Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với định nghĩa về SPF hay PA khi sử dụng kem chống nắng toàn thân. Ngoài ra, nhiều chị em cũng tự trang bị cho mình những bộ quần áo chống nắng với hi vọng sẽ tránh được việc làm da bị ngăm đen. Điều này rất có ích, vì các loại vải thật ra cũng có tác dụng chống nắng tương tự như kem chống nắng, thông qua chỉ số UPF.
Vậy 2 loại chỉ số UPF và SPF giống và khác nhau như thế nào. Hãy cũng UV100 tìm hiểu qua bản tin Chỉ số UPF là gì? UPF và SPF có phải là một không nhé.
Chỉ số UPF là gì?
Chỉ số SPF (Sun Protection Facter) là chỉ số chống nắng chỉ khoảng thời gian có thể ngăn chặn tia UVB (không bao gồm UVA) của các loại kem chống nắng hằng ngày. Chẳng hạn: SPF15, có nghĩa là chặn được tia UVB trong 150 phút (2,5 giờ). Hầu hết các chị em đã khá quen thuộc với chỉ số này, thường thấy chúng trên các sản phẩm kem chống nắng.
Chỉ số UPF (Ultraviolet Protective Factor) là chỉ số bảo vệ khỏi tia tử ngoại, áp dụng cho các sản phẩm may mặc (quần áo, mũ, khẩu trang, v.v…). Chỉ số này cho thấy sự cho phép tia cực tím xuyên qua một số loại vải và được chia theo các cấp độ khác nhau để thể hiện khả năng chống UV (bao gồm cả UVA & UVB).
Chẳng hạn, một bộ quần áo với chỉ số UPF là 50, đồng nghĩa với việc nó chỉ cho phép 1/50 bức xạ của tia cực tím mặt trời xuyên qua, tức là chặn được đến 98% tia UV, đây cũng là những loại vải thường được sử dụng để làm các áo khoác chống nắng cao cấp. Bất kỳ loại vải nào cho phép sự truyền tia UV dưới 2% đều sẽ được dán nhãn UPF 50+.
Như vậy, có thể thấy khác biệt cơ bản nhất là: UPF đánh giá khả năng chống 2 loại tia UVA và UVB của các loại vải, còn SPF đánh giá thời gian chống tia UVB của kem chống nắng.
Cách tính chỉ số UPF
SPF được tính theo thời gian chống nắng, từ thời điểm người sử dụng thoa các sản phẩm kem chống nắng lên da, cho tới khi chúng hết tác dụng chống nắng. Hết thời gian này, người dùng phải bôi kem lại. Đồng thời, chúng cũng phải có trị số PA mới có thể chống được các tia UVA. Trong các trường hợp kem chống nắng bị trôi bởi nước, mồ hôi, các chất tẩy rửa hoặc chất lỏng khác, SPF sẽ mất hiệu quả sử dụng.
Trong khi đó, chỉ số UPF được tính theo tỉ lệ ánh sáng xuyên thấu qua chất liệu vải. Các sản phẩm này cần có chứng nhận của các tổ chức uy tín như ARPANSA (ÚC), SZU (Đức), v.v… với các kết quả báo cáo sau khi sử dụng thiết bị của phòng thí nghiệm (quang phổ hoặc đo bức xạ quang) mới thực sự có khả năng chặn tia UV cao. Dưới đây là bảng chi tiết các mức tiêu chuẩn UPF và mức độ hiệu quả.
ÚC (Australia) và New Zealand là 2 quốc gia gần nhất với các lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực, nên trước đây từng có tỉ lệ ca bệnh ung thư da hàng đầu thế giới. Vì vậy, chính phủ Australia đã tiên phong đưa ra biện pháp bảo vệ con người khỏi tia UV thông qua trang phục, đồng thời thành lập tổ chức ARPANSA vào năm 1996 để kiểm định chất lượng của các sản phẩm này.
