Lăn kim trị mụn là gì?
Lăn kim là phương pháp làm đẹp sử dụng con lăn hoặc bút lăn với những đầu kim siêu nhỏ di chuyển và tác động trực tiếp trên bề mặt da trong một khoảng thời gian nhất định. Việc lăn kim chủ đích là để tạo ra các tổn thương giả trên bề mặt da, thông qua đó cơ thể sẽ kích thích khả năng tự chữa lành bằng cách tăng sinh các tế bào da mới, tăng sinh collagen và elastin tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, việc tác động gây những tổn thương nhỏ trên bề mặt da cũng phải được kiểm soát ở mức độ cho phép để các mô tế bào không bị phá vỡ và lớp màng bảo vệ da không bị ảnh hưởng.
Tác dụng thực tế của trị mụn bằng lăn kim
Lăn kim không chỉ giúp tăng sinh collagen, tái tạo tế bào mới mà nó còn tạo cơ hội cho da tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cao hơn thông thường. Do đó trong điều trị mụn, thông thường sau lăn kim, các spa, thẩm mỹ sẽ sử dụng tinh chất đặc trị mụn để khắc phục tình trạng mụn, đẩy mụn ra ngoài, mụn nhanh khô cồi. Song song đó nó còn có thể hỗ trợ phục hồi các tình trạng da sau mụn như: sẹo, rỗ, thâm mụn, lỗ chân lông to….
Lăn kim trị mụn có tốt không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm dành cho phương pháp điều trị này. Do là một phương pháp làm đẹp đang “hot” nên có rất nhiều các cơ sở spa/ thẩm mỹ trên thị trường mở thêm dịch vụ này, tuy nhiên về chất lượng lại không như nhau. Có nhiều trường hợp da đẹp lên và cải thiện được vấn đề mụn sau lăn kim, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp da không cải thiện mà thậm chí là tệ hơn sau khi thực hiện phương pháp này.
Trên thực tế, để đánh giá về khả năng khắc phục tình trạng da mụn của phương pháp lăn kim thì còn cần phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, tình trạng da, công cụ, sản phẩm sử dụng lăn kim, kỹ năng tay nghề của người thực hiện lăn kim, độ uy tín của spa/ thẩm mỹ bạn chọn… Vì vậy, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng phương pháp làm đẹp này
Đối tượng nào không nên thực hiện lăn kim?
Không phải làn da mụn nào cũng có thể thực hiện lăn kim, có một số tình trạng da được khuyên là không nên chọn phương pháp này như:
- Da bị mụn viêm nặng, mụn bọc, mụn nhọt…
- Da mỏng yếu, giãn mao mạch, nhạy cảm
- Da bị nhiễm corticoid, thuốc rượu…
- Da dễ kích ứng với các tác động gây tổn thương
- Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, máu khó đông…
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Những lưu ý sau lăn kim
Chăm sóc kỹ cho da
Da sau lăn kim sẽ vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tác động từ các yếu tố môi trường, do đó bạn cần phải chăm sóc da thật kỹ. Trong 1 -2 ngày đầu sau lăn kim có thể bạn chỉ nên làm sạch da bằng nước muối sinh lý và các ngày tiếp theo thì nên sử dụng những sữa rửa mặt cũng như các sản phẩm dưỡng da có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với da nhạy cảm.
Phục hồi da sau lăn kim
Để tình trạng da sau lăn kim nhanh phục hồi và lấy lại sức khỏe thì bạn cần bổ sung thêm các sản phẩm giúp phục hồi da như serum, kem dưỡng phục hồi. Những sản phẩm này thường có các hoạt chất giúp tăng sinh tế bào da mới, củng cố hàng rào bảo vệ da và làm dịu da sau xăm lấm. Một số hoạt chất thường được dùng trong sản phẩm phục hồi da hiệu quả như: Hydrolyzed Collagen, Peptide, Vitamin B3, Vitamin B5, …
Bảo vệ da toàn diện
Da sau lăn kim cũng rất dễ bị ăn nắng và dẫn đến tình trạng đen, sạm, nám cũng như kích ứng da. Vì vậy mà sau lăn kim người ta thường khuyên rằng bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như luôn bảo vệ da kể cả khi ở trong phòng hay là đi ra ngoài vào buổi sáng với kem chống nắng. Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có khả năng chống tia UVA và UVB cùng chỉ số SPF 50 và PA+++. Đặc biệt là kết hợp thêm các biện pháp chống nắng vật lý với áo khoác, nón, khẩu trang, kính râm…