Mặt nạ là gì?
Mặt nạ là một biện pháp chăm sóc da được yêu thích do có nhiều lợi ích như bảo vệ, bổ sung dưỡng chất và cải thiện tình trạng của da tức thì. Đắp mặt nạ trong một khoảng thời gian phù hợp sẽ mang lại nhiều tác động kỳ diệu trên làn da của người dùng.
Mặt nạ rất đa dạng về chủng loại, nhưng đa số sẽ có các thành phần phục hồi sức khỏe làn da như đất sét, bùn, lô hội, tinh dầu và các loại thảo mộc. Người dùng có thể chăm sóc da bằng các công thức làm mặt nạ tại nhà hoặc theo hướng dẫn của các chuyên gia thẩm mỹ chuyên nghiệp. Thực tế, chị em phụ nữ thường ưa chuộng mặt nạ có thành phần tự nhiên, có tác dụng điều trị mụn trứng cá, loại bỏ các tạp chất, giảm kích thước lỗ chân lông và dưỡng ẩm cho da thay vì sử dụng các loại mặt nạ có chứa các hóa chất nhân tạo.
Sự khác nhau giữa các loại mặt nạ
Nhiều người lo ngại về việc đắp mặt nạ cho da mụn có tốt không vì những tin đồn xoay quanh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông khi đắp mặt nạ lên da. Tương tự các sản phẩm chăm sóc da hay mỹ phẩm khác, công dụng và những rủi ro khi sử dụng mặt nạ phụ thuộc vào chất lượng các thành phần bên trong mặt nạ. Sự đa dạng về công thức và kết cấu khiến người dùng dễ choáng ngợp khi lựa chọn mặt nạ:
Mặt nạ đất sét:
Loại mặt nạ này bao gồm đất sét, cao lanh và/hoặc bentonite, giúp se khít lỗ chân lông và hút bã nhờn dư thừa trên da. Mặt nạ đất sét được sử dụng cho da dầu và làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt da;
Mặt nạ dạng kem hoặc gel:
Mặt nạ dạng này được sử dụng để cung cấp độ ẩm cho da khô và mất nước, đồng thời sửa chữa các tổn thương do gốc tự do gây ra và tăng cường sản xuất collagen;
Mặt nạ tẩy tế bào chết:
Tẩy da chết là một bước quan trọng trong thói quen chăm sóc da hằng ngày và mặt nạ tẩy tế bào chết là một phần trong đó, nó giúp da đều màu hơn và loại bỏ tế bào da chết hiệu quả;
Mặt nạ enzyme:
Enzyme nguồn gốc từ các loại trái cây thiên nhiên mang lại hiệu quả trong điều trị da xỉn màu hoặc da bị viêm mà không tạo ra kích ứng;
Mặt nạ lột:
Đôi khi được gọi là mặt nạ cao su, những hỗn hợp mặt nạ này sẽ cứng lại sau khi thoa lên da và cần lột để loại bỏ;
Mặt nạ giấy:
Mặt nạ này có nguồn gốc từ châu Á giúp cung cấp một lượng lớn các thành phần hoạt tính cho da, đẩy các thành phần này sâu hơn vào lớp hạ bì để mang lại hiệu quả tốt hơn;
Mặt nạ ngủ:
Mặt nạ ngủ thường ở dạng gel hoặc kem. Chúng hoạt động trong khi người dùng ngủ và mang lại làn da tươi sáng vào sáng hôm sau; Có nên đắp mặt nạ trị mụn?
Mặt nạ thiên nhiên:
các hướng dẫn trên Internet có rất nhiều công thức để người dùng tự tạo ra các loại mặt nạ bằng các nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà như đường, yến mạch và mật ong.