Sau này các nước khác như Mỹ và Châu Âu cũng thành lập tổ chức tương tự, nhưng hiện nay ARPANSA vẫn là một trong những tổ chức uy tín nhất trên thế giới về khả năng kiểm định sản phẩm may mặc chống tia tử ngoại.
Thời trang chống nắng UV100 là một trong những thương hiệu hàng đầu về ngành may mặc công nghệ cao chuyên vềQuần, Áo khoác, Găng tay, Khẩu trang… với chức năng chống nắng, chống tia tử ngoại (UV) được đẩy lên tối ưu.
Thành phần chính của vải là Polyester và Polyamide
Trong quá trình dệt đã đưa thành phần chống nắng Ceramic Fiber
Chỉ số UPF50+ tương ứng với tỉ lệ che chống UV đạt 98% trở lên
Đây cũng là thương hiệu đầu tiên được ARPANSA (cơ quan phòng chống bức xạ nguyên tử của chính phủ Úc – https://www.arpansa.gov.au/ ) cấp phát chứng nhận trong khu vực châu Á.
Cách xác định UPF trên quần áo chống nắng
Các yếu tố làm tăng mức xếp hạng của UPF đã được xác định như sau:
Khoảng cách giữa các sợi vải: các loại vải có khoảng cách giữa các sợi vải lớn hơn sẽ có UPF thấp hơn và ngược lại, lỗ hổng giữa các sợi vải nhỏ hơn sẽ khiến tia UV xuyên qua ít hơn. Ngoài ra, các loại vải dày hơn cũng làm giảm đường truyền dẫn tia UV.
Màu sắc: Quần áo tối màu sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn các loại đồ sáng màu. Tuy nhiên, chúng lại giúp chặn nhiều tia UV hơn do các phẩm màu nhuộm cũng có tác dụng tương tự như kem chống nắng toàn thân.
Chất liệu: Polyester hứa hẹn sẽ là loại vải hoàn thành xuất sắc trong công cuộc ngăn chặn tia cực tím giống như nylon. Len và lụa cũng có hiệu quả chống nắng vừa phải. Ngược lại, các loại vải tự nhiên như vải bông, rayon, vải lanh và vải được dệt từ cây gai dầu thường có chỉ số UPF rất thấp.
Ngoài ra, các yếu tố làm giảm mức xếp hạng UPF sẽ là:
Vải ướt: Đối với nhiều loại vải, khi chúng bị ướt thì chỉ số UPF của chúng sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy vải sợi tổng hợp Polyester có thể chặn tia UV tốt hơn một chút khi bị ướt.
Vải mòn: Khi vải trở nên mòn và sờn lông do đã trải qua nhiều lần giặt giũ, nó cũng trở nên kém hiệu quả hơn trong việc “khóa” tia cực tím.
Vải co giãn: Khi vải có độ co giãn cao, đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa các sợi vải sẽ được nới rộng ra, tạo điều kiện cho tia UV xuyên qua dễ dàng hơn.
UV100 áp dụng chỉ số UPF như thế nào?
Tất cả các sản phẩm chống nắng của UV100 đều có chỉ số UPF50+, tương ứng với tỷ lệ ngăn chặn tia cực tím đạt từ 98% trở lên.
Các sản phẩm của UV100 đều mỏng, nhẹ, thoáng mát, mặc dù rất mỏng nhưng vẫn bảo đảm được tính năng chống tia tử ngoại của sản phẩm. Vì UV100 sử dụng công nghệ bao phủ, đưa thành phần Ceramic vào kết hợp với sợi Polyester và Polyamide, ngoài ra còn có thành phần làm từ trúc có khả năng kháng khuẩn cao Bamboo. Bản thân sợi Polyester và Polyamide khi kết hợp với thành phần Ceramic sợi sẽ dễ dàng hấp thu tia UV và giữ cho tính năng chống nắng được lâu bền hơn.