Thế nào là làn da mỏng ?
Cấu tạo của da có 3 lớp với các vai trò khác nhau:
- Lớp hạ bì ở trong cùng được tạo thành từ các mô, chất béo và tuyến mồ hôi.
- Lớp trung bì là lớp tiếp theo chứa các dây thần kinh và cung cấp máu.
- Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng như một rào cản chống lại bụi bẩn và vi khuẩn
Cấu tạo da.
Trong đó tầng hạ bì vô cùng quan trọng bởi nó chứa collagen và elastin, quyết định 90% độ dày của da. Bên cạnh đó, hạ bì còn là lớp duy trì sự linh hoạt và đàn hồi cho làn da.
Ngoài lý do tuổi tác tăng cao làm mất đi lớp collagen và Elastin thì trong quá trình sinh hoạt hay sử dụng mỹ phẩm không an toàn hoặc do bệnh lý da như mụn cũng khiến da mất đi collagen va Elastin da trở nên mỏng đỏ, kém đàn hổi, nhạy cảm và dễ tổn thương.
Vì vậy da bị mỏng phải làm sao? Chắc chắn là phải tìm cách bổ sung collagen và Elastin rồi, ngoài ra còn một vài cách khác sẽ được bật mí sau.
Dấu hiệu nhận biết da mặt mỏng
Có nhiều nguyên nhân khiến da mỏng vì vậy da mỏng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Chỉ bằng mắt thường chúng ta vẫn có thể nhận biết được làn da có đang bị mỏng hay không.
Da thường xuyên ửng đỏ: Da mỏng rất dễ bị ửng đỏ khi tiếp xúc với bất kì tác nhân nào như việc bạn rửa mặt, ra nắng, trời nóng, vận động,…cũng khiến làn da nhanh chóng ửng hồng.
Da mặt mỏng thấy rõ mao mạch: Đây là hiện tượng dễ dàng quan sát nhất ở những người da mỏng. Mạch máu, gân xanh nổi lên và nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.
Da dễ tổn thương: da mỏng rất dễ tổn thương chỉ cần va chạm nhẹ da mặt mỏng sẽ nhanh chóng bị trầy xước và để lại thẹo. Da cơ thể thì rất nhanh bị bầm tím.
Da khô ráp, dễ bong tróc: Lớp biểu bì của da không dày và lượng chất béo cũng ít hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, ca thường xuyên có cảm giác khô ráp khó chịu, nếu không dưỡng ẩm thường xuyên dễ xảy ra bong tróc, nứt nẻ.
Một số biểu hiện khác như: lỗ chân lông to, da kém đều màu,…
Muốn giải quyết vấn đề da bị mỏng phải làm sao thì bạn cần xác định được nguyên nhân vì sao làn da mình lại bị mỏng. Như vậy mới tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Nguyên nhân khiến da bị mỏng
Di truyền
Nếu gia đình bạn có ai sở hữu làn da mỏng, nổi mao mạch thì khả năng rất cao là bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng da bị nổi gân máu.
Do quá trình lão hóa
Theo thời gian, làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Đây là một quá trình tự nhiên không ai có thể tránh khỏi. Phụ nữ sau 30 tuổi sẽ mất dần đi Collagen và Elastin. Hai yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự đàn hồi và săn chắc da. Vì thế càng lớn tuổi bạn càng thấy da mình mỏng hơn, thấy rõ gân máu; da chảy xệ hơn…do thiếu hụt collagen.
Lão hóa là nguyên nhân da mỏng yếu.
Ánh nắng mặt trời
Phần lớn các thương tổn đối với lớp hạ bì, như nếp nhăn, chảy xệ, da mỏng hay những đốm đồi mồi xuất hiện đều liên quan đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, bạn sẽ nhận ra những tác hại đáng sợ này. Tia tử ngoại có trong ánh nắng sẽ tác động phá vỡ collagen ở lớp hạ bì, làm giảm độ đàn hồi gây mỏng da và nổi mạch máu.
Da mỏng dễ nhận thấy nhất trên bàn tay, cánh tay và mặt. Đây là những phần cơ thể mà bạn không được che chắn kĩ.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều chất lột tẩy, làm trắng như corticoid; hay chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo màu…sẽ khiến da bị bào mòn nhanh chóng mất đi lớp hàng rào bảo vệ. Từ đó làn da trở nên mỏng manh hơn trông thấy.
Dùng thuốc trong điều trị y tế
Nhiều loại thuốc sử dụng trong điều trị y tế có thể gây ra tác dụng không mong muốn như làm mỏng da. Đặc biệt, nguy cơ này tăng cao hơn nếu bạn thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc như: Corticosteroid uống, Steroid dạng kem hoặc thuốc mỡ, Aspirin, thuốc làm loãng máu…
Đối với nguyên nhân này, bạn có thể kiểm soát được bằng cách thông báo với bác sĩ khi nghi ngờ thuốc đang dùng làm da mỏng yếu hơn. Khi ngưng thuốc thì làn da có thể hồi phục lại.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Dưới đây là những thói quen xấu khiến làn da đối mặt với tình trạng lão hóa sớm:
Sử dụng nhiều rượu bia.
Hút thuốc lá, các chất kích thích có hại cho da.
Ăn nhiều chất béo và ít rau củ quả làm cho da thiếu dưỡng chất và vitamin.
Da mặt mỏng do nổi mụn
Mụn trứng cá khi xuất hiện trên da cũng tương tự như một vết thương hở ngoài da.
Sau khi điều trị mụn, vết thương liền miệng lại sẽ đồng nghĩa với việc vùng da xung quanh kéo căng ra. Vì như vậy có thể khiến làn da chúng ta mỏng và nhạy cảm hơn.
Trong trường hợp mụn nổi thường xuyên và liên tục sẽ càng tạo áp lực nặng nề cho da. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không do đến tình trạng da ngày càng mỏng, dễ kích ứng.
Da bị mỏng phải làm sao? Cách khắc phục da mỏng yếu
Nếu không tính đến việc làn da mỏng bạn sở hữu là do di truyền; mà là do những nguyên nhân còn lại thì tự nhiên da bị mỏng phải làm sao? Việc đầu tiên bạn cần làm là ngừng hết các sản phẩm chăm sóc da bạn đang dùng; nhất là cần loại ngay những sản phẩm chứa chất làm trắng hay các hoạt chất mạnh như BHA, Retinol, Tretinoin,… cũng nên dừng lại.
Da mỏng do di truyền hay vì bất kì lý do gì thì các bạn cũng nên bắt đầu tập trung “công cuộc” phục hồi làn da.
Các hoạt chất các bạn cần tham khảo là Vitamin B5 (chuyên phục hồi da tổn thương); Niacinamide – Ceramide (dưỡng ẩm, phục hồi da); chiết xuất rau má; các hoạt chất cấp ẩm cho da như Glycerin, Hyaluronic acid (HA), vitamin E. Ngoài ra hãy tìm cách để phục hồi và bổ sung lượng collagen elastin.
Tuyệt chiêu skincare cho da mỏng yếu
Chăm sóc như thế nào đối với làn da mỏng yếu?
1/ Đừng quên bước làm sạch trong chu trình dưỡng da
Hằng ngày, làn da phải đối mặt với nhiều tác động gây hại như khói bụi, bụi bẩn, kem chống nắng hay lớp trang điểm. Dù da thường hay da mỏng yếu, nếu không lấy đi những bụi bẩn, vi khuẩn…tồn động trên da sẽ khiến lỗ chân lông bứt bí, sinh mụn và gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Đối với da mỏng yếu, bạn càng phải chú trọng đến bước làm sạch. Tẩy trang và dùng sữa rửa mặt là 2 bước làm sạch không thể bỏ qua. Lưu ý, hãy chọn dưỡng sản phẩm làm sạch được chiết xuất từ tự nhiên, lành tính và thiết kế phù hợp cho da mỏng yếu để đảm bảo quá trình sử dụng an toàn và hiệu quả cho làn da.
2/ Cân bằng da
Cân bằng độ pH với toner là bước tiếp theo cần thực hiện sau khi làm sạch xong làn da. Vì sao cần bước toner sau khi làm sạch? Vì hầu hết cả dòng sữa rửa mặt có độ pH từ 7 trở lên. Bởi thế, chỉ mất khoảng 1 giây khiến độ pH làn da thay đổi khi làm sạch với sữa rửa mặt. Do đó, sử dụng toner/nước hoa hồng là điều kiện tất yếu để cân bằng da khỏe mạnh.
3/ Dưỡng ẩm cho da
Với làn da mỏng yếu, những loại kem dưỡng có chứa vitamin A, E hay collagen sẽ có lợi trong quá trình chăm sóc da.
Vì vitamin E giúp bổ sung dưỡng chất dồi dào cho da; vitamin A có khả năng ngừa quá trình da mỏng. Đồng thời collagen giúp phục hồi độ đàn hồi tự nhiên của da.
4/ Làm dịu và phục hồi da
Chúng ta không thể chăm sóc làn da mỏng yếu theo cách đơn thuần chỉ cấp nước, dưỡng ẩm. Như thế là không đủ.
Sử dụng các dòng kem dưỡng, serum phục hồi là bước dưỡng cực kì quá trọng để cải thiện làn da mỏng yếu trở nên khỏe mạnh hơn.
5/ Kem chống nắng
Ngoài sử dụng các sản phẩm chuyên cấp ẩm và phục hồi. Kem chống nắng cũng là bước cực kì quan trọng với da. Giúp ngăn chặn tác hại của các tia UV, ánh sáng độc hại tới da. Vì vậy hãy bôi kem chống nắng đều đặn mỗi ngày nhé.
Không chỉ áp dụng các bước skincare vừa kể trên, bạn cần kết hợp song song với việc ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây, rau xanh đậm màu, bổ sung vitamin C…để phục hồi da và giúp da khỏe mạnh từ bên trong.
Nhiều thành phần cần thiết cho làn da khỏe mạnh được tìm thấy trong trái cây, rau, cá, dầu và thịt. Vì vậy, để tối ưu hiệu quả chăm sóc da khỏe mạnh từ bên trong, bạn cần nghiên cứu thực phẩm nào phù hợp để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhé.
Bí quyết ngăn ngừa da bị mỏng, tổn thương
Bạn không thể đảo ngược tất tần tật các triệu chứng thương tổn trên da. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa da tổn thương thêm và đẩy lùi lão hóa sớm khi thực hiện nghiêm túc những lưu ý sau:
Bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng từ SPF 30 hàng ngày cho vùng da không mặc quần áo.
Không hút thuốc, uống rượu bia.
Tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe và làn da khỏe mạnh.
Làm sạch da nhẹ nhàng và thường xuyên; đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi.
Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để khóa độ ẩm cho da, từ đó giúp duy trì diện mạo làn da căng mềm, mịn màng tự nhiên.
Ngừng sử dụng các sản phẩm khiến da bị châm chích hoặc bỏng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.