Da khô là tình trạng gì?
Da khô là 1 trong những loại da thường gặp ở rất nhiều người. Kể cả nam và nữ.
Da khô là loại da dễ bị khô và thường cảm thấy thô ráp, căng da tại một số vùng. Da khô do thiếu độ ẩm ở lớp biểu bì và bề mặt của da gây nên.
Nguyên nhân là do lượng dầu tiết ra không đủ để cân bằng cũng như kiểm soát độ ẩm của da. Điều này trái ngược hoàn toàn với da dầu (làn da tiết nhiều dầu thừa).
Đặc điểm của làn da khô
Có 1 số đặc điểm bạn sẽ dễ dàng nhận biết làn da khô.
Da khô rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ, đặc biệt là trong những ngày mùa đông. Hầu như da khô lúc nào cũng trông cảm giác sần sùi, xỉn màu và nhìn không được mịn màng.
Đặc biệt, nếu da khô không được chăm sóc kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể khiến da nhanh lão hóa hơn, dễ xuất hiện nếp nhăn, nếp gấp trên mặt.
Vì sao da mặt khô rát?
Có nhiều nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài gây ra tình trạng khô da. Nhưng tựu chung tất cả đều làm cho da mất nước. Và mức độ da khô sẽ phụ thuộc vào số lượng cũng như cường độ tác động của các yếu tố sau đây.
Nguyên nhân bên ngoài
Các tác động từ môi trường và phương pháp chăm sóc da là các nguyên nhân chính từ bên ngoài gây ra tình trạng da khô ráp.
+ Thời tiết khắc nghiệt như nóng đột ngột, lạnh đột ngột hay không khí khô khiến làn da trở nên khô sần.
+ Các triệu chứng khô da thường diễn biến nặng hơn khi thay đổi các mùa, như mùa đông hoặc mùa hè.
+ Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhanh quá trình da lão hóa và khiến da dễ bị khô hơn khi lão hóa.
+ Trong quá trình chăm sóc da, việc tắm gội lâu với nước nóng có thể làm mất đi lớp màng lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da. Điều này sẽ tác động đến tình trạng da khô.
+ Chăm sóc da không đúng cách bằng việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da khô không phù hợp. Hay dùng các loại xà phòng mạnh làm mất đi các lipid tự nhiên khiến da khô sạm.
+ Một số loại thuốc có thể làm thay đổi sự cân bằng độ ẩm trong da. Đây cũng là một nhân tố có thể gây khô da.
Nguyên nhân bên trong
+ Các yếu tố di truyền. Mỗi người sẽ có một bộ gen quyết định đặc điểm của da như sắc tố, độ ẩm và nồng độ lipid khác nhau trong da.
+ Các tác nhân về nội tiết tố. Khi lượng nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi (như thời kỳ mãn kinh, giai đoạn dậy thì…) mức cân bằng độ ẩm trong da có thể bị ảnh hưởng. Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể suy giảm và khiến da khô hơn.
+Tuổi tác là vấn đề không thể tránh khỏi khiến làn da khô hơn. Khi chúng ta già đi, các lipid của da sẽ giảm đi, điều này khiến da dễ khô và dễ hình thành các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim…
+ Lão hóa da thường xảy ra do tuổi tác. Đôi khi việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím mà không có biện pháp chống nắng, bảo vệ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, dẫn đến da khô, hình thành nếp nhăn sớm.
+ Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, thiếu hụt các vitamin và axit béo không bão hòa sẽ khiến tình trạng khô da xuất hiện.
+ Độ ẩm trên da phụ thuộc vào sự cân bằng nước trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng da khô.
Da mặt khô rát phải làm sao? Giải pháp nào cải thiện da khô?
Da mặt khô rát phải làm sao để khắc phục nhanh? Có rất nhiều cách phục hồi hiệu quả tình trạng da khô. Hãy kiên trì áp dụng các phương pháp ngay sau đây để lấy lại làn da mịn màng, mềm mượt như mong muốn nhé.
1. Tránh xa các tác nhân gây hại cho làn da
Như trên đã đề cập, có rất nhiều tác nhân bên ngoài gây hại cho da, khiến da khô rát hơn. Vì thế mà chúng ta cần tránh xa các tác nhân sau đây.
+ Hạn chế tối đa việc ở ngoài trời khi thời tiết nóng hay lạnh.
+ Không nên sử dụng nước nóng để tắm gội, rửa mặt quá lâu.
+ Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hương liệu, phẩm màu hay chất bảo quản để tránh gây kích ứng da.
+ Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cần đảm bảo bảo vệ làn da bằng các biện pháp chống nắng như bôi kem chống nắng, sử dụng viên uống chống nắng nội sinh…
2. Làm sạch da khô đúng cách
Không chỉ da khô mà bất cứ loại da nào thì bạn vẫn cần chú ý đến việc làm sạch da. Vì đây là một trong những bước chăm sóc da cơ bản nhưng cực kì quan trọng trong quy trình dưỡng da hàng ngày.
Hãy chọn một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, sữa rửa mặt dành cho da khô để chăm sóc da khô hiệu quả hơn.
Nên chọn sữa rửa mặt dạng gel hoặc kem cho da khô. Thành phần có trong sữa rửa mặt nên chứa các hoạt chất giữ ẩm, cấp ẩm để phục hồi độ ẩm cần thiết cho da khô.
Với một làn da sạch khỏe, có hàng rào bảo vệ bề mặt da hoạt động tốt sẽ giúp hấp thu và giữ ẩm hiệu quả hơn cho làn da khô.
3. Dưỡng ẩm cho da khô
Da mặt khô rát phải làm sao? Dưỡng ẩm cho da khô chứ còn sao nữa! Đây là một trong những bước chăm sóc da khô không thể bỏ quên đối với những chị em sở hữu làn da khô.
“Chìa khóa” của việc dưỡng ẩm cho da khô là bổ sung các nhân tố giữ ẩm tự nhiên; sửa chữa lại hàng rào lipid bị tổn thương và ngăn ngừa độ ẩm bị mất. Khi làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ khắc phục được tình trạng khô, làm giảm cảm giác khô rát hay căng tức.
Phương pháp ưu tiên để chăm sóc da khô hằng ngày là lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm để chăm sóc da thường xuyên.
Đối với da khô, chúng ta cần ưu tiên lựa chọn các dòng kem dưỡng ẩm chứa dầu tự nhiên. Như ceramides, squalane, dầu bơ, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu hướng dương…
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các dòng serum dưỡng ẩm. Với đặc tính đậm đặc hơn so với kem dưỡng thông thường, các loại serum này sẽ hỗ trợ giữ ẩm, cấp ẩm tốt hơn; bổ sung dưỡng chất giúp da căng mịn. Song song đó còn có thể giúp cải thiện tốt các vấn đề lão hóa trên da.
4. Tẩy tế bào chết để loại bỏ da khô dư thừa
Da tự nhiên tạo ra các tế bào mới và loại bỏ các tế bào cũ. Chúng thường tự thay thế trong vòng khoảng một tháng. Khi các tế bào da chết bị mắc kẹt trên bề mặt da, các bạn sẽ nhận thấy các mảng da khô và lỗ chân lông bị tắc.
Thực hiện tẩy tế bào chết giúp làm sạch da chết, làm giảm các mảng khô, sần sùi và cải thiện kết cấu tổng thể của da.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc lạm dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết sẽ khiến tình trạng da khô trở nên trầm trọng hơn. Những người sử dụng sản phẩm tẩy da chết lần đầu tiên nên thử nó trên một vùng da nhỏ trên khuôn mặt. Và đợi vài ngày để xem phản ứng của da trước khi sử dụng cho toàn bộ mặt.
Nên tránh tẩy tế bào chết hàng ngày vì điều này có thể gây kích ứng và làm khô da. Chỉ nên thực hiện tối đa 2-3 lần/tuần.
5. Tập thói quen tắm tốt hơn
Tốt nhất nên dùng nước ấm, không nên dùng nước nóng khi tắm hoặc rửa mặt. Vì nước nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên hạn chế tắm vòi sen và tắm trong vòng 5–10 phút hoặc ít hơn để giúp chữa lành da khô.
Sau khi tắm hoặc rửa mặt nên thoa ngay kem dưỡng ẩm để giúp khóa ẩm.
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy điều hòa không khí (AC) và thiết bị sưởi thường xuyên chạy trong nhà sẽ lấy đi độ ẩm từ không khí và da.
Nếu bạn có da mặt khô hãy thử hạn chế sử dụng AC và máy sưởi. Đồng thời, bắt đầu sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà.
7. Chỉ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không có mùi thơm
Một số sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như xà phòng khử mùi, quá khắc nghiệt đối với da khô rát, nhạy cảm. Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nhãn “aroma-free”.
Nếu bạn nhìn thấy từ “unscented” trên sản phẩm thì không nên chọn. Bởi chúng có thể chứa các hóa chất giúp trung hòa hoặc che giấu mùi của các thành phần khác. Những hóa chất này sẽ gây kích ứng da khô, nhạy cảm.