Cách chọn mặt nạ phù hợp
Để lựa chọn mặt nạ phù hợp, người dùng cần biết được loại da và các vấn đề về da của bản thân:
Da khô hoặc thiếu nước:
Mặt nạ dưỡng ẩm được làm từ các thành phần dưỡng ẩm là lựa chọn phù hợp. Da khô không trực tiếp gây ra mụn, nhưng da khô là yếu tố nguy cơ gây ra mụn. Do đó, dưỡng ẩm cho da đúng cách là một biện pháp hạn chế mụn hiệu quả;
Da dầu:
Người da dầu sẽ ở trong tình trạng da bị nhờn suốt cả ngày. Để điều trị tình trạng này, người dùng có thể sử dụng mặt nạ trị mụn, kiểm soát lượng dầu dư thừa và loại bỏ tạp chất;
Da nhạy cảm:
Nếu da dễ xuất hiện các mẩn đỏ hoặc bị viêm, người dùng có thể tìm loại mặt nạ làm mềm và dịu da;
Da thường:
Có thể sử dụng nhiều loại mặt nạ khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên da thường là làn da được hưởng lợi nhiều nhất từ mặt nạ lột, giúp làm da sáng màu hơn. Có nên đắp mặt nạ trị mụn?
Đắp mặt nạ trị mụn được không?
Về lợi ích ngắn hạn, đắp mặt nạ trị mụn có thể mang lại hiệu quả. Điều quan trọng nhất là cần lựa chọn thành phần mặt nạ phù hợp với tình trạng da hiện tại và hạn chế các thành phần cần tránh. Tuy nhiên, việc lựa chọn mặt nạ trị mụn thường không đơn giản.
Nếu muốn đắp mặt nạ trị mụn, trước hết chúng ta cần biết những điều cơ bản như mụn và nguyên nhân gây ra mụn là gì? Mụn là tình trạng da xảy ra khi các nang lông hoặc lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây sưng tấy, cuối cùng dẫn đến mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn bọc.
Lỗ chân lông bị tắc thường do dư thừa bã nhờn hoặc dầu nhờn, những chất được da sản xuất tự nhiên để bảo vệ và bôi trơn làn da. Bên cạnh đó, lượng dầu thừa thường trộn lẫn với các tế bào da chết và bám trên bề mặt da.
Mặt nạ trị mụn cần có thành phần nào?
Nếu người bị mụn đang được chăm sóc da bởi các chuyên gia thẩm mỹ, họ sẽ phân tích đặc điểm làn da và giới thiệu loại mặt nạ trị mụn phù hợp nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận được những tư vấn chuyên nghiệp như vậy. Nếu tự mua mặt nạ tại cửa hàng hoặc mua trực tuyến, người dùng cần chú ý đến các thành phần dùng để đắp mặt nạ cho da mụn sau:
- Trà: Mặt nạ làm từ trà bổ sung cho làn da nhiều vitamin C và vitamin E, điều này giúp trẻ hóa các tế bào da và loại bỏ các gốc tự do tích tụ trong ngày;
- Cà phê: Cà phê trong các loại mặt nạ trị mụn có tác dụng tái tạo làn da và giúp da sáng màu trở lại;
- Than hoạt: Giống như một nam châm, than hoạt có tác dụng loại bỏ bụi bẩn từ tận sâu nhất trong lỗ chân lông người sử dụng;
- Kaolin hoặc Bentonite: Đây là những thành phần có trong mặt nạ đất sét và có tác dụng giải độc, thải các độc tố và giảm mẩn đỏ;
- Glycolic Acid: Đây là một chất tẩy nên rất hiệu quả trong việc loại bỏ tế bào da chết, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới và điều trị các loại mụn bằng cách làm thông thoáng lỗ chân lông;
- Axit salicylic: Đây được xem là kẻ thù lớn nhất của mụn, axit salicylic giúp sử làm sạch và ngăn ngừa mụn khả năng thành công rất cao;
- Benzoyl Peroxide hoặc Colloidal Sulfur: Những thành phần này trong mặt nạ trị mụn tương tự một chất chống vi khuẩn. Có nên