Vai trò của Kẽm đối với làn da
Kẽm có đặc tính kháng viêm giúp làm giảm trình trạng mẩn đỏ, kích ứng liên quan đến mụn trứng cá vừa đến nặng, khắc phục các tình trạng viêm da, thậm chí kẽm còn hỗ trợ cho quá trình điều trị sẹo mụn.
Vai trò của Kẽm đối với làn da
Bổ sung kẽm giúp kích thích sản sinh lượng Vitamin A cho cơ thể, điều chỉnh nội tiết tố, giảm viêm mụn lẫn bít tắt lỗ chân lông, giảm sự hoạt động của tuyến bã nhờn,… những nguyên nhân chính gây ra mụn.
Cung cấp kẽm mỗi ngày thông qua nhiều hình thức khác nhau giúp duy trì chức năng miễn dịch, đông máu, làm lành vết thương, tổng hợp các protein, hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen và phân chia tế bào DNA. Bạn có thể bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc trực tiếp bằng viên uống bổ sung.
Bạn có thể nhận biết làn da thiếu kẽm thông qua một số biểu hiện cơ bản sau: Da xuất hiện mụn áp dụng nhiều phương pháp điều trị mà không hết, rụng tóc, ăn uống không ngon miệng, vết thương chậm lành,….
Mức độ ảnh hưởng của kẽm trong quá trình điều trị mụn
Trước những đặc tính mà kẽm mang lại chúng được ứng dụng rất nhiều trong quá trình điều trị mụn. Đối với các dạng viêm và vi khuẩn gây mụn, uống kẽm hoàn toàn có hiệu quả khi tác động kể cả những người bị mụn trứng cá mức độ nhẹ. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ cho người dùng như buồn nôn, ói mửa,..
Ảnh hưởng của kẽm trong quá trình điều trị mụn
Bạn có thể bổ sung kẽm vào cơ thể thông qua cả đường uống và đường bôi. Đối với tình trạng mụn trứng cá nhẹ như mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng,… thì chỉ cần sử dụng kẽm dạng bôi là đủ. Nhưng khi bị mụn trứng cá nặng thì nên bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Uống kẽm để trị mụn là phương pháp không được ưu tiên lựa chọn vì rất khó giải quyết tận góc tình trạng mụn, việc uống kẽm chỉ nên được bổ sung để hỗ trợ trong quá trình điều trị chứ không thể thay thế những phương pháp trị mụn truyền thống.
Tuy nhiên để xác định rằng bạn có phù hợp cho việc bổ sung kẽm hay không, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu, vì việc điều trị mụn từ kẽm còn phải tùy thuộc vào tình trạng mụn, thói quen ăn uống và cả thể trạng của bạn.
Uống kẽm như thế nào để mang lại hiệu quả?
– Đối với người bình thường có thể hấp thụ 8 – 10 mg kẽm/ngày. Không nên hấp thụ quá 40 mg kẽm trong một ngày vì có thể bị buồn nôn, đau bụng, nhức đầu,…Bạn không nên dùng hàng ngày chỉ uống khi cơ thể thiếu kẽm và không uống qua liều lượng cho phép.
Uống kẽm như thế nào để mang lại hiệu quả?
– Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm là khoảng 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn và nên uống vào buổi sáng, nếu bị đau dạ dày bạn có thể uống kẽm trong bữa ăn.
– Không nên dùng chung với các khoáng chất khác như canxi, sắt, magie,… Nếu vẫn muốn sử dụng nên dùng chúng cách xa nhau, ít nhất là 2 giờ.
– Trong thời gian uống kẽm bạn có thể bổ sung thêm vitamin A, C, B6,.. để tăng khả năng hấp thụ kẽm, đặc biệt không sử dụng rượu bia trong thời gian uống kẽm.
– Khi uống kẽm mà tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm thì có thể nguyên nhân gây ra mụn không bắt nguồn từ thiếu kẽm, mà do nhiều nguyên nhân khác như vệ sinh không đúng cách, bụi bẩn, stress,…
– Ngoài việc dùng viên kẽm uống, bạn cũng nên kết hợp với việc duy trì chế độ ăn cân đối để cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.