị em trong gia đoạn mang bầu cũng rất nhạy cảm, dễ kích ứng hơn với các chất. Do đó, khi bị mụn, mẹ bầu nên chăm sóc da mặt đúng cách và sử dụng phương pháp chữa tự nhiên để đảm bảo an toàn.

 1. Làm sạch da

Việc giữ cho làn da luôn sạch và đủ độ ẩm là điều cần thiết để có được làn da khỏe mạnh. Do đó, trong thời kỳ mang thai, chị em nên duy trì rửa mặt 2 lần/ngày, nên lựa chọn sữa rửa mặt lành tình, có chiết xuất từ tự nhiên, không hương liệu để đảm bảo an toàn cho da mẹ và em bé.

Sữa rửa mặt thảo mộc làm sạch da, góp phần làm sáng da và hỗ trợ ngăn ngừa mụn.

2. Bổ sung vitamin C

Vitamin C rất quan trọng trong quá trình chữa mụn cho bà bầu. Bởi nó tham gia vào quá trình sản xuất collgen, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Do đó, chị em khi mang bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm hằng ngày sẽ giúp làn da chống lại sự tổn thương do oxy hóa, cải thiện tình trạng mụn.

bo-sung-vitamin-bang-hoa-qua

 3. Mặt nạ hỗ trợ trị mụn

Đối với mặt nạ dưỡng da, chữa mụn dành cho bà bầu nên là loại mặt nạ từ các nguyên liệu tự nhiên. Có thể nó sẽ không mang lạ hiệu quả nhanh chóng nhưng là phương pháp làm đẹp da an toàn, hiệu quả nếu kiên trì thực hiện.

Cụ thể, giai đoạn thai kỳ bị mụn, mẹ bầu có thể sử dụng mặt nạ từ tinh bột nghệ và mật ong, mặt nạ từ sữa chua, mặt nạ khoai tây và mật ong,… đều có tác dụng dưỡng ẩm, làm sạch da, diệt khuẩn gây mụn hiệu quả. Bạn nên làm sạch da trước khi đắp mặt nạ, để hỗn hợp trên da tối đa 20 phút rồi rửa mặt lại với nước.

4. Cách chữa mụn cho bà bầu xông mặt bằng thảo mộc

Một cách nhanh chóng và đơn giản nhất để thông thoáng lỗ chân lông và chữa mụn cho bà bầu chính là xông mặt. Xông mặt không những giúp thải độc da mà còn kích thích hình thành collagen giúp da trở nên đẹp mịn màng. Mỗi tuần, mẹ bầu chăm chỉ xông mặt 2-3 lần sẽ giúp thải độc tố hiệu quả và giúp da hồng hào thoáng sạch.

Một số công thức xông da mặt hiệu quả bà bầu có thể thực hiện đơn giản ngay tại nhà là:

– Xông mặt bằng sả + chanh + gừng: tinh dầu sả giúp da sạch, thư giãn tinh thần. Vitamin C và tinh dầu trong chanh và vỏ chanh giúp da sáng mịn và hồng hào. Gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có công dụng trị mụn, chống lão hóa da.

– Xông mặt bằng muối: Trong muối có chứa những khoáng chất có lợi cho da như canxi, kẽm, i-ốt có tác dụng chống viêm, làm lành tổn thương da, tái tạo làn da, duy trì độ ẩm ướt cho da, ngăn cản sự tăng tiết nhờn, nhờ đó mụn không có cơ hội quay lại.

Cách chữa mụn cho bà bầu từ bên trong

– Như đã nói ở trên, phụ nữ có thai bị nổi mụn là do thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, cách để cải thiện nhanh chóng tình trạng này là cân bằng nội tiết. Trước hết là thông qua chế độ ăn uống, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, pmega-3 (có trong cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt,…)

– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại ra màu xanh đậm, hoa quả.

– Tránh ăn đồ ăn nhanh, những chất quá béo, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đồ uống chứa nhiều caffeine và các chất kích thích như chè, rượu bia… gây rối loạn nội tiết tố nữ.

– Bổ sung vitamin B, vitamin E… để dưỡng da khỏe mạnh, tránh bị vi khuẩn tấn công gây mụn.

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tạo thói quen sinh hoạt, làm việc, đúng giờ giấc, không thức quá khuya